Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Quất

Untitled Document

Quất

Citrus japonica

Một cành quất.jpg

Phân loại khoa học

Giới (regnum)

Plantae

(không phân hạng)

Angiospermae

(không phân hạng)

Eudicots

(không phân hạng)

Rosids

Bộ (ordo)

Sapindales

Họ (familia)

Rutaceae

Tông (tribus)

Citreae

Chi (genus)

Citrus

Loài (species)

C. japonica

Danh pháp hai phần

Citrus japonica
Thunb.

Danh pháp đồng nghĩa[1]

Danh sách[hiện]

Quất (miền Bắc có nơi gọi là tắcTây Nam Bộ gọi là hạnhdanh pháp hai phầnCitrus japonica); là một giống cây kim quất và hay được trồng nhất trong các giống kim quất.
Quất là loài cây thường xanh, có thể làm cây trồng trong nhà. Cây quất hay được trồng làm cây cảnh, thậm chí làmbonsai. Ở Trung Quốc và Việt Nam, cây quất ra trái hay được trưng bày vào dịp Tết vì người ta cho rằng quất là biểu tượng của may mắn.
Đông y hay dùng quả quất như một vị thuốc chữa các chứng bệnh do lạnh gây ra như viêm họng, lạnh bụng, cảm, v.v...
Mục lục
  [ẩn

Hình ảnh

  • https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3b/Cay_quat.jpg/81px-Cay_quat.jpg

Cây quất cảnh chơi dịp Tết.

  • https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9f/Qu%E1%BA%A5t_%28c%C3%B2n_g%E1%BB%8Di_l%C3%A0_h%E1%BA%A1nh%29.jpg/120px-Qu%E1%BA%A5t_%28c%C3%B2n_g%E1%BB%8Di_l%C3%A0_h%E1%BA%A1nh%29.jpg

Quất được bày bán tại chợ Hoa Xuân năm Giáp Ngọ (2014) tại Long Xuyên.

  • https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a7/Sacxuan.jpg/120px-Sacxuan.jpg

Niềm vui khi mua được quất.


Tác dụng quý của Quất

 

Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Nó có công năng hóa đảm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ có tác dụng mạnh hơn. Quất để càng lâu càng tốt. Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn, lá quất có nhiều tinh dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt. Các bài thuốc từ quả quất: Cảm mạo: Lá quất 30g, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng. Nôn mửa: Vỏ quất, gừng tươi, đất nung mỗi thứ 9g, sắc uống. Nghẹn: Vỏ quất 20g, sấy khô, tán thành bột, sắc uống nóng. Sa nang sưng đau: Rễ quất 15 - 16g, sắc uống. Ho nhiều đờm: Quất 5 quả, đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần, liền trong 3 ngày. Ho gà trẻ em: Quất 10g, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g, sắc uống mỗi ngày 1 lần. Ho do phế nhiệt: Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống. An thần giảm ho: Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn. Chữa hậu sản, phù nề, vàng da: Quả quất non 50g, nghệ vàng 100g, nghệ đen 100g, hương phụ 100g, cặn nước tiểu 5g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên. Nước giải khát có tác dụng bổ, dễ tiêu: Quả quất chín 1kg rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim sạch châm sâu vào quả 5 - 6 lỗ rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với đường kính 2kg; cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín, để trong 7 ngày, được dịch quất đường (sirô quất) màu vàng mùi thơm. Khi dùng, lấy 1 - 2 thìa to sirô này pha với 150ml được đun sôi để nguội. Khuấy đều rồi uống. Chữa ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, thêm 20g đường phèn hấp cơm, uống 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 - 10ml (1 thìa café). Chữa nôn ra máu: Hạt quất 20g, bóc bỏ vỏ lấy nhân, sao vàng, giã nhỏ, sắc lấy nước uống 2 lần/1 ngày. Cần chú ý tránh nhầm lẫn giữa hạt quất và hạt quýt (y học cổ truyền gọi là quất hạch). Ngoài ra, trong vỏ của quất, cam, quýt có chất tinh dầu giúp ngăn ngừa phát sinh ung thư gan, thực quản, đại tràng, da... Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết, ăn quất cả vỏ sẽ cho vitamin C, chất xơ rất có lợi cho tiêu hóa và hạ được cholesterol, làm vững chắc thành mạch, chữa bệnh tăng huyết áp.

 

Tác dụng chữa bệnh của cây quất

Tags: tác dụng chữa bệnhcó tác dụngdạ dàyvị chuacủa câychua cayvới nướcbệnh lýquấtrễdùngđautính


Tac dung chua benh cua cay quat

Quất không chỉ là cây cảnh đẹp mà còn là vị thuốc quý.

Hạt quất vị chua cay, tính bình, dùng chữa các bệnh về mắt, viêm họng, tinh hoàn sưng to sa xuống dưới, có hạch ở cổ. Còn rễ quất vị chua cay, tính ấm, có tác dụng tỉnh tỳ, hành khí và tán kết, dùng chữa chứng nôn do bệnh lý dạ dày, nấc, nghẹn, mụn nhọt.
Theo Đông y, trái quất vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hoá (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh... Các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ, hạt cũng được dùng làm thuốc. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, có tác dụng thư can (điều hoà, cải thiện chức năng gan), khai vị khí (kích thích tiêu hoá), thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch...
Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:
Đau họng, miệng khô, răng đau, lưỡi tê: Trái quất 500 g thái thành lát, phơi khô, cho vào lọ cùng 250 g chè xanh, đậy kín, để trong 1 tháng. Mỗi ngày dùng 25 g nước cốt hoà với nước ấm, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này còn có tác dụng giải rượu.
Đại tiện khó khăn, bụng trên đầy trướng: Trái quất 50 g, sắc uống trong ngày.
Dạ dày đau, thượng vị đầy tức, nấc, ợ hơi, chán ăn: Trái quất 500 g thái lát, trộn đều với 500 g đường kính trắng, cho vào lọ kín trong 2 tuần. Mỗi ngày 25 g nước cốt hoà với nước ấm, chia nhiều lần uống, dùng liên tục trong nhiều ngày.
Chữa chán ăn và đầy bụng, khó tiêu: Trái quất 100 g ngâm trong 500 ml rượu trắng thấp độ, sau 2 tuần mang ra dùng. Trước mỗi bữa ăn, uống 15-20 ml, dùng liên tục trong nhiều ngày.
Chữa nôn do bệnh lý dạ dày: Rễ quất, hoắc hương, thích lê tử, rễ đông quỳ mỗi thứ 15 g, sắc uống trong ngày.
Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Rễ quất 30 g rửa sạch, thái thành từng đoạn ngắn; dạ dày lợn 150 g thái miếng. Cho 2 thứ cho vào nồi, thêm nước (hoặc nửa nước nửa rượu) hầm chín, nêm gia vị, ăn cả cái lẫn nước. Bài thuốc này có tác dụng chữa viêm loét dạ dày - tá tràng thể can khí phạm vị. Biểu hiện là thượng vị đau trướng, cơn đau lan ra 2 bên mạn sườn (đau tăng khi ấn vào), buồn nôn, ợ hơi, ăn khó tiêu, trung tiện được thì dễ chịu, đại tiện khó khăn, tinh thần uất ức, rêu lưỡi trắng dày.
Tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu lẫn máu: Rễ quất 30 g, đường phèn 15 g, sắc với nước uống trong ngày.
Thuỷ thũng: Rễ quất 60 g, nghể (cành và lá) 30 g, vỏ bưởi (để qua mùa đông) 120 g, sắc uống trong ngày.
Chữa âm nang sưng đau: Rễ quất 60 g, chỉ xác 15 g, tiểu hồi hương 30 g, sắc với nước (cho thêm chút rượu), uống ngày 3 lần.
Sa tử cung: Rễ quất 90 g, hoàng tinh sống 30 g, rễ tiểu hồi hương 60 g, dạ dày lợn 1 cái. Tất cả hầm với một phần nước một phần rượu, chia 2 phần ăn trong ngày.
Đau bụng dưới sau đẻ: Rễ quất 120 g, nấu với rượu uống.
Lương y Huyên ThảoNông Nghiệp Việt Nam

Việt Báo (Theo_VnExpress )

0 nhận xét: