Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Tổng hợp những trò chơi và hình phạt trong sinh hoạt tập thể !!!

1.Gọi tên
Trước khi chơi hãy chọn cho mình một tên đại diện là tên một loại trái cây ?
 Quản trò nói gọi tên ! gọi tên !
Người chơi nói tên gì ! tên gì !
VD:
A: ổi gọi me.
Người có tên me phải gọi người có tên khác thật nhanh không để 2 người kế bên bịnh miệng.
Luật :
-Không được gọi tên 2  người bên cạnh, người đã gọi mình và tên laoij trái cây không có ai dặt tên.

2. Chú Thỏ

3. Nụ Nở tàn

15 trò chơi phạt

Đăng lúc: Thứ ba - 19/06/2012 15:31 - Người đăng bài viết: trongan
15 trò chơi phạt 15 trò chơi phạt
15 trò chơi phạt 

chơi số 1: viết thư

Quản trò đọc một đoặn văn có tính hài hước, và yêu cầu người bị phạt làm các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi, dấu 2 chấm, dấu chấm than…
Dấu chấm: dùng chân phải dậm 1 cái xuống đất.
Dấu hỏi: chân phải xoay 1 vòng, chân trái dậm 1 cái.
Dấu chấm than: chân phải kéo dài ra, chân trái dậm 1 cái.
Dấu 3 chấm: nhảy lên cao 3 lần.
Dấu phẩy: chân phải đá 1 vóng cung.


Trò chơi số 2: phạt hay tha

Bạn tiến tới trước người bị phạt và hỏi họ: “bạn muốn bị phạt hay là bạn muốn được tha?” nếu họ muốm bị phạt thì bạn hãy phạt họ trò khác, nếu họ muốn “được tha” thì còn ngần ngại gì nữa, bạn hãy kiếm cho họ 1 cái lá cây để họ tha đi khắp vòng tròn, tại họ thích được tha mà. Tư thế phạt khi “tha lá cây” là: lưng khom xuống, đầu phải thấp hơn cổ, và phải ngậm lá cây trong miệng đi xung quanh vòng tròn cho tới khi hết 1 bài hát.


Trò chơi số 3: quảng cáo

Chia thành 2 nhóm và đứng quay mặt vào nhau và đặt tên là: “ômô” và “visô”. Khi quản trò hô: “ômô” thì khi ấy các bạn bên nhóm “ômô” sẽ gội đầu các bạn bên nhóm “visô” bằng cách: lấy 2 tay xoa nhẹ lên tóc của nhóm “visô” và ngược lại.


Trò chơi số 4: con vẹt

Người bị phạt phải tiến tới trước 1 người trong vòng tròn và hỏi: “nếu tôi là con vẹt thì bạn dạy tôi điều gì?”. Và người bị phạt phải lặp lại 3 lần những gì mà người trong vòng đã dạy.


Trò chơi số 5: mắn tôm

Trò này để phạt cho 3 người, bạn bắt người bị phạt phải chọn 1 trong 3 món: chổi trà, mắn tôm và cám heo. Bạn bắt họ phải trả lời theo từ mà họ đã chọn trước tất cả các câu hỏi của người chơi.
Ví dụ: bạn đánh răng bằng cái gi? ….. chổi trà


Trò chơi số 6: ghét hay thích

Chia làm 2 nhóm đứng đối diện nhau, bạn hỏi từng người một: “bạn ghét nhất cái gì của người đối diện?” sau khi tất cả mọi người đều chọn 1 điểm mà họ ghét như: mắt, mũi, miệng… thì bạn sẽ nói câu: “ghét của nào trời trao của ấy, bạn ghét cái gì thì bạn hãy hôn cái đó đi…” sau đó bắt từng người hôn cái mà lúc trước họ đã từng ghét.


Trò chơi số 7: duyệt binh

Người bị phạt xếp 1 hàng dọc và ngồi xuống hai tay ôm lấy đầu gối. Sau đó quàn trò sẽ cho họ làm các động tác duyệt binh như: bước đều bước, bên phải quay, đằng sau quay….


Trò chơi số 8: vịt đẻ

Quản trò cho người bị phạt xếp thành 1 hàng dọc đứng theo tư thế của vịt (2 chân khụy xuống, 2 tay ép vào bên hông và vẫy vẫy) sau đó sẽ hát bài hát: vịt đe đe đe, vịt đe đe đe, vịt đe đe đe vịt đẻ. Vịt ia ia ia, vịt ia ia ia, vịt ia ia ia vịt ỉa. Vịt ay ay ay, vịt ay ay ay, vịt ay ay ay vịt bay.


Trò chơi số 9: tạc tượng

Người bị phạt sẽ phải đứng yên để cho bạn uốn nắn cơ thể của họ theo các tư thế của bạn. Sau đó bạn sẽ bình luận về tư thế mà bạn đã tạo ra.


Trò chơi số 10: kìa con bướm vàng

Cho người bị phạt múa các động tác của bài hát : “kìa con bướm vàng”.


Trò chơi số 12: soi gương

Chia thành 2 nhóm đứng đối diện nhau. Một nhóm là gương và nhóm còn lại là người soi gương. Người soi gương làm động tác gì người làm gương phải làm động tác đó. Và sau đó sẽ đổi ngược lại.


Trò chơi số 13: bơm xe

Người chơi sẽ làm ruật xe, quản trò sẽ làm tư thế bơm xe. Khi quản trò bơm hơi thì người bi phạt phải nhún nhún theo nhịp bơm của quản trò.


Trò chơi số 14: thợ xây

Chia làm 2 nhóm ngồi đối diện nhau. Một nhóm sẽ là thợ xây và một nhóm sẽ là người được xây. Quản trò hỏi: “tôi cần thợ xây?” vòng tròn: “anh cần xây gì” quản trò: “tôi cần xây móng” người bị phạt phải xoa móng chân người đối diện. Xây tóc _ xoa tóc. Xây má _ xoa má….


Trò chơi số 15: tú xì

Nếu có 4 người bị bắt mà bạn chỉ muốm phạt 2 người thì bạn hãy cho họ chơi trò tú xì. Người chơi cũng tú xì theo quy luật bình thường nhưng mà có điểm khác biệt là họ không dùng tay mà phải dùng cả cơ thể.
Cái bao: hai tay hai chân đều dạng rộng ra.
Cái kéo: hai chân nhảy rộng ra, tay vẫn giữ nguyên.
Cái giếng: hai tay khoang tròn lại ngay trước mặt, chân đứng yên.
Quy luật: bao thắng giếng nhưng thua kéo. Kéo thắng bao nhưng thua giếng. Giếng thắng kéo nhưng thua bao.
Sau câu nói: “oẳn tù tì ra cái gì ra cái này!” thì người chơi sẽ xuất chiêu.



TRÒ CHƠI PHẠT



03. VỊT ĐẺ – GÀ ẤP – DIỀU XỚT
Thể loại:       Trò chơi phạt ngoài trời theo vòng tròn, hình phạt dành cho số đông người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:  
Giáo dục:
Luật chơi:    Những người bị phạt đi vòng tròn (ở trong), làm cử điệu trong khi mọi người vừa nói vừa vỗ tay (mỗi chữ vỗ 1 cái):
                     “Vịt đe đe đe, Vịt đe đe đe, vịt đẻ.
                     Gà ấp ấp, Gà ấp ấp, gà nở.
                     Diều xớt xớt, Diều xớt xớt, gà đá”.
                     Cử điệu:
                     * Vịt đe đe đe: 2 tay trên hông, 2 chân rùn gần sát đất, đi kiểu vịt.
                     * Vịt đẻ: sà đít xuống.
                     * Gà ấp: 2 tay úp trên đầu, đi như trên.
                     * Gà nở: 2 tay mở rộng ra trên đầu.
                     * Diều xớt: 2 tay dang ra làm cánh, đi rùn chân, nhưng cao hơn kiểu vịt đi.
                     *Gà đá: chân phải đá người trước.
Mục đích:     Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:         

04. BÙ LON
Thể loại:       Trò chơi phạt trong phòng hoặc ngoài trời, hình phạt dành cho số đông người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:  
Giáo dục:
0Luật chơi:  Những người bị phạt ra ngồi ở giữa vòng, quay lưng vào nhau, mặt hướng về mọi người. Những người này chỉ được trả lời: “Bù lon” cho bất cứ câu hỏi nào của mọi người đặt ra. Những người ở vòng ngoài được tự do hỏi.
                     Thí dụ: hỏi: Bạn ăn cơm với gì?
                     *  Trả lời: Bù lon.
                     * Hỏi: Bạn tặng cho người yêu bạn cái gì?
                     * Trả lời: bù lon.
                     Hoặc có thể đặt cho mỗi người 1 tên như : Xơ dừa, cái lu, máng heo, xà beng... và đặt những câu hỏi vừa thích hợp vừa vui cười. Thí dụ hỏ: Bạn ăn cơm bằng gì?
                     * Trả lời: máng heo.
-         Bạn xỉa răng bằng gì?
-          Xà beng.
Mục đích:     Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, gây cười,  giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:         

05. XAY LÚA
Thể loại:       Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:  
Giáo dục:
Luật chơi:    Tất cả đọc thuộc cây này: “Xay thóc – nhọc mệt – hết hơi – ai ơi – giúp tôi – một tí.”
                     Cử điệu: đứng, 2 tay đưa ra, kéo vào như tư thế xay lúa. Tay đưa ra, miệng đọc “xay” tay kéo vào miệng đọc “thóc”.
                     Qt ra 1 hiệu còi, tất cả vừa đọc vừa làm cử điệu. Lần 1 chậm, lần 2 nhanh hơn, lần 3 nhanh nữa. Lần 6, 7 thật nhanh. Lần 8 chậm dần ... và chậm dần đến khi đọc khao khao không ra tiếng và 2 tay rã rời thì thôi.
                     “Thiếu tinh thần thì tình thương không thể được chứng minh và thiếu sự chứng minh này thi không thể có sự tin tưởng” (Don Bosco)
Mục đích:     Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:

06. ĐUA TÔM
Thể loại:       Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:  
Giáo dục:
Luật chơi:    Đặc tính của tôm là đi lùi. Chơi cá nhân. Mỗi người là một con tôm. Những con tôm đứng ngang nhau ở mức khởi hành, cách mức tới 5m. Mỗi người khum sâu xuống, 2 bàn tay nắm lấy cổ chân, gối phải thẳng.
                     Có tiếng còi, tôm đi lùi về mức tới. Tôm nào về trước là thắng.
Mục đích:     Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:         

07. VỖ ĐẦU – XOA BỤNG
Thể loại:       Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:  
Giáo dục:
Luật chơi:    * Vỗ đầu: tay phải vỗ đầu theo nhịp 1= xuống; 2 = lên.
                     * Xoa bụng: tay trái xoa bụng theo hình tròn: 1= ½ vòng; 2= ½ vòng còn lại.
                     Qt bắt 1 bài hát, mọi người vừa hát vừa tay phải vỗ đầu, tay trái xoa bụng hết bài hát, hát trở lại nhưng đổi tay: tay trái vỗ đầu, tay phải xoa bụng.
Mục đích:     Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:          Vỗ đầu và xoa bụng theo nhịp bài hát. Vỗ đầu và xoa bụng cùng 1 lúc nhưng vỗ đầu cho ra vỗ đầu, xoa bụng cho ra xoa bụng.
                     Ai làm sai, mời ra giữa sẽ có hình phạt.


08 TẬP NÓI NHANH:
Thể loại:       Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:  
Giáo dục:
Luật chơi:    Người bị nói nhanh, không lộn, không vấp câu nào “một hột vịt, lượm, luộc, lột, lũm.”
Mục đích:     Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:         

09. BÀ CÕNG CHÁU
Thể loại:       Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác theo hàng ngang.
Rèn luyện:  
Giáo dục:
Luật chơi:    Những người dự chơi đứng chống nạnh, cúi mình xuống, co 1 giò lên. Qt đặt khăn quàng trên lưng. Dự chơi cờ từ mức khởi hành đến mức tới (hay cò 1 vòng) sao cho khăn không rơi xuống đất.
Mục đích:     Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:
           
10. BÒ LÚC LẮC – BÒ NHÚNG GIẤM
Thể loại:       Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:  
Giáo dục:
Luật chơi:    Mọi người đứng, chống nạnh.
                     Lúc lắc: lúc – lắc mông qua phải.
                     Lúc – lắc mông qua trái.
                     Nhúng giấm: nhúng – rùn sâu chân xuống.
                     Giấm – đứng thẳng lên.
                     * Khi Qt nói “Bò lúc lắc. Bò bò bò” TC lúc lắc 3 cái, vừa lúc lắc vừa nói lúc lắc, lúc lắc, lúc lắc.
                     * Qt nói: “bò nhúng giấm. Bò bò bò” TC nhún xuống đứng lên 3 lần, vừa nhún vừa nói: nhúng giấm, nhúng giấm.
                     Tuỳ Qt nói bao nhiêu tiếng “bò” thì phải làm bấy nhiêu lần lúc lắc hay nhúng giấm.

Mục đích:     Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:         

11. DÀNH PHẦN
Thể loại:       Trò chơi phạt ngoài trời theo vòng tròn, hình phạt dành cho số đông người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:  
Giáo dục:
Luật chơi:    Nếu 10 người thì dùng 9 chiếc dép, tức là số dép ít hơn số người 1 chiếc.
                     - Những người này đứng vòng tròn, quay mặt ra, nắm tay nhau.
                     - Số dép sắp hình tròn sau lưng những người này.
                     - Tất cả hát 1 bài nào đó, bất thần, Qt thổi một tiếng còi, đang khi những người này di chuyển theo chiều kim đồng hồ.
                     - Nghe tiếng còi, mỗi người cố gắng ngồi xuống trên 1 chiếc dép. Ai không ngồi trên 1 chiếc dép thì bị loại.
                     - Loại 1 người, phải bỏ đi 1 chiếc dép, để giữ cho số dép ít hơn số người là 1.
                     - Trò chơi tiếp tục cho đến khi còn lại 1 người. Người đó chiến thắng.
Mục đích:     Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:     

Focal Length200mm
trò chơi vui và hình phạt hài
1. Tôi bảo:

Người chơi chỉ thực hiện những gì Quản trò yêu cầu khi nghe đến hai chữ "Tôi bảo". Nếu Quản trò không dùng đến từ "Tôi bảo" mà người chơi vẫn làm theo thì sẽ bị phạt.

2. Bắn tàu:

(giống như trò Bắn tên) Người chơi xếp thành từng toán 3 người và chọn cho nhóm mình một cái tên. Kết tay lại thành một khẩu súng hai nòng (hai người đứng ngoài cùng cầm tay nhau (1 cánh tay). Người đứng ở giữa giơ hai tay của mình về phía trước đưa lên trên hai cánh tay đã nắm lấy của hai người đứng ngoài và sau đó cầm lấy hai cánh tay còn lại của hai người bên ngoài). Lần lượt từng người sẽ hô (mỗi người một chữ): LÁCH - CÁCH - ĐÙNG. Người hô chữ "đùng" sẽ bắn luôn (gọi tên) một đội khác trong vòng tròn. (chú ý: không được bắn ngược lại nhóm vừa kêu tên mình). Tiếng hô phải nhanh, nếu ai hô trật, hoặc một nhóm mà hô cùng lúc hai tên thì sẽ bị loại.

3. Truyền Điện

Địa điểm : tất cả các nơi miễn tạo thành vòng tròn là được
Số Lượng : 10 --> 20 thành viên
Thời gian : 20 --> 30 phút

Cách chơi : Nó tương tự trò chơi tìm nhạc trưởng hoặc cảnh sát bắt cướp nhưng chỉ khác 1 chỗ là tẩt cả thành viên cầm tay với nhau. Cũng phải cần có 1 người bị, người đó sẽ ngồi giữa vòng tròn, còn vòng tròn ngoài đếm người mà phân từng bạn làm từng cái chuông, mỗi cái chuông sẽ có từng tiếng reo khác nhau tuỳ theo sự chỉ định của quản trò. Khi cái chuông thứ nhất bắt đầu reng thì sẽ dùng tay của mình truyền điện qua tay người bên cạnh nhưng chỉ được truyền qua 1 bên thôi nhé, và cứ như thế người vừa được truyền điện sẽ truyền tiếp cho người bên cạnh, nên nhớ chỉ có người làm chuông mới có thể truyền ngược lại dòng điện, đó là về người chơi.Còn người ngồi trong vòng tròn các bạn sẽ chú ý đến dòng điện chạy chắc chắn lúc truyền điện từ tay người này sang tay người khác sẽ có sơ hở để các bạn biết được dòng điện nó đang ở hướng nào, các bạn sẽ phải bắt tận tay người vừa truyền điện qua . Ví dụ khi bạn biết hướng dòng điện, bạn có thể bỏ người thứ nhất và người thứ 2 các bạn hãy bắt thì chắc chắn 1 điều người thứ 2 sẽ không bao giờ chối cãi. Và cứ như vậy trò chơi sẽ liên tục người này bị đến người khác bị . Khi nào người làm chuông mà bị bắt, thì người được thế ra sẽ được nhận chức vụ làm chuông. (chuyền điện bằng cách bấm (hoặc bóp chặt) và thả ra liền để cho người bên cạnh mình biết. Tránh: bóp quá mạnh làm đau tay bạn, bấm một cách lộ liễu dễ bị phát hiện)

4. Hột vịt lộn

Địa điểm: ngoài trời hoặc trong nhà miễn sao không gian đủ để tạo một vòng tròn theo số lượng người chơi
Cách chơi: : tạo 1 vòng tròn cùng ngồi xuống đất, quản trò sẽ đưa ra 1 số từ cần phải nhớ, HỘT VỊT LỘN, LƯỢM, LUỘC, LỘT, LIẾM, LỦM, (có thể tuỳ theo mức độ chơi mà đưa thêm từ vào, ví dụ trước chữ LỘT đưa thêm các từ: LÈ, LƯỠI....).Quản trò sẽ khởi xướng trước bằng câu: HỘT VỊT LỘN, người chơi bên phải tiếp theo sẽ hô: LƯỢM, và người tiếp theo sẽ hô: LUỘC, cứ như vậy cho đến hết các từ đã đưa ra thì ta quay lại từ đầu....Lưu ý để cho dễ có người thua cuộc(nếu các bạn chơi quá siêu ta tăng tốc độ lên, ắt có người thua 1000đ...Hihi).

5. Bà Ba đi chợ


Bà Ba đi chợ, mua một cối xay, vừa đi vừa xay, vừa xay vừa đi. ( vòng tròn hô theo lời quản trò và làm theo động tác)
Bà Ba đi chợ, mua cái máy may, vừa may vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa đi.
Bà Ba đi chợ, mua một cái cưa, vừa cưa vừa kéo, vừa kéo vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa đi.
Bà Ba đi chợ ...

6. Bạn ơi hãy làm

Quản trò: Bạn ơi hãy làm
Vòng tròn: Làm như thế nào.
Quản trò: Làm như thế này bạn nhé. (tất cả vòng tròn làm theo động tác mà Quản trò vừa thực hiện)

7. Giặt áo, giặt quần

Vòng tròn chia thành từng cặp, 2 người cầm 4 tay lại và đứng đối diện nhau. Tất cả cùng hô:
"Giặt áo giặt quần
Giặt áo giặt quần (tất cả cùng đung đưa tay qua lại)
Ta vắt cho khô. (tất cả đong đưa tay cao hơn nữa)
Xoay vòng, xoay vòng (hai người trong mỗi cặp đều vẫn nắm tay nhau, đưa tay lên khỏi đầu và cùng xoay ngửa người lên theo chiều đã định trước 2 vòng - ghi chú: mỗi người tự xoay người tại chỗ chứ không phải là đổi chỗ cho nhau. Nếu làm đúng thì một người sẽ quay người về bên trái và một người sẽ xoay vòng về phía tay phải của mình) Quản trò có thể cho làm nhiều lần đến khi cả vòng tròn chóng mặt thì thôi.

8. Bắn tên:

Tất cả ngồi thành vòng tròn.

Quản trò (ví dụ tên: A) bắt đầu: Một hai, một hai, A bắn B.

Vòng tròn hô: Một hai, một hai

B: B bắn C

Vòng tròn: Một hai

C: C bắn D

Vòng tròn: Một hai
...

trò chơi càng lúc càng nhanh.

Chú ý: không được bắn ngược lại người vừa kêu tên mình.

9. Làm chậm sau một động tác:

Quản trò đứng giữa vòng tròn. Tất cả cùng bắt một số bài hát sinh hoạt (nên chọn những bài nhanh, mạnh). Quản trò bắt đầu trước, ví dụ là VỖ TAY (2 cái), lúc đó vòng tròn vẫn đứng yên. Quản trò chuyển sang DẬM CHÂN (2 cái), lúc đó vòng tròn mới bắt đầu thực hiện động tác VỖ TAY. Quản trò tiếp tục chống hai tay lên hông (2 cái), đồng thời vòng tròn sẽ bắt đầu thực hiện động tác thứ hai của Quản trò đó là DẬM CHÂN,... trò chơi cứ thế tiếp diễn theo bài hát, vòng tròn lặp lại các động tác của Quản trò thực hiện, nhưng mà chậm đi một động tác.

Để tăng thêm tính vui nhộn, Quản trò có thể thực hiện những động tác liên tục, và vận động mạnh như Hít đất,... nhưng chú ý, phải thay đổi động tác liên tục (mỗi động tác chỉ thực hiện trong vòng 2 nhịp) và không bị trùng lặp.

10. Cá bơi:

Nguyên tắc: người chơi hô và lặp theo động tác (cánh tay của người quản trò)

Quản trò: Nước đâu, nước đâu? (giơ một cánh tay ngang ra trước mặt)


Vòng tròn: Nước đây, nước đây.

Quản trò: Cá đâu, cá đâu? (giơ cánh tay còn lại ra, nhưng ở bên dưới cánh tay trước - cá ở dưới nước)

Vòng tròn: Cá đây, cá đây.

Quản trò: Cá bơi, cá bơi. (làm động tác uốn éo như cá đang bơi)

Vòng tròn: ẻo ẻo ẻo ẻo ẻo...

Quản trò: Chiếu (như là cá đang nhảy ra khỏi mặt nước) (đưa cánh tay ở dưới - cá - lên trên cao, ra khỏi cánh tay còn lại - nước)

Vòng tròn: Chiếu

Quản trò: Bủm (cá rơi trở lại mặt nước)

Vòng tròn: Bùm

Bắt: Nước phải có trước cá - Quản trò có thể giơ tay lên - cá - cao dần liên tục, thì vòng tròn phải hô: Chiếu chiếu chiếu - Quản trò có thể đưa tay - cá - xuống đột ngột, nhưng nếu vẫn chưa đưa xuống dưới cánh tay còn lại - nước - thì vòng tròn vẫn chưa được hô: Bủm

11. Chanh chua, cua kẹp:


Người chơi ngồi thành vòng tròn. tay trái xòe ra đặt lên đùi người bên trái, tay phải chụm lại, đặt lên tay trái đang xòe ra của người bên phải mình. Quản trò kể một câu chuyện "vu vơ", nhưng nếu có nói đến hai chữ "cua kẹp" thì người chơi nhanh chóng dùng tay trái chụp lấy tay phải của người bên trái mình và đồng thời rút nhanh tay phải của mình lên để tránh bị người còn lại chụp trúng tay mình.

Chú ý: khi chụp vẫn phải giữ nguyên cánh tay của mình đặt trên đùi người bên cạnh chứ không được chụp với theo khi mà người ta đã nhắc tay lên trước khi mình kịp chup. Quản trò có thể đánh lạc hướng bởi những từ có chữ "cua" như "cua đi chơi, cua đi học,..." để tăng thêm sự hồi hộp cho trò chơi.

12. Muỗi bay:


Quản trò hô: Muỗi bay muỗi bay.

Vòng tròn: vì vu vì vù. (chụm đầu ngón tay phải của mình lên, đưa tay bay qua bay lại)

Quản trò: Muỗi đậu lên má người bên phải của mình.

Vòng tròn: (đặt bàn tay phải lên má người bên phải)

Cứ thế tiếp tục Quản trò cho con muỗi đậu "lung tung" lên thân thể của "nạn nhân".

Nếu nghe Quản trò hô "CẮN" thì người "bị cắn" phải nhanh tay "đập" cho trúng vào "con muỗi" đang đậu trên mặt mình (nếu đập không trúng, hậu quả như thế nào thì cứ ráng mà tưởng tượng ).

13. Sóng biển:

Người chơi đứng thành vòng tròn thật sát vào nhau. Sau đó choàng vai nhau kết thành một vòng dây.

Quản trò bắt đầu hô: Biển sóng biển sóng.

Vòng tròn: rì rào, rì rào (bắt đầu lắc lư thân mình tại chỗ qua trái qua phải thật nhịp nhàng theo vòng tròn)

(lặp lại tiếng hô này thêm một lần nữa)

Quản trò: Biển nhấp nhô, nhấp nhô.

Vòng tròn: Biển nhấp nhô, nhấp nhô (bắt đầu ngồi lên, hụp xuống theo tiếng reo)

Quản trò: Biển nghiêng về bên phải.

Vòng tròn: Biển nghiêng về bên phải.

Quản trò: Biển chồm về phía trước - Biển ngã ra phía sau - Biển nghiêng qua bên trái - Nghiêng qua tí nữa... nghiêng qua tí nữa,...

Quản trò: Biển sóng, biển sóng

Vòng tròn: Rì rào rì rào.

(trò chơi lúc bắt đầu thì làm chậm, sau tăng tốc lên càng lúc càng nhanh cho đến khi vòng tròn té lăn chiêng bò càng hết cả ra )

14. Bỏ khăn:

Vòng tròn ngồi. Cử một người bị, đi quanh vòng ngoài của vòng tròn, trên tay cầm một chiếc khăn. Nếu người bị đột nhiên cuối xuống, bỏ chiếc khăn xuống vị trí người một thành viên đang ngồi ở trong vòng tròn, thì người đó phải đứng dậy thật nhanh và chạy theo để vổ vào vai người bị (chạy quanh vòng tròn) trước khi người bị kịp chạy về vị trí chiếc khăn. Nếu không đập được thì người kia sẽ phải bị và làm nhiệm vụ đi bỏ khăn thế cho người bị cũ.

15. Tìm nhạc trưởng:

Vòng tròn cử ra một người bị., người đó xoay mặt đi ra một chỗ khuất. Sau đó những người còn lại trong vòng sẽ chọn ra một người làm nhạc trưởng. Khi nghe vòng tròn bắt đầu hát thì người bị sẽ quay lại vòng tròn, để tìm bắt cho được người nhạc trưởng đó. Người nhạc trưởng trong vòng tròn có nhiệm vụ làm những động tác theo nhịp của bài hát, ví dụ như vỗ tay, dậm chân, lắc đầu,... tất cả những thành viên trong vòng tròn khác phải theo dõi và bắt chước theo những thay đổi động tác của người nhạc trưởng, nhưng phải làm đồng bộ, đều đặn, và đừng quá nhìn tập trung vào người nhạc trưởng vì làm như thế người bị rất dễ dàng nhận ra ai là nhạc trưởng trong vòng tròn.

16. Ta là Vua:

Quản trò chỉ bất kỳ vào một người trong vòng và thổi còi, ngay lập tức ngưới đó đưa hai tay lên trời, hô thật to lên "TA LÀ VUA", lúc đó, hai người bên cạnh sẽ biến thành hai cận thần của vị vua kia, đồng thời phải tức khắc hướng về vị vua của mình, chắp tay, cuối đầu sao cho đầu của mình phải thấp hơn vua và hô trả "MUÔN TÂU BỆ HẠ".

Nguyên tắc: vua phải hô thật to và nhanh, cận thần của vua lúc nào cũng phải cuối đầu thấp hơn vị vua của mình.

Để trò chơi vui nhộn hơn, có lúc vị vua ngồi xuống, hoặc nằm hẳn ra đất thì hai cận thần cũng phải cố làm như thế nào đó cho đầu của mình phải thấp hơn đầu của vua

17. Bội số của Bảy:

Ngồi thành vòng tròn. (Trò này thích hợp chơi với vòng tròn từ 5 cho đến 10 người).

Lần lượt Quản trò đếm số trước (bất kỳ, nhưng mới tập chơi thì nên từ số 1 để làm quen), sau đó người bên cạnh (trái hoặc phải tùy theo quy ước của vòng tròn), sẽ hô số tiếp theo - ví dụ là 2, người thứ ba sẽ hô 3,... cho đến người nào đến số 7, thay vì hô số thì người đó vỗ tay một cái, và vòng tròn sẽ bắt đầu chạy ngược chiều lại, và cứ thế trò chơi tiếp diễn.

Ví dụ:

A hô 1, B-2, C-3, D-4, E-5, F-6, G vỗ tay, F-8, E-9, D-10, C-11, B-12,...

Nguyên tắc: những số tận cùng là 7 (như 7, 17, 27,...) hoặc những số chia hết cho 7 (như 7, 14, 21,...) khi tới lượt ai thì người đó không hô số mà chỉ vỗ tay và vòng tròn chạy theo chiều ngược lại.

Có nghĩa là: A hô 12, B hô 13, C sẽ vỗ tay (vì đến lượt là số 14) - vòng tròn đổi chiều thì - B sẽ hô tiếp là 15, A hô 16...

Lưu ý: nếu ai hô nhầm số, hoặc làm đứt quãng vòng chạy của số thì sẽ bị. Người bị sẽ bị hai người bên cạnh mình đánh vào bàn tay (hoặc hình phạt nào đó do vòng tròn quy định), và nên nhớ rằng, chỉ có người nào bị (vòng tròn dừng chỗ nào) thì người đó mới có quyền hô lại để bắt đầu vòng số mới. Ai bon chen hô "giùm" bị phạt ráng chịu

18. Trí nhớ dai:


Vòng tròn ngồi lại, Quản trò bắt đầu hô tên một thứ (đã thống nhất trước như trong các loại thú, các loại hoa,...)

Người bên cạnh sẽ tiếp tục hô lại tên vật mà người thứ nhất đã hô và thêm vào một vật khác cùng chủ đề.

Ví dụ: A - chó, B - chó+mèo, C - chó+mèo+gà,...

Phạt: như trò Bội số 7

Lưu ý: nếu ai mà không đọc được đúng hết tên các vật đã được người trước đọc, hoặc đọc không đúng thứ tự, hoặc không kể thêm được tên một con vật nào khác, hoặc kể trùng tên, hoặc chậm chạp làm gián đoạn vòng chạy,... thì sẽ bị bắt phạt. Và người đó được quyền ưu tiên bắt đầu lại một vòng mới.

19. Tàu điện:

Vòng tròn đứng cùng quay lưng về một hướng (để có thể thấy lưng của người bên cạnh của mình), người sau đặt tay lên vai người trước. Quản trò chọn ra một số cặp đứng làm hầm (từng cặp một cầm tay nhau và giơ cao lên trời để đoàn tàu có thể di chuyển nhanh qua "hầm"). Tất cả cùng hát, và đoàn tàu "vòng tròn" nối đuổi nhau chuyển động chun qua hầm. Khi nghe Quản trò thổi còi, tất cả các hầm phải sụp xuống thật lẹ để bắt một toa (hoặc càng nhiều toa tàu càng tốt). Sau 3 lần thổi còi, số ngừoi bị các hầm bắt, và các hầm không hề bắt được một ai hết sẽ bị ra giữa vòng tròn chịu phạt.

20. Tôi cần:

Quản trò: tôi cần, tôi cần.

Vòng tròn: Cần gì, cần gì.

Quản trò - hô lên một mệnh lệnh để cả vòng tròn thực hiện theo.

21. Trồng cây:

Vòng tròn ngồi chồm hổm.

Quản trò ngồi ở giữa vòng tròn và hô (vừa làm động tác theo): Gieo hạt>

Vòng tròn: Gieo hạt (và làm theo)

Quản trò: (lần lượt hô) Tưới nước, bón phân, tưới nước,...

Vòng tròn hô theo:

Quản trò: Hạt nẩy mầm (đồng thời ngồi xổm cao hơn một tí)

Vòng tròn: (làm theo Quản trò)

Quản trò: tưới nước - bón phân - tưới nước,... cây lớn thêm một tí (ngồi xổm cao hơn một tí) - cây lớn lên tí nữa,...

Vòng tròn: (làm theo Quản trò)

Đến khi cây cao đến một mức nào đó (chú ý, không được đứng thẳng dậy)

Quản trò: Gió thổi (hoặc Bão tới, hoặc Tưới nước quá liều, Bón phân quá độ,...) - Cây rung rinh, rung rinh - Cây héo (ngồi xuống lại như cũ)

Vòng tròn: (làm theo Quản trò)

22. Người khổng lồ (hoặc bước chân, hoặc mưa rào):


Quản trò bước từng bước chậm rãi quanh vòng tròn, mỗi khi chân Quản trò chạm đất thì Vòng tròn vỗ tay một cái.

(thay vì dậm chân thì Quản trò dơ tay cao hoặc thấp: nếu dơ tay thấp thì Vòng tròn vỗ tay chậm rãi, Quản trò giơ tay cao hơn thì Vòng tròn vỗ tay nhanh và mạnh hơn.)

23. Bão thổi:

Quản trò: Bão thổi, bảo thổi

Vòng tròn: Thổi ai, thổi ai

Quản trò: (hô một câu lệnh, ví dụ: thổi nam không được đứng gần nam,...)

Vòng tròn: (làm theo lời Quản trò nói)

24. Đoàn kết (hay Dính chùm):

(trò này chơi vui, và cũng có thể dùng khi Quản trò muốn chia Vòng tròn thành từng nhóm nhỏ theo ý định để tổ chức những trò chơi tiếp theo)

Quản trò: Đoàn kết.

Vòng tròn: Thì sống

Quản trò: Chia rẻ.

Vòng tròn: Thì chết

Quản trò: Kết chùm

Vòng tròn: Chùm mấy, chùm mấy?

Quản trò: (hô theo dự đính của mình - ví dụ: chùm ba, chùm ba hoặc 4 đầu 4 chân,...)

Vòng tròn: (thực hiện theo mệnh lệnh của Quản trò)

25. Vòng tròn nhấp nhô:

Vòng tròn đứng sát vào nhau và choàng vai nhau (như chơi trò sóng biển). Quản trò bắt đầu chạy quanh vòng tròn (phía trong và sát với vòng tròn đang choàng vai nhau). Đồng thời Quản trò cũng giơ một tay ra, hướng về phía vòng tròn. Nếu tay Quản trò ở phía trên đầu thì vòng tròn sẽ cùng nhau hụp xuống khi thấy tay Quản trò chỉ về hướng của mình, nếu tay Quản trò chỉ xuống chân thì vòng tròn ở hướng đó phải đồng loạt nhảy lên.

Chú ý: chỉ thực hiện động tác nhảy lên hoặc hụp xuống khi thấy Quản trò chỉ tay về hướng của mình và đồng thời thổi còi.

26. Chim sổ lồng:

Chia thành từng nhóm 3 người, hai người đứng hai bên đối diện và cần tay nhau tạo thành một cái lồng chim. Người đứng ở giữa làm chim.

Ở giữa vòng tròn có một hoặc hai con chim mồi (người bị) lạc loài đang tìm lồng.

Tất cả các lồng khép lại (nắm tay nhau nhưng hạ xuống), khi nghe tiếng còi, tất cả các lồng đồng loạt mở ra (giơ tay cao lên) để chim sổ lồng, bay đi và "giành" lồng mới. Những con chim đứng giữa vòng tròn cũng phải thật nhanh "bay đi" giành lồng với những con chim khác. Cuối cùng, con nào không giành được lồng thì sẽ đứng ra giữa vòng tròn để mà làm chim mồi.

27. Mèo bắt chuột:

Vòng tròn đứng rộng ra một chút, tất cả nắm lấy tay nhau và giơ lên thật cao để tạo ra khoảng trống cho mèo và chuột dễ luồng lách.

Chuột và mèo đứng cách nhau một khoảng cách, sau khi nghe tiếng còi thì mèo bắt đầu đuổi theo bắt chuột. Cả hai chạy zích zắc luồng lạch giữa hàng rào được tạp ra bởi vòng tròn. Nếu chạy hết được một vòng mà mèo vẫn chưa bắt được chuột thì chuột thắng.

28. Mưa - nắng:


Vòng tròn chia thành từng cặp đứng đối lưng vào nhau, sau đó từng cặp một lồng hai cánh tay vào nhau. Khi nghe Quản trò hô "Nắng" thì tất cả những người đứng bên phải dùng sức, khom người xuống và cõng bạn của mình nằm hẳn lên lưng của mình (người kia sẽ nằm trên lưng người cõng, ngửa mặt lên trời và co chân lên cho không đụng đất). Khi nghe Quản trò hô "Mưa" thì người bên trái cũng thực hiện như vậy, sẽ cõng người bên phải trên lưng của mình.


Đố nghề


* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.

Cao - Thấp - Dài - Ngắn

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu

Tìm tác giả tác phẩm (thơ)

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ
Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai – nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc.

Thi tìm những con vật có từ láy

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …

Nói và làm ngược

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt


4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.

(Sưu tầm)
DNDL
TRÒ CHƠI " BẮN SÚNG "

Thể loại: Phản xạ.
Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước một bạn nói "Đùng!" hoặc "Á!"
Nếu người quản trò nói "Đùng!" thì người chơi phải nói "Á!" và ngược lại.
Thực hiện động tác "Đùng!" bạn dùng tay làm như cây súng và chỉ vào người kia.
Thực hiện động tác "Á!" bạn giang hai tay ra và hơi ngã về sau.
(Có hai động tác thôi mà cũng dễ lộn lém đó *_*)

TRÒ CHƠI " ĐÁNH TRỐNG LÃNG "

Thể loại: Phản xạ.
Người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước một bạn rồi hỏi một câu bất kì.
Nhiệm vụ của người chơi là phải trả lời một câu không ăn nhập gì tới câu hỏi hết.
( Bí quyết cho quản trò là nên hỏi câu "yes-no", dễ "dính" lắm. )
Ví dụ:
QT: "Bạn ăn cơm chưa?"
DV: "Chưa" hoặc "rồi" là tiêu, chậm cũng tiêu luôn.
------> Có thể trả lời mấy câu đại loại như: "Bồ tui có ở nhà.", "Hôm nay trời đẹp."....

TRÒ CHƠI " NGƯỜI, HỔ VÀ SÚNG"

Thể loại: Phản xạ
Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước một bạn rồi thực hiện một trong ba động tác sau:
- Người: Đứng yên, giậm chân một cái.
- Hổ: Giơ tay ra như hổ rồi... "grừ!!"
- Súng: Tay như cây súng rồi "Đùng" thui.
Quy định như sau: Người khắc súng, súng khắc hổ, hổ khắc người. Ai sai thì bị phạt.
( Cái này là kết hợp của trò "Bắn súng" và "Oẳn tù tì")




Trò chơi xếp thư:


Chơi theo cặp 1 nam & 1 nữ, các cặp thi đấu với nhau.
Dụng cụ:các tờ báo khổ lớn.
Cách chơi:
1.Nam & nữ cùng đứng trên 1 tờ báo.
2.Quản trò gấp tờ báo làm đôi.
3.Nam & nữ tiếp tục đứng lên tờ báo sao cho chân 2 người không lọt khỏi phạm vi tờ báo.
4.Quản trò tiếp tục gấp tờ báo lại.
Trò chơi cứ thế tiếp tục...Đôi nào còn có thể đứng gọn theo yêu cầu cuối cùng là người thắng cuộc.
Kỷ lục đã lập là đôi nam nữ đứng trên tờ báo còn khoảng...1 nắm tay (nam cõng nữ & ... nhón 1 chân).

Trò chơi: Đứng, ngồi, nằm, ngủ

Tạo không khí vui vẻ trong sinh hoạt, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.

* Nội dung:
Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
-Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
-Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cách tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
-Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
-Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.

*&* Cách chơi:
+ Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
+ Quản trò có thể hô đúng làm đúng hoặc hô đúng làm sai.
+ Người chơi phải làm đúng theo lời hô của người quản trò và các động tác quy định của người quản trò.

*&* Phạm luật:Những trường hợp sau phải chịu phạt:
+Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
+Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.

(--): Chú ý:
+ Tốc độ nhanh chậm tuỳ thuộc vào đối tượng chơi.
+ Quản trò dùng những từ khác để đánh lừa người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí
Guide Viet
KỂ CHUYỆN

Cách chơi: Người điều khiển bắt đầu câu chuyện tùy ý (chuyện vui hoặc lồng mẫu chuyện đạo ...). Khi nghe người điều khiển nói đến tên mình, người có tên đó phải tiếp tục câu chuyện sao cho tình tiết không bị gián đoạn, cứ thế tiếp tục hết vòng.

Thí dụ: Người đầu tiên kể: (Sáng hôm ấy thời tiết thật dễ chịu, tôi bỗng nhiên thích đi dạo. Tôi vào nhà khoác vội chiếc áo len xanh có thêm vài đoá hồng...” Người có tên Hồng phải tiếp tục câu chuyện và lập lại từ đầu “Sáng hôm ấy...”.

NHỮNG TRÒ CHƠI VỚI BONG BÓNG

DỘI BOM

mỗi đội khoảng 5-10 người, xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát, lần lượt từng người dùng một tay cầm bong bóng vừa đi vừa thổi. Khi đến đích, người chơi đặt bong bóng xuống và ngồi lên cho bể rồi chạy về vạch xuất phát, đến người khác…

QUẢ BÓNG TÌNH YÊU

mỗi đội khoảng 5 cặp nam nữ. mỗi cặp được phát 1 cai bong bóng, bạn nam sẽ dung tay cầm bong bóng cho bạn nữ thổI (bạn nữ không được chạm vŕo bóng), khi quả bóng đủ to, bạn nam cột bong bóng lạI rồI đặt vŕo giữa má của hai người. cứ thế hai ngườI phảI giữ cho quả bong không rớt đi về đích, đưa cho trọng tài rồI trở về vạch xuất phát. đến cặp khác.

ĐẤU THƯƠNG

mỗI độI gồm 6 ngườI, 4 nam 2 nữ. cứ 2 bạn nam chắp tay lam kiệu cho một bạn nữ ngồI lên. bạn nữ cầm trên tay một que dài 1,5-2m đầu que có cột một quả bóng đã thổI sẵn. tất cả các độI chơi bước vào trong một vòng tròn lớn. nhiệm vụ của ngườI chơi là phảI vừa giữ cho bong của mình không bể vừa dùng gậy chọc bể bóng của ngườI khác. kiệu nào bị chọc bể bóng hoặc để rơi ngườI thì phảI bước ra khỏI vòng. kiệu nào còn lạI sau cùng là chiến thắng.
*chú ý: khoảng cách từ bong bóng đến đầu các que phảI bằng nhau, nếu đề kiện cho phép thì có thể mở rộng khu vực chơi cho thêm phần hào hứng.

KHIÊU VŨ

mỗI độI hai cặp nam nữ cột mỗI ngườI một chân vào vớI nhau, trên chân tự do của mỗI ngườI cột một quả bong bóng đã thổI sẵn. tất cả cùng khiêu “vũ” trong một vòng tròn và tìm cách đạp bể bong bóng của ngườI khác nhưng phảI giữ bong bóng của mình không bị bể. cặp nào còn giữ lạI bong bóng cuốI cùng thì thắng.

Dàn nhạc hòa tấu

Tập thểchia làm 4 nhóm:
N1:làm tiếng trống:thùng thình
N2:làm tiếng đàn:tưng từng,tưng.
N3:làm tiếng mõ:cốc,cốc,cốc.
N4:làm tiếng kèn:tò tò tò te
Quản trò đư tay vaìo nhóm nào thì nhóm đó thực hiện chức năng của mình.Quản trò co thể 1 lúc đièu khiển cả 2 tay và khi đưa cao thì 4 nhạc cụ đều kêu vang và ngân dài.
Chúc các bạn vui!

Trò chơi đi tìm kho báu :

Chia làm 3->4 nhóm ,mõi nhóm chừng 10 người xuất phát tại 3,4 địa điểm khác nhau mỗi nhóm có 1 trọng tài .Mỗi nhóm xuất phát tại 1 địa điểm đi và tìm những tờ giấy chỉ dẫn ,làm theo chỉ dẫn cho tới khi tìm được kho báu .Đội nào tìm được kho báu trước sẽ thắng .

Trò truyền dây thun (bằng tăm tre, que diêm, hoặc 1 que của chiếc chổi tre(có cái gì ta dùng cái đó)...bất cứ thứ gì nho nhỏ, càng ngắn càng tốt)
5 cặp nam nữ là đủ, nhiều quá thì nhàm. 10 người đứng so le nhau, cứ 1 nam rồi lại 1 nữ. Hay hơn nếu có thì cứ 1 cao rồi lại 1 thấp(cảnh thế mới đẹp) Tất cả nhét tay vào túi áo, quần (tất nhiên của mình:D) bỏ tay ra sau,...nói chung là trò này ko đc dùng tay sờ mó, động chạm,... Người đầu tiên ngậm tăm, trên tăm cài dây thun vòng rồi sau đó truyền cho người bên cạnh. 2 người làm sao mà dây thun từ tăm tre ng thứ 1 sang đc tăm tre ng thứ 2 mà ko bị rơi xuống đất, ko đc dùng tay chân hay bất cứ bộ phận nào tiếp xúc vào quá trình truyền dây. Cứ thế truyền cho đến ng cuối cùng. Ai làm rơi tất nhiên sẽ có 1 hình phạt thích đáng tùy vào yêu cầu số đông. Hoặc là bẻ đôi que tăm đó đi, que càng ngắn càng vui mà
Có thể chia làm 2 đội, thi xem dây thun bên nào về đích trước. Tất nhiên là bên nào về sau thì là đội thua cuộc hì hì
Ai đã chơi hoặc xem trò này rồi thì chắc chắn biết rằng ko vỡ bụng thì ko fải là ng chơi, ng xem!
Ai chưa có ng yêu, chưa ấy ấy thì nên thử trò này 1 lần cho có kinh nghiệm
Mr Hung
Tìm vật

*Dụng cụ : gồm 50 chiếc gim dắt
*khăn bịt mắt 5 chiếc
Người chơi: 10 người ( 5 Nam 5 nữ)
( có thể 2cặp, 3cặp đến 6,7 căp)
Cách chơi 5 ban nam chon cho mình 5 bạn nữ, hoăc ngược lại, đứng thành 5 cặp đứng úp mặt vào nhau. sau đó cứ bạn gái của người này thi dổi chỗ cho ban kia, người quản trò phát cho 5 ban nam mỗi người 10 cái gim. và gim vào 10 chỗ trên người ban gái đang đứng trước mặt mình, khi xong rồi người quản trò dung khăn bịt mắt 5 người con trai lại , và trả họ về với vị trí của mình. và ho ngươc, 5,4, 3,2,1. bắt đầu. thì 5 người con trai phải tìm các chiếc gim trên người bạn gái của mình , ai nhânh nhất sẽ thắng và sẽ được mọt phần thưởng gì đó chẳng hạn( yêu cầu lúc tìm ghim phải bịt mắt ai , bỏ ra đương nhiên bị loại. và cứ thế cho nhóm khác tiếp tuc chơi.
Đảm bảo với các bạn tham gia trò chơi này cực vui, cười ra nước mắt, và quan trong là khách hàng rất thích
Bí quyết của quản trò là chi nêu tên trò chơi, và yêu cầu tìm người chơi. khi có đủ thi bắt đầu công bố thể lệ
Dofami
Mình cũng xin góp 1 trò nha : (trò chơi vận động, thích hợp ở tất cả địa hình)
Dụng cụ : bình sữa em bé, bia, dây ni lon
Mỗi đội sẽ có 10 người (5 nam 5 nữ)
Cả đội sẽ ngồi và xếp hình con rết (cứ 1 nam rùi đến 1 nữ).
Treo bình sữa chứa bia lên vừa tầm, sau đo con rết sẽ bò đến bú bia, đội nào bú hết được bia sẽ thắng.
Bảo đảm, mọi người sẽ được 1 phen cười đau bụng luôn.
Cao cẳng cùng cò
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phat:
- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.
Múa đôi
Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.
Gia đình nhà Gà

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”…
Bữa tiệc bò

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.

Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:

- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.

- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”

- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”

Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.
Vịt lạ kỳ

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.

Chú ý:

- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay

- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”

- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.
Âm vang Tây Nguyên
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn
Tập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)
Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác...







    


0 nhận xét: