Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Phật thủ

Untitled Document

Phật thủ

Citrus medica var. sarcodactylus

Buddhahand.jpg

Phân loại khoa học

Giới (regnum)

Plantae

(không phân hạng)

Angiospermae

(không phân hạng)

Eudicots

(không phân hạng)

Rosids

Bộ (ordo)

Sapindales

Họ (familia)

Rutaceae

Chi (genus)

Citrus

Loài (species)

C. medica

Thứ (variety)

C. medica var.sarcodactylus


Hoola van Nooten1863

Danh pháp ba phần

Citrus medica var. sarcodactylus

Phật thủ (danh pháp ba phầnCitrus medica var. sarcodactylis) là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật.
Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam[1].
Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm[1].
Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt ở miền Bắc.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c4/Ph%E1%BA%ADt_th%E1%BB%A7.jpg/220px-Ph%E1%BA%ADt_th%E1%BB%A7.jpg
Quả Phật thủ
Có thể nhân giống phật thủ bằng cách chiết cành từ cây 2 đến 4 tuổi.


Hình ảnh
  • Buddhas hand 2.jpg
  • Citrus medicus fruit.jpg

 

  • Buddhahand2.jpg

Chú thích

    • a ă Nguyễn Tiến Bân (chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội:2003. Trang 967.

Tham khảo

  • Phật thủ - Citrus medica L.
  • Để mọi người hiểu hơn về trái Phật thủ Shop xin giới thiệu wa cho mọi người biết thêm về Ý nghĩa và công dụng của trái Phật Thủ nha.
  • Đại lý cung cấp – bán buôn bán lẻ quả phật thủ khu vực tại Tp.HCM
  • 1. Giới thiệu sơ lược về quả phật thủ
    Trong tín ngưỡng của người Việt, Phật giáo có một vị trí quan trọng trong niềm tin của mọi người. Dường như những gì liên quan đến Đức Phật thường được mọi người tôn thờ và kính trọng. Có lẽ do vậy mà quả Phật thủ từ lâu đã trở thành loại quả quen thuộc dùng để thờ hoặc lễ trong những ngày trọng đại, mùng một, rằm hay trên mâm ngũ quả ngày Tết vì hình dáng của quả phật thủ rất giống bàn tay Phật. Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết nguyên đán Quý Ngọ. Và để phục vụ cho mọi người có thể đón tết vui vẻ, Shop chúng tôi đã tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu của mọi người trong những ngày tết này và mang đến cho các bạn những quả Phật Thủ dáng đẹp, quả to và tươi nhất phục vụ tết 2014 này.
    qua phat thu, quả phật thủ
  • 2. Phật thủ của Shop
    Phật thủ là một loại quả, gọi là phật thủ cam vốn thuộc họ cam bưởi, nhưng hình dáng kỳ lạ, là một loại biến thể của quả thanh yên. Hình dạng của quả rất độc đáo, trông giống như bàn tay phật, phần trước mở, phân tách ra, nhìn giống ngón tay thuôn dài, phần sau lại giống bàn tay, vì vậy được gọi là phật thủ (bàn tay phật).
    Sản phẩm quả Phật thủ của Shop là những quả phật thủ được chọn lựa cẩn thận. Thế quả đẹp, to và cân đối. Khối lượng trung bình của quả khoảng từ 1kg-2.0kg. Quả Phật Thủ của chúng tôi có nhiều ngón tay dài, tạo vòng tròn cân xứng.
    Nguồn gốc: Phật thủ của Shop có nguồn gốc từ các nhà vườn ở Hà Nội và 1 vài nhà vườn ở khu vực miền Bắc nước ta. Được chọn lọc và đóng gói cẩn thận trước khi xuất vào Tp. HCM

  • 3. Đặc điểm và tác dụng của quả phật thủ
    Màu sắc, mùi hương của quả phật thủ rất tuyệt vời và có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Nếu như trong phong thủy, chiếc lư hương đồng hình quả phật thủ có tác dụng may mắn, xua đuổi khí xấu, thì quả phật thủ cũng có cùng ý nghĩa như vậy. Do tên gọi và xuất xứ từ Ấn Độ mà trong quan niệm chung, phật thủ có liên hệ tới Phật Tổ, và mang lại may mắn, thuận lợi, như ý. Phật thủ có hình dạng đặc biệt, đẹp mắt lại mang vẻ thần bí, đặc biệt có liên quan đến tín ngưỡng và thẩm mỹ của mọi người, do đó quả Phật thủ trở thành sản phẩm không thể thiếu trong những dịp cúng lễ và mâm ngũ quả ngày Tết. Ngoài ý nghĩa về mặt phong thủy, quả và hoa phật thủ đều được Đông y dùng làm thuốc. Dùng với lượng hợp lí sẽ làm cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, chống hao nhược cơ thể.
    phat thu, cay phat thu, qua phat thu
    4. Một số phương thuốc chữa bệnh bằng quả phật thủ
    - Để chữa ho nhiều đờm, hãy nhai cùi (liền cả vỏ) phật thủ tươi, nuốt dần nước. Đờm sẽ tan dần và khí đỡ xông ngược lên, nhờ vậy mà hết ho. Cũng có thể lấy phật thủ tươi 30 g (khô 10 g), đường phèn 15 g, hấp cách thủy khoảng nửa giờ rồi chia 2-3 lần ăn trong ngày.
    Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hóa đàm, dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau… Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa.
    Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả phật thủ về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần. Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:
    - Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.
    - Viêm khí quản mạn tính: Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.
    - Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Có thể dùng một trong những phương thuốc sau:
    + Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
    + Phật thủ khô, huyền hồ sách mỗi thứ 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
    + Phật thủ khô 6 g, thanh bì 9 g, xuyên luyện tử 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
    - Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15 g, gạo tẻ sao vàng 30 g, sắc nước uống ngày 3 lần.
    - Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.
    - Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9 g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày. Một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm phương thuốc này trên 64 bệnh nhân và tất cả đều khỏi bệnh, các triệu chứng bệnh lý giảm rõ rệt trong vòng 4-6 ngày.
    - Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.
    - Chữa huyết trắng ra nhiều: Phật thủ tươi 30 g, ruột non lợn 30 cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
    - Giải say rượu: Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước để uống.
    Lưu ý: Đối với các chứng bệnh kể trên, nếu không có quả phật thủ thì thay bằng lá cũng có tác dụng tốt.
  • Giá của trái Phật Thủ nó cũng đa dạng tùy thuộc vào hình dáng của trái.
  • 1. Hiện shop đang bán giá từ: 150.0000đ đến 300.000đ / Trái
  • 2. Cây chưng ngày tết có khoảng từ 3 đến 4 trái / chậu cây giá bán 2.000.000đ ( Cây thì phải đặt trước nha mọi người )
  • Mong các Ace ủng hộ Shop nha. Liên hệ 0933. 686. 139 để đặt hàng và được phục vụ tận tay.
    Thanks....
  • Ảnh của Hạt Ngon Quả Ngọt.
  • Ảnh của Hạt Ngon Quả Ngọt.
  • Ảnh của Hạt Ngon Quả Ngọt.

 

Limonia acidissima là một loài thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương. Loài này được (Roxb.) M. Roem. mô tả khoa học đầu tiên năm 1846.[1][2] Đây là loài duy nhất trong chi đơn loài Limonia.
Mục lục
  [ẩn

Phân bố

Loài này là bản địa của vùng sinh thái Indomalaya phân bố ở BangladeshẤn ĐộPakistanSri Lanka, và Đông Dương về phía đông đến Java và vùng Malesia. Ở Việt Nam loài này phổ biến ở Trà Vinh.[3]


Mô tả

Quách là loại cây cao khoảng 7-8m, lá nhỏ và thân giống như cây cần thăng, trồng khoảng 7 năm thì cho trái. Lá dài 25-35mm và rộng 10-20mm. Trái có đường kính 5–9 cm, cơm có vị chua ngọt. Khi chính Quách tự rụng, do có vỏ cứng nên nó khó đập vỡ khi rụng. Quách có hình cầu, màu xám loang lổ kiểu hạt li ti nhìn giống trái dây cám, phần thịt bên trong có nhiều sợi cứng và các hạt bám trên đó.[4] Khi trái chưa chính phần thịt có màu trắng, khi chính phần thịt chuyển sang màu nâu sậm đến đen. Nếu để quá chính sẽ bị lên men như mật.


Sử dụng

Trái quách làm thức uống giải khát, theo y học dân gian trái quách còn xanh xắt mỏng phơi khô dùng để chữa trị tiêu chảy, trái chín chống táo bón, giúp điều hòa tiêu hóa.[3] Trái quách chín có thể dầm nước đá đường và để ngâm rượu. Loại dầm đá đường có tác dụng giải nhiệt.[5]


Dinh dưỡng

100 gram trái chứa 31 g cacbohydrat và 2g protein, tương đương gần 140 calory. Trái chính chứa nhiều beta-carotene, một chất tiền Vitamin A; nó cũng chứa một lượng nhất định vitamin B thiamine và riboflavin, và một ít vitamin C.[6]


Chú ý

Ăn quá nhiều có thể dẫn đến táo bón, đầy hơi và các vấn đề về tiêu hóa khác.
Những người có vấn đề về tuyến giáp, phụ nữ có thai và cho con bú nên hạn chết ăn.


Hình ảnh
  •  
  • Limonia Acidissima Fructus.jpg

Trái quách càng ăn càng ghiền

(iHay) Bề ngoài xấu xí nhưng đã từng một lần nếm qua trái quách (hay còn gọi là gáo) chắc chắn, bạn khó thể nào quên.

>> Nổ' như lươn 


Trái quách càng chín, hương sẽ rất thơm và ruột sẽ càng sẫm màuTrái quách càng chín sẽ càng thơm và ruột sẽ càng sẫm màu

Tôi tình cờ biết trái quách vào dịp về Trà Vinh dự đám cưới một người bạn. So với những loại trái cây khác của xứ miệt vườn thì trái quách không có ngoại hình “đẹp”, nhưng lại có mùi hương đặc trưng. Những đặc tính của trái quách giống như quả sầu riêng. Cả hai loại trái cây này đều có ngoại hình xấu xí, mùi hương đặc biệt. Trái quách khi chín cũng rụng vào ban đêm giống y như quả sầu riêng. Mùi hương của trái quách không phải ai cũng thích ngửi nhưng khi đã “chịu” mùi thì sẽ “ghiền” quách hồi nào không hay.
Trái quách vừa rụng xuống, tuy đã có thể ăn ngay nhưng nếu "ráng nhịn" thêm vài ngày nữa để phần vỏ mốc trắng thì ruột của quách mới ngon. Khi ấy ruột quách có màu tím sẫm, hột quách nhỏ li ti màu trắng. Trái quách càng chín, hương sẽ rất thơm và ruột sẽ càng sẫm màu.


Chỉ cần một muỗng quách nhỏ cũng đủ để đánh thức mọi giác quan.Chỉ cần một muỗng quách nhỏ cũng đủ để "đánh thức" mọi giác quan.

Quách ăn ngon nhất là khi dầm chung với đường và nước đá. Thịt quách ngọt ngọt chua chua, hột quách nhỏ li ti nhưng ăn vào thì giòn giòn, lạ miệng. Chỉ cần một miếng quách nhỏ cũng đủ để đánh thức mọi giác quan. Ngoài việc dầm chung với đường, quả quách còn được ngâm rượu nếp. Rượu quách cũng là một trong những món đặc sản mà người dân Trà Vinh vẫn thường tự hào “giới thiệu” với du khách.
Ngoài tác dụng giải nhiệt, trái quách còn giúp trị táo bón. Theo dân gian, cắt mỏng trái quách non rồi mang phơi khô có thể dùng để chữa trị tiêu chảy, lá quách chữa trị viêm phế quản. Cây quách cao, tán lá rộng nên được nhiều người dân tại Trà Vinh trồng quanh nhà để “lấy” bóng mát. Hình ảnh trẻ con chơi đùa dưới tán cây quách từ lâu đã trở nên quen thuộc trong tâm trí của người dân miệt vườn.
Bài và ảnh: Diễm Thư

0 nhận xét: