Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Giải pháp Chống tấn công DDoS tiêu chuẩn – Pravail APS


Chúng tôi hiện là Nhà phân phối ủy quyền các sản phẩm và dịch vụ của Hãng ARBOR NETWORKS, USA. tại thị trường Việt Nam.
Những thách thức an ninh quan trọng của Mạng doanh nghiệp
Công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay đã trở thành một lĩnh vực quan trọng mà hầu hết các Doanh nghiệp đều nhận thức được và ứng dụng một cách nhanh chóng vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Điều đó thể hiện vai trò của CNTT ngày càng lớn, góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của chính các Doanh nghiệp.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, và làn sóng mới của các tiến bộ CNTT Thế hệ 3 – SMAC (Theo IDC Worldwide), các Doanh nghiệp cũng đang đứng trước các thách thức mới trong lĩnh vực An ninh thông tin, một lĩnh vực khó nhận thức hơn bao giờ hết.
Trong vai trò của người chuyển giao các giải pháp an ninh, Chúng tôi muốn nhấn mạnh ngay các thách thức cụ thể sau:
1. Các ứng dụng, dịch vụ CNTT và mạng của Doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng. Trong các ý thức truyền thống khi tiếp cận lĩnh vực an ninh mạng, các Doanh nghiệp dường như quan tâm nhiều hơn đến hai yếu tố bảo mật và toàn vẹn dữ liệu. Trong khi đó, yếu tố sẵn sàng lại ít được chú trọng!
2. Bảo vệ dữ liệu mật. Dữ liệu và thông tin của Doanh nghiệp là tài sản quan trọng nhất khi tiếp cận ứng dụng CNTT. Nó có thể bị đánh cấp, khai thác bằng cách “lắng nghe” và “báo cáo” từ chính các Malware & Botnets đã xâm nhập hệ thống mạng Doanh nghiệp, bất chấp các giải pháp, thiết bị khác đã và đang được đầu tư nhiều như Firewall, IPS hay WAF (Web Application Firewall).
3. Các hiểm họa từ mạng nội bộ. Đã từ lâu mạng LAN (Local Area Network) đã là nguồn tài nguyên vô cùng to lớn của các Hackers (hay Attackers) có thể tận dụng tối đa cho các mục đích không tốt của chúng. LAN là nơi chứa đựng rất nhiều tài nguyên của mạng Doanh nghiệp như: Database Servers, Application Servers, hay các tài nguyên quan trọng khác. Hiện nay các tài nguyên này ngày càng cho thấy phải cần được bảo vệ tốt hơn trước xu hướng ứng dụng di động trong mạng doanh nghiệp (BYOD – Bring Your Own Device) ngày càng phổ biến và nhanh chóng.
4. Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin. Các quy chuẩn trong lĩnh vực này ngày càng được phổ biến, không những có trong mảng Chính phủ (Government), hay Ngân hàng (Banking), mà các Doanh nghiệp muốn phát triển ở quy mô toàn cầu cũng sẽ dần phải đáp ứng chúng như là những chuẩn mực hội nhập quốc tế bắt buộc. Điều đó có nghĩa việc không tuân thủ các Tiêu chuẩn thường sẽ có giá rất đắt và có thể gây hại đến thương hiệu của chính Doanh nghiệp.
Khi nào Mạng doanh nghiệp cần đến một Giải pháp chống DDoS?
Tấn công DDoS hay còn gọi là tấn công từ chối dịch vụ mạng ngày nay đã trở thành một thách thức lớn nhất trong các thách thức an ninh mạng nói chung trong Doanh nghiệp. Với sự gia tăng nhanh về độ phức tạp của các cách thức tấn công, lưu lượng tấn công và tần suất lớn, các Trung tâm dữ liệu (Data Center) của Doanh nghiệp đang là đối tượng phổ biến được nhắm đến.
Nhận thức được tầm quan trọng của các Dịch vụ mạng mà Doanh nghiệp đang cung cấp cho Khách hàng, đối tác hay cho chính các nhân viên của mình được chạy trên Internet là phần không thể bị gián đoạn, hay nói cách khác, các dịch vụ này phải luôn được sẵn sàng và liên tục được phục vụ. Khi đó, Doanh nghiệp sẽ cần đến một giải pháp chống tấn công DDoS!
Các giải pháp ban đầu…?
Khi đối diện với sự gián đoạn cung cấp các dịch vụ đó, Doanh nghiệp thường sẽ tìm kiếm cho mình các giải pháp, thiết bị có khả năng chống DDoS có mặt trên thị trường dựa trên chính ý thức tiếp cận truyền thống, đó chính là những thiết bị Tường lửa (Firewall), thiết bị chống xâm nhập bất hợp pháp (IPS) hay chính các WAP ứng dụng cho các dịch vụ được thiết kế dựa trên nền Web,...v.v.
Tuy nhiên, các thiết bị này hay module của chính các thiết bị này có thể giúp Doanh nghiệp chống tấn công DDoS hiệu quả? Điều này phụ thuộc vào chính Doanh nghiệp hay đội ngũ IT Security có thể nhận thức theo cách tiếp cận mới không? Hay Doanh nghiệp có tự hỏi liệu chăng cách tiếp cận mới có hiệu quả hơn không?
Giải pháp của Arbor Networks – Pravail APS (Availability Protection System)
Hiểu rõ các nhu cầu đó của Doanh nghiệp, Arbor Networks đã và đang cung cấp cho Doanh nghiệp một giải pháp mới, hoàn toàn khác với các tiếp cận ban đầu và truyền thống trước đây.
Arbor Networks mang đến sự khác biệt bằng chính công nghệ sở hữu riêng, đó chính là công nghệ tiếp cận tấn công DDoS theo mức Stateless. Khác với cách tiếp cận truyền thống có trên các thiết bị Firewall, LB (Load Balancer), hay cả trên Router bằng công nghệ Stateful. Các thiết bị này sẽ bị giới hạn bởi năng lực phần cứng được dùng để thiết kế và sản xuất thiết bị.
Cụ thể hơn, các thiết bị này sẽ duy trì cho hệ thống một Bảng danh mục các kết nối đã được thiết lập trực tuyến, nhằm giải quyết tốt tính hiệu năng khi xem xét và phân tích các kết nối đến. Tuy nhiên, với cách tiếp cận này, vô tình đã là điểm chết của hệ thống khi Attackers sử dụng hệ thống Botnets của chúng để gia tăng số lượng kết nối đến một cách đột ngột lớn và bất thường, tạo nên khả năng tràn ngập nhanh chóng. Chúng sẽ cố tình chiếm dụng toàn bộ tài nguyên này của Bảng và gây mất khả năng phản ứng của hệ thống các thiết bị này (do quá tải). Từ đó, chính các hệ thống biên này sẽ không thể đáp ứng yêu cầu dịch vụ bình thường của các người dùng bên ngoài được nữa, từ chối dịch vụ sẽ bắt đầu, dịch vụ bị gián đoạn là kết quả tất yếu.
Bên dưới là tổng quan giải pháp của Chúng tôi mang lại – Giải pháp Pravail APS:
Cách thức Pravail APS hoạt động:
Các sản phẩm tiêu chuẩn của Pravail APS:
Để tìm hiểu và được tư vấn chi tiết về giải pháp này của Chúng tôi, Quý khách hàng, đối tác vui lòng liên hệ sớm với Bộ phận tư vấn kỹ thuật để được phục vụ tốt nhất!
Trân trọng cảm ơn,
Bộ phận tư vấn kỹ thuật.
(Presales Department)

0 nhận xét: