Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

QUY TRÌNH TIẾP XÚC LẠNH

a.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý:

Tiếp xúc lạnh luôn là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong kinh doanh theo mạng. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là một số nhà phân phối chỉ hoạt động trong môi trường ấm, toàn bán hàng và bảo trợ bạn bè và người thân. Một lúc nào đó môi trường này cũng bão hoà. Do đó, để thành công trong kinh doanh theo mạng, chúng ta cần phải tận dụng những môi trường khác nữa. Chúng ta hãy tiếp xúc lạnh ngay thôi!
Tiếp xúc lạnh
Nguồn: hotwater911.com
Các nhà tâm lý cho biết, tính rụt rè có thể làm cho bạn được thương mến, nhưng không thể mang đến thành công trong cuộc sống và nhất là trong kinh doanh được. Để giúp các nhà phân phối trở nên tự tin hơn trong khi tiếp xúc lạnh, Diane chia sẻ với các bạn vài “mẹo” nhỏ sau:

Ngoại hình:

Ấn tượng ban đầu đóng vai trò quan trọng trong một mối quan hệ. Ngoại hình chính là công cụ để bạn tạo thiện cảm với mọi người từ cái nhìn đầu tiên. Trong giao tiếp kinh doanh, ngoại hình càng đóng vai trò quan trọng để bạn thể hiện bản sắc của mình ngay lần đầu gặp mặt.
Bạn không cần có một khuôn mặt khôi ngô, xinh đẹp, một vóc dáng người mẫu mà lựa chọn trang phục và các phụ kiện đi kèm một cách khéo léo mới chính là điểm then chốt để thể hiện cá tính của bạn. Chọn trang phục phù hợp dáng người, phù hợp môi trường gặp gỡ, gọn gàng, thơm tho, những phụ kiện đi kèm như túi xách, đồng hồ, điện thoại không quá lòe loẹt, rối rắm sẽ thể hiện bạn là một doanh nhân trẻ đầy chuyên nghiệp và tự tin.
Về khoản này, các bạn có thể tham khảo thêm một số quy tắc trong bài viết Phong cách ăn mặc của doanh nhân để tạo thiện cảm cho người đối diện ngay từ cái nhìn đầu tiên nhé!

Lắng nghe:

Khi bạn thực sự lắng nghe người đối diện, họ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu, họ cảm thấy được tôn trọng, được bạn quan tâm và đánh giá cao.

Nhớ tên:

Tên riêng là một trong những âm thanh ngọt ngào nhất. Việc xưng hô bằng tên riêng trong cuộc nói chuyện sẽ làm cho bầu không khí trở nên nhẹ nhàng và thân thiện hơn.
Vì vậy, khi tiếp xúc lạnh, bạn hãy dùng tên riêng của người đối diện vào lúc đầu hay lúc kết thúc cuộc hội thoại, chẳng hạn như lúc chào, cảm ơn hay tạm biệt…

Ngôn ngữ cơ thể:

Ngôn ngữ  cơ thể, bao gồm các cử chỉ, động tác được thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay…tưởng như đơn giản nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả trong tiếp xúc lạnh.
Thông thường sau khi chào hỏi xã giao, người có kinh nghiệm bắt đầu chú ý đến những cử chỉ phi ngôn ngữ của người đối diện. Anh ta bắt chéo chân tay trong khi nói chuyện? Anh ta nhìn thẳng vào mắt mình? Anh ta che miệng khi đặt câu hỏi?

Giao tiếp bằng mắt:

Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Trong khi giao tiếp, có thể hiểu được cảm xúc người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp.
Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói: Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn.
Ánh mắt thay thế lời nói: Có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói nhưng vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt.
Tuy nhiên, các bạn nhớ không nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi mói, chằm chằm vào người đối diện nghen.

Nụ cười:

“Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ.” Rất nhiều chuyên gia cho rằng nụ cười là vô vùng quan trọng khi bắt đầu một buổi nói chuyện, thương thảo hợp đồng, đàm phán hay bất cứ cuộc gặp gỡ nào.
Nếu bạn để ý sẽ thấy rằng, mọi chính trị gia, mọi nhà doanh nghiệp đại tài đều có những nụ cười riêng biệt cho mỗi lần xuất hiện. Có thể bạn không phải là người giỏi giao tiếp nhưng bạn sở hữu một thái độ thân thiện, luôn nở một cười tươi, bạn vẫn có thể có những cuộc giao tiếp thành công như bất kì một người giỏi giao tiếp nào.
Với một vài mẹo nhỏ này, Diane hy vọng giúp ích được cho các bạn, những người làm kinh doanh theo mạng. Hầu hết mọi người trong cuộc sống của chúng ta thường được chia thành 3 dạng:
  • Khoảng 33,33% là những người yêu thương chúng ta, đa phần là gia đình và bạn bè.
  • 33,33% là những người không thích chúng ta, bất kể chúng ta đi đâu, làm gì.
  • Còn lại, là những người không quen biết.
Thế nên, bí quyết là ở chỗ không phải chúng ta làm cho những người yêu thương chúng ta yêu chúng ta hơn; không phải chúng ta biến những người ghét chúng ta thành những người yêu thương chúng ta, mà chúng ta khiến 33,33% những người không quen biết, thích và yêu chúng ta… Vì vậy, các bạn ”hãy học cách trò chuyện với bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào.” ~Larry King
B.CÁC BƯỚC  
Quy trình Tiếp Xúc Lạnh: gồm 8 bước
B1: Quan sát
B2: Nở nụ cười
B3: Bắt chuyện- Nhận nhầm
                       - Khen
                       - Nhờ sự giúp đỡ
                       - 1 lý do bất kỳ như giao lưu, cùng quê, cùng trường...
                       - Qua 1 người bạn
                       - Cùng một sở thích, hay CLB nào đó...
B4: Quảng bá chính mình hoặc các mối quan hệ của mình
B5: Cho mối lợi
B6: Động tác lấy số
B7: Nhắc lại
B8: Làm thân.
Notes: 
- Với những NPP mới khi đi tiếp xúc lạnh với 100 người đầu tiên thì đi từ dễ đến khó như: xe ôm, bán hàng rong, bán hàng trong các shop hay siêu thị, người trong quán cafe, bất kỳ người nào đó nhưng KHÔNG LẤY SĐT vì - Tạo thói quen nói chuyện
                     - Vượt qua nỗi sợ hãi hoặc tiếc người
                     - Tạo tâm lý thoải mái khi nói chuyện với bất kỳ người nào.
Nếu 100 người vẫn sợ hãi thì làm tiếp 100 người tiếp theo và nếu vẫn còn thấy sợ thì suy nghĩ lại xem mình có thích hợp với công việc này hay không vì công việc của chúng ta là: Giao Tiếp - Quảng Bá - Phục Vụ.
- B6: Động tác lấy số là: Ae hoặc Ce mình giao lưu sđt để làm gì đó chứ không Xin vì ( xin là hạ thấp bản thân rùi).
C.KINH NGHIỆM CÁ NHÂN

Gần – Thân – Ký – Dùng – Cảm – Chia

Bước 1: Tự giới thiệu mình, hỏi thăm, làm quen, tìm ra điểm chung và nói chuyện về điểm chung đó.
-  Người gặp lần đầu tiên luôn có một khoảng cách, vì vậy cần phá vỡ sự ngăn cách đó.
-  Sử dụng 2 loại câu hỏi để giao tiếp:
+ Câu hỏi đóng: Là câu hỏi mà người trả lời chỉ có thể xác nhận là có hoặc không thôi.
+ Câu hỏi mở: là câu hỏi dùng trao đổi thông tin và thường dùng với cụm từ : Cái gì (What), tại sao (Why), khi nào (When), Ở đâu (Where), như thế nào (When).
-  Tìm điểm chung và nói về điểm chung đó.
-  Trường hợp nếu thấy khách là người tiềm năng, phù hợp với công việc nhưng không có điều kiện để nói chuyện lâu thì cần xin cho được số điện thoại và hẹn gặp vào một dịp khác thuận lợi hơn.
Bước 2: Tạo sự thân tình và tin tưởng.
Ví dụ: – Mời đi uống nước.
- Gửi quà tặng.
- Đến nhà chơi.
Quá trình này có thể kiên trì kéo dài vài tuần, vài tháng, có khi vài năm nếu đó là người năng lực rất tốt mà bạn muốn chinh phục.
Bước 3: Tác động tư tưởng
+ Với những người có trình độ và chưa làm KDTM thì bạn đề cao và hướng dẫn đọc bộ sách Dạy con làm giàu cuốn 1,2 và 11.
Đây là bộ sách nổi tiếng trên thế giới, vì vậy khi đọc bộ sách này khách sẽ thay đổi nhận thức.
Sau đó bạn hãy gửi thêm tài tiệu sơ khởi về công việc là cuốn BÍ QUYẾT KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG VỚI KDTM.
Bước 4: Chốt hợp đồng.
+ Hướng dẫn xem tài liệu chuyên sâu và tham gia học đào tạo.
Có thể tham khảo ví dụ sau:
Tình huống: Bạn đang học tập và làm việc tại TPHCM, về quê mình là Đà lạt chơi và trên xe về, ngồi cạnh bạn là một chị lớn tuổi hơn, bạn vận dụng kỹ năng tiếp xúc lạnh.
- Chào chị, chị cũng về TPHCM ạ.
- Đúng rồi.
- Em tên Ngọc Trâm, xin hỏi chị tên gì?
- Chị là Thanh Nhâm.
- Quê em ở Đà lạt, công việc em cũng bận nên nửa năm nay mới về thăm nhà được, chị cũng là người Đà Lạt hả?
- Không, chị đi Đà Lạt chơi thăm người bạn.
(Như vậy là bạn biết có người tại Đà lạt để khai thác)
- Bạn chị sống tại Đà lạt hả, tên gì vậy, nói em biết có khi cũng là người quen của em.
- Tên là Hữu.
- Anh Hữu hả, có phải trước đây có làm bên công ty bảo hiểm Prudential, nhà ở đường…. không?
(Nếu đúng là bạn đã tìm ra một điểm chung rồi và hãy nói về điểm chung đó)
- Không, Anh Hữu làm trưởng phòng nhân sự công ty VMB.
(Như vậy là bạn biết anh Hữu là người có trình độ học thức, tương lai có thể liên hệ kết nối vào công việc)
Tiếp theo, hỏi thăm tiếp về gia đình, sở thích, công việc… Mục đích để tìm ra những điểm dưới đây.
  • Có sắp xếp được thời gian cho công việc bạn muốn giới thiệu không?
  • Có muốn kiếm thêm thu nhập nữa không?
  • Bản thân và gia đình có nhu cầu về sức khỏe hoặc chăm sóc sắc đẹp không?
Ví dụ:
- Chị được mấy cháu rồi? Cháu học có giỏi không?
- Hàng ngày ai đưa cháu đi học?
- Ba mẹ chị cũng sống ở thành phố HCM hả, đã nghỉ hưu chưa?
- Anh chị ở riêng hay sống cùng cha mẹ?
- Công việc của anh làm nghề gì?
- Công việc của chị là gì? Công việc có áp lực không?
- Thu nhập có cao không?
- Ngoài công việc chính, chị có làm thêm việc gì khác không?
- Sở thích của chị là gì?
- Chị có thích đi du lịch không?…………

0 nhận xét: