Virus máy tính từ
lâu đã là cơn ác mộng của tất cả các ngành nghề có liên quan đến máy
tính. Sau đây là danh sách 10 virus máy tính đáng sợ nhất mọi thời đại.
Melissa. Mùa xuân
năm 1999, một người đàn ông tên là David L.Smith đã tạo ra một loại
virus máy tính dựa trên lệnh Microsoft Word. Virus này có thể lan truyền
thông qua các bức thư điện tử, được gọi là Melissa-tên một vũ công nổi
tiếng ở Florida. Virus này dụ người dùng mở một tập tin với thông điệp
kèm theo: “Đây là tài liệu mà bạn đang cần, đừng đưa nó cho ai”.
Sau khi được kich hoạt, virus này tự động nhân đôi và gửi cho 50 người
khác trong danh sách địa chỉ email của bạn, khiến mạng email bị tắc
nghẽn. Theo tài liệu FBI, virus này đã tàn phá hệ thống mạng cá nhân và
chính phủ. Đây là loại virus máy tính đầu tiên thu hút được sự quan tâm
của công chúng.
ILOVEYOU. Một năm sau khi virus Melissa tàn phá Internet, một virus có tên ILOVEYOU đến từ Philippines lại gây “bão mạng”.
Cũng giống như virus trước, virus này có dạng một con sâu, là một
chương trình độc lập, có khả năng tự nhân đôi và lan truyền thông qua
emai. Chủ đề của bức thư điện từ nói rằng đây là một lá thư tình yêu đến
từ một người hâm mộ bí ẩn. Và file đính kèm chính là virus. Loại virus
này đã gây thiệt hại khoảng 10 tỉ USD.
Virus Klez. Virus
Klez đã đánh dấu một hướng phát triển mới của virus máy tính. Nó bắt
đầu hoành hành vào cuối năm 2001, và các biến thể của nó đã lan tràn
trên internet trong vài tháng. Con sâu Klez sau khi lây nhiễm cho máy
tính thông qua một tin nhắn email sẽ tự nhân đôi và gửi nó tới danh sách
bạn bè trong danh bạ của nạn nhân. Một vài biến thể của loại virus này
còn khiến máy tính không thể hoạt động được. Tùy thuộc vào biến thể mà
virus này hoạt động như một virus bình thường, một con sâu virus hay mã
độc Trojan. Nó thậm chí còn khiến các phần mềm diệt virus bất lực.
Code Red và Code Red II.
2 con sâu này xuất hiện vào mùa hè năm 2001. Cả 2 đều tấn công vào lỗ
hổng của hệ điều hành Windows 2000 và Windows NT. Khi đó, những máy tính
chạy hệ điều hành này sẽ nhận được nhiều thông tin hơn là nó có thể xử
lý được và nó bắt đầu ghi đè lên bộ nhớ gần kề. Sâu Code Red đã mở màn
cho một cuộc tấn công vào các máy chủ trang web của Nhà Trắng. Tất cả
những máy tính bị nhiễm virus này sẽ đồng loạt kết nối với các máy chủ
web của Nhà Trắng, khiến nó bị quá tải. Những máy tính bị nhiễm virus
Code Red II sẽ không tuân lệnh chủ máy bởi nó đã mở ra một cửa hậu vào
hệ điều hành của máy tính, cho phép tiếp cận và điều khiển máy tính từ
xa. Người tung ra virus có thể tiếp cận mọi thông tin từ máy của nạn
nhân và thậm chí sử dụng những máy nhiễm virus để thực hiện các vụ phạm
tội.
Nimda. Loại virus
này cũng xuất hiện năm 2001. Nimda là một loại sâu virus. Nó lây lan
rất nhanh trên internet, và chỉ mất 22 phút sau khi xuất hiện, nó đã
đứng hàng top những virus gây ra các cuộc tấn công được ghi nhận. Mục
tiêu chính của loại virus này là các máy chủ internet, khiến việc truyền
dữ liệu trên internet bị tắc nghẽn. Nimda sử dụng nhiều phương pháp để
lan truyền, trong đó có cả email. Nó cũng tạo ra một cửa hậu để người
khác tiếp cận và điều khiển máy tính bị nhiễm virus.
SQL Slammer/Sapphire.
Xuất hiện từ cuối tháng 1/2013, Sapphire tấn công các máy chủ web lây
lan nhanh qua internet và đã “hạ gục” rất nhiều hệ thống quan trọng:
dịch vụ ATM của ngân hàng Mỹ, dịch vụ 911 của thành phố Seattle bị cắt,
hãng hàng không Continental buộc phải hoãn vài chuyến bay vì vé điện tử
và hệ thống check-in bị hỏng hóc. Virus này đã gây ra thiệt hại khoảng 1
tỉ USD.
MyDoom. Đây cũng
là một con sâu virus, tạo ra một cửa hậu tấn công vào hệ điều hành của
máy tính nạn nhân. Lần tấn công đầu, virus khiến mạng internet bị tắc
nghẽn. Lần tấn công thứ 2, virus tấn công vào các công ty tìm kiếm, như
Google, khiến dịch vụ tìm kiếm trở nên rất chậm và thậm chí là bị hỏng.
Sasser và Netsky.
Người lập trình ra loại virus này, một thanh niên 17 tuổi người Đức có
tên Sven Jaschan đã tạo ra 2 con virus này và tung chúng lên internet.
Dù có cách thức hoạt động khác nhau, nhưng những điểm giống trong code
đã khiến các chuyên gia tin rằng đây là “công trình” của cùng
một người. Sasser tấn công vào lỗ hổng Microsoft Windows nhưng không lan
truyền qua email, thay vào đó nó tìm kiếm những hệ thống có lỗ hổng
khác. Nó sẽ nối những hệ thống này lại với nhau và hướng dẫn chúng tải
virus. Virus sẽ quét các địa chỉ IP một cách ngẫu nhiên để tìm ra các
nạn nhân. Máy tính sẽ không tắt được nếu như không cắt nguồn điện. Virus
Netsky lây lan qua email và mạng Windows, khiến mạng bị tắc nghẽn.
Leap-A/Oompa-A.
Loại virus này chủ đích tấn công các máy tính chạy hệ điều hành OS, một
hệ điều hành thường ít bị ảnh hưởng bởi virus. Nó sử dụng chương trình
nhắn tin nhanh trên iChat để lây lan qua các máy tính Mac khác. Sau khi
bị nhiễm virus, nó sẽ tìm trên danh sách liên lạc của iChat để gửi tin
nhắn, kèm theo một file nhiễm virus, được giả dạng bằng một tấm ảnh
JPEG.
Storm Worm.
Nó được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2006. Đây thực tế là một
chương trình mã độc. Các biến thể của nó lừa nạn nhân tải những ứng dụng
từ các đường link giả. Thủ phạm tung virus thường xuyên thay đổi chủ đề
của email để theo kịp dòng sự kiện. Storm Worm được coi là một trong
những vụ tấn công tồi tệ nhất của virus trong nhiều năm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét