27. Nói Ngược – Làm Ngược
- NĐK chỉ bộ phận trên cơ thể mình và nói bộ phận khác
NC phải chỉ bộ phận khác đó và nói bộ phận mà NĐK đã chỉ.
Ví dụ : NĐK chỉ đầu và nói đây là cái chân
NC phải chỉ chân và nói đây là cái đầu.
* Lưu ý: Ai không phản ứng nhanh, chỉ sai hoặc nói sai bị phạt
28. Có – Không
- NĐK hỏi NC một cái gì đó của anh ta
- NC, nếu có vật đó thì nói không nhưng phải gật đầu.
Còn nếu NC không có vật đó thì phải nói có nhưng lắc đầu.
* Lưu ý: Ai nói không mà lắc đầu hoặc nói có mà gật đầu thì bị phạt.
29. Đánh Trống Lảng
NĐK hỏi NC một chuyện gì đó. Người này không được trả lời câu hỏi đó nhưng nói lảng qua một câu chuyện khác.
Ví dụ : NĐK : Hôm qua anh ở đâu ?
NC : Hôm nay trời đẹp quá !
* Lưu ý: Ai trả lời ngập ngừng thì bị phạt.
30. Thợ Săn – Hổ – Tiều Phu
Nguyên tắc : Thợ săn bắn hổ
Hổ vồ tiều phu
Tiều phu búa thợ săn
. Thợ săn : 2 tay làm súng chĩa
. Hổ : 2 tay vồ người
. Tiều phu: 2 tay nắm lại thành búa
* Lưu ý: NĐK làm động tác nào thì Nc phải làm động tác khác để thắng NĐK. Ai sai bị phạt.
31. Đùng – Chéo – Ah
Nguyên tắc : Đùng thắng chéo
Chéo thắng Ah
Ah thắng đùng
. Đùng : 2 tay bắn lên cao
. Chéo : vòng tay từ phải qua trái tròn
. Ah : Giựt mình ngã ra sau
* Lưu ý: NĐK làm một động tác thì NC phải làm động tác khác để thắng NĐK
32. Thuyền Chở Gì ?
Ngồi hay đứng thành vòng tròn, NĐK chỉ một người và hỏi với tên người đó:
NĐK hỏi NC : Thuyền Hằng chở gì ? khi đó người được hỏi có tên Hằng trả lời: Ví dụ:Thuyền Hằng chở hẹ, rồi tiếp theo, người đó sẽ hỏi một người khác. Ví dụ: Thuyền Huy chở gì? Cứ như thế, người được hỏi phải trả lời chở một vật hay loài vật có tên mà chữ cái đầu giống với chữ cái đầu của tên mình.
Ví dụ: Hằng – hẹ; Huy – huệ; Anh – ảnh ….
* Lưu ý: Ai không phản ứng nhanh hoặc chở cái gì mà không có ý nghĩa hay chữ cái đầu không hợp với tên mình thì bị phạt.
33. Đếm Sao
- NĐK (hát hoặc đọc) : một ông sao sáng, hai ông sáng sao, tôi đố anh chị nào một hơi đếm hết từ một ông sao sáng đến mười ông sáng sao.
- NC : (Đếm từ 1 đến 10 một hơi) 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao…
* Lưu ý: Ai đếm chậm hoặc sai bị phạt
* Biến chế thêm : 1 ly chanh đá, 2 ly đá chanh
1 ly chanh muối, 2 ly muối chanh
1 cây kem chuối, 2 cây chuối kem
1 ly nước dừa, 2 ly dừa nước
1 tô canh cá, 2 tô cá canh
1 cây sụ đọt, 2 cây đọt sú.
34. Soi Gương
- NĐK đến trước NC làm bất cứ động tác gì NC phải làm theo y hệt như soi trong gương (nếu sai bị phạt).
35. Nói Ngược – Nói Xuôi
(Vòng tròn, chia làm 2 phe bằng nhau).
* NĐK chọn ra những cặp từ đối lặp.
* Ví dụ : - Chúa - Con - Vua - Tôi
- Thầy - Con - Mẹ - Con
- Cha - Con - Anh - Em.
* Nói về thức ăn hoặc nước uống : - Mắm - Bún
- Chanh - Đá
* Nói về thú vật : - Chó - Mèo
- Gà - Vịt
- Trâu - Bò
. Cách thực hiện :
- NĐK cho NC lặp lại những cặp từ trên cho thuộc, rồi chỉ vào nhóm 1 và nói : Chúa – Con.
+ Nhóm 1 : Chúa với con là Chúa Chúa Chúa.
+ Nhóm 2 : nói ngược lại Con với Chúa là con con con.
- NĐK: Chỉ bất cứ nhóm nào và nói trước một cặp từ đối lặp bất kỳ. Từ đó nhóm ấy sẽ bắt đầu như trên.
* Chế tài : Nhóm nào hô không đều, hoặc lộn sẽ bị chết.
36. Lý, Lắc, Lặc
- NĐK : Lý Tc : Lý (gật đầu)
- NĐK : Lắc Tc : Lắc (lắc đầu)
- NĐK : Lặc Tc : Lặc (Bật ngửa đầu ra sau).
* Lưu ý : NĐK làm một kiểu, nói một kiểu. Ai sai bị phạt
37. Chưa Yêu, Yêu, Đang Yêu, Hiến Dâng
- NĐK : Chưa yêu +TC : Lặp lại (bàn tay phải đặt nơi má phải, đầu nghiêng về bên phải)
- NĐK : Yêu + TC : Yêu (Đặt bàn tay phải lên môi)
- NĐK : Đang yêu + TC: Đang yêu (Đặt tay phải lên ngực)
- NĐK: Hiến dâng + TC: Hiến dâng (Ngửa 2 bàn tay từ trong ra hai bên).
38. Hôn – Hít – Hỉnh
- NĐK : Hôn + TC : Chu miệng
- NĐK : Hít + TC : Hít vào kêu có tiếng
- NĐK : Hỉnh + TC : Hỉnh mũi lên
*Lưu ý: Ai sai bị phạt.
39. Thăng – Giáng – Bình
- NĐK : Thăng + TC : lặp lại (2 tay đưa lên cao)
- NĐK : Giáng + TC : lặp lại (2 tay đưa xuống thấp)
- NĐK : Bình + TC : lặp lại (2 tay đưa ngang ngực)
* Lưu ý : NĐK hô một đàng làm một nẻo. Ai sai bị phạt.
40. Trái – Phải ; Trước – Sau
* Tất cả phải thực hiện động tác trái ngược với các mệnh lệnh của NĐK.
- NĐK : Hô bên trái + TC : Nhảy sang bên phải
- NĐK : Hô bên phải + TC : Nhảy sang bên
- NĐK : Hô đằng trước + TC : Nhảy lùi về sau.
- NĐK : Hô đằng trước + TC : Nhảy lùi về sau.
- NĐK : Hô đằng sau + TC : Nhảy lên phía trước.
41. Chữ A, O, U, I, E
NĐK : A : 2 tay để lên đầu tạo hình tam giác.
O : 2 tay vòng cung tròn trên đầu
U : 2 tay vung ngang vai tạo thành chữ u
I : tay phải giơ lên cao
E : tay phải co chống vào hông phải tạo thành chữ e.
TC : cùng hát bài “Ta hát to hát nhỏ… “ đến câu cuối : ô, ố, ồ
NĐK : giơ hiệu chữ nào thì TC cùng hát chữ đó. Thí dụ : NĐK giơ chữ A, thì cùng hát A, Á , A, À…
* Tương tự các chữ khác cũng thế NĐK đổi chữ là đổi lời hát.
42. Bà Ba Đi Chợ
NĐK : Bà ba đi chợ
- đụng phải con cá bà đi bà đá
- đụng phải con cò bà nhảy cò cò.
- đụng dòng nước chảy bà đi bà nhảy
- đụng phải cái chum bà đi lum khum
- đụng phải con bò bà đi lò cò
* Lưu ý: TC nói và làm theo lời nói và cử điệu NĐK; NĐK có thể đổi “Bà Ba đi chợ” thành “Mẹ tôi đi chợ”, và chế biến thêm sao cho những câu nói càng dí dỏm càng hay.
43. Hãy Làm Theo Tôi
-NĐK: Này bạn ơi hãy làm theo tôi
-TC: Này bạn ơi hãy làm theo tôi
-NĐK: Cười cái coi là cười cái coi
-TC: Cười cái coi là cười cái coi
-NĐK: Vui quá trời là vui quá trời
-TC: Vui quá trời là vui quá trời
-NĐK: Đừng có làm sai
-TC: Đừng có làm sai
-NĐK: Có khó chi mô bạn ơi
-TC: Có khó chi mô bạn ơi
* Tương tự : - Gãi cái đầu - chí quá trời
- Đấm cái lưng - nhức quá trời.
- Chạy cái coi - Trễ quátrời.
- Ngồi xuống đây - Mệt quá trời.
- Khóc cái coi - Buồn quá trời.
- Cúi cái lưng - Mỏi quá trời.
- Quỳ xuống đây - ê quá trời.
- Nằm xuống đây - buồn ngủ quá trời..
* Lưu ý: TC làm theo lời nói và cử điệu NĐK.
44. Quay Sang Bên Mặt
Tất cả hát bài hát “ Quay sang bên mặt, nhìn về bên trái . Nếu thấy có ai… “ Lúc đó NĐK sẽ hô :
- Không cười thì nhéo - Không quì thì ngắt
- Không khóc thì đánh - Không bò thì thụi
- Không ngồi thì đá - Không nằm thì nhéo
- Không đứng thì đạp.
* TC : Làm cử điệu theo câu nói của NĐK
45. Nhà Nông.
NĐK : Nhà nông vác cuốc ra đồng - cuốc 1 cái - xới đất lên
Mưa rơi - ướt cả ruộng đồng - gieo hạt - hạt nẩy mầm 1 lá - 2 lá, 1 nụ - 2 nụ - nụ nở thành hoa - gió thổi – hoa lung linh trước gió - hoa phất phơ trước gió - hoa héo - hoa tàn.
* Lưu ý: NĐK vừa nói vừa làm cử điệu theo ý nghĩa của câu nói; tất cả người chơi lặp lại lời nói và làm theo cử điệu của NĐK
46. Đá Banh
- NĐK : Đá banh + tc : nhảy tại chỗ
- NĐK : Lừa banh + tc : dang chân trái sang trái, rồi rút về
- NĐK : Qua phải + tc : giạng chân phải sang phải, rút về
- NĐK : Sút + tc : Đá thẳng chân phải về phía trước
- NĐK : Dô + tc : Co tay phải lên
- NĐK : Không dô + tc : giơ thẳng tay ra trước mặt.
* NĐK có thể chế thêm : Đội đầu, nhảy lên đánh đầu, chụp… (người chơi nói và làm theo NĐK).
. Biến chế :
- NĐK : Hồng Sơn + tc : Hồng Sơn
- NĐK : Dẫn banh + tc : Dẫn banh (chạy tại chỗ)
- NĐK : Qua phải + tc : Qua phải (chạy sang phải)
- NĐK : Sang trái + tc : Sang trái (chạy sang trái)
- NĐK : Chuẩn bị + tc : Chuẩn bị (co chân phải)
- NĐK : Sút + tc : : Sút (sút chân fải trước)
* Lưu ý : Có thể gọi tên bất cứ cầu thủ nào. Mỗi lần lặp lại nên thay tên cầu thủ),
- NĐK có thể thêm : Dẫn banh (chạy tại chỗ)
- Chuyền cho Huỳnh Đức ( Đá chân phải sang trái)
- Hoặc đánh đầu (Nhảy lên gật đầu)
- Mất banh (Đứng yên).
47. Chào Model
- NĐK : Nam Việt Nam chào Nữ Việt Nam.
- tc : 2 tay nắm để trước ngực chào.
- NĐK : Nữ Việt Nam chào Nam Việt Nam
- tc : tay phải đưa lên mà làm duyên
- NĐK : Nam Việt Nam chào Nữ ngoại quốc.
- tc : Bàn tay phải đạt trên ngực cúi đầu.
- NĐK : Nữ ngoại quốc chào Nam Việt Nam
- tc : 2 tay nắm 2 vạt áo nhún xòe chân.
- NĐK : Nam ngoại quốc chào Nữ Việt Nam.
- tc : Tay phải đưa ra như mời.
- NĐK : Nữ Việt Nam chào nam ngoại quốc.
- tc : Tay trái đưa lên mà làm duyên.
48. Cô Ca Cô La
( chia 4 nhóm bằng nhau)
- Nhóm I : Gọi là Cô.
- Nhóm 2 : Gọi là Ca.
- Nhóm 3 : Gọi là Cô
- Nhóm 4 : Gọi là La.
* NĐK : Chỉ từng nhóm, nhóm nào được chỉ phải hô to tên của nhóm mình.
49. Cóc Cần
(chia làm 4 nhóm)
- Nhóm 1 : Đặt tên là Ông
- Nhóm 2 : Đặt tên là Cóc
- Nhóm 3 : Đặt tên là Cần
- Nhóm 4 : Đặt tên là Bà.
* NĐK chỉ theo từng nhóm, nhóm nào được chỉ phải hô to tên của nhóm mình.
50. Đồng Hồ Báo Thức
(chia làm ba nhóm)
- Nhóm 1 : KÍNH KENG
- Nhóm 2 : CÒNG CÒNG
- Nhóm 3 : BONG BONG
* NĐK đứng giữa chỉ từng nhóm. m được chỉ phải hô to tên của nhóm mình.
51. Pháo Nổ
* NĐK đứng giữa vòng tròn ra hiệu cho tất cả chuẩn bị nổ (vỗ tay).
NĐK giơ tay thấp, tất cả vỗ nhẹ. Giơ càng cao vỗ càng mạnh.
NĐK phất tay phải, tất cả kêu “Đùng”. Phất tay trái kêu “Đoành”.
NĐK phất 2 tay tất cả kêu “Đùng Đoành”.
52. Ba Thế Hệ Gà
(chia thành 3 nhóm bằng nhau)
- Nhóm 1 : Gà mẹ (kêu : cục ta, cục tác)
- Nhóm 2 : Gà trống (kêu ò ó o…)
- Nhóm 3 : Gà con (kêu chíp chíp chíp)
* NĐK Đưa tay chỉ vào nhóm nào, thì nhóm đó phải đồng thanh kêu lên theo tiếng kêu của mình; NĐK Có thể thay đổi nhóm liên tục và càng lúc càng nhanh lên. Nhóm nào kêu không đều, hay chậm sẽ bị loại.
53. Hòa Tấu
(chia làm 4 nhóm bằng nhau)
1. Nhóm đàn : Tình tính tình, tình tính tang, tình tính tình tính tang tang tình.
2. Nhóm kèn : Tò tí tò, tò tí te, tò tí tò tí te te tò.
3. Nhóm trống : Tùng cắc tùng, tùng cắc cheng, tùng cắc tùng, cắc cheng cheng tùng.
4. Nhóm đàn cò : Ò í ò, ó í e, ò í ò í e e ò.
* NĐK đứng giữa vòng, chỉ vào bất cứ nhóm nào, nhóm ấy phải hòa tấu lên giai điệu của mình. Có thể hát bài Hòa tấu.
1. CHIM, THÚ, CÁ
Cách chơi: Người điều khiển đứng giữa vòng tròn, vừa đi vừa nói “Chim, thú, cá…” bất ngờ chỉ một người đứng trong vòng và hô “chim”, “thú”, hoặc “cá”. Người bị chỉ định phải lập tức nói tên con “chim”, con “thú”, hoặc con “cá” nào đó.
Thí dụ: như người điều khiển nói “Chim”, người bị chỉ phải nói: họa mi, két, sơn ca, chào mào, v.v…
Chú ý: Người chỉ định không được lập lại con “chim”, “thú”, hay “cá” đã được nói trước, hoặc ngập ngừng sẽ bị phạt.
2. KỂ CHUYỆN
Cách chơi: Người điều khiển bắt đầu câu chuyện tùy ý (chuyện vui hoặc lồng mẫu chuyện đạo ...). Khi nghe người điều khiển nói đến tên mình, người có tên đó phải tiếp tục câu chuyện sao cho tình tiết không bị gián đoạn, cứ thế tiếp tục hết vòng.
Thí dụ: Người đầu tiên kể: (Sáng hôm ấy thời tiết thật dễ chịu, tôi bỗng nhiên thích đi dạo. Tôi vào nhà khoác vội chiếc áo len xanh có thêm vài đoá hồng...” Người có tên Hồng phải tiếp tục câu chuyện và lập lại từ đầu “Sáng hôm ấy...”.
3. BỎ KHĂN
Cách chơi: Mọi người ngồi thành vòng tròn, một người tình nguyện cầm khăn đi quanh vòng tròn và bất chợt bỏ khăn sau lưng một người nào đó. Người được khăn lập tức rượt đuổi người bỏ khăn. Nếu người bỏ khăn có thể chiếm được chỗ người bị bỏ khăn mà không bị khăn đập trúng, người bị bỏ khăn phải cầm khăn tiếp tục trò chơi.
Chú ý: Khi người cầm khăn đi quanh vòng ngoài người ngồi trong vòng không được ngó ra sau, chỉ được bỏ hai tay ra sau mà thôi.
4. CHỮ CẤM
Cách chơi: Một người được chọn (hoặc chỉ định) bước ra khỏi vòng tròn. Những người còn lại đồng ý với nhau một chữ cấm nào đó, thí dụ như chữ “không”, “có”, “vàng”, “xanh”, v.v... Khi người chỉ định bước vô vòng tròn, người trong vòng hỏi những câu hỏi, yêu cầu, hoặc tìm mọi cách để người đó nói ra chữ cấm.
Thí dụ: Người trong vòng hỏi: “Anh thích ăn bánh ngọt chứ?” v.v...
Một người trong vòng bí mật đếm số lần người bị chỉ định dùng chữ cấm. Trong khi đó người được chỉ định phải vừa trả lời vừa đoán chữ cấm đó là gì. Nếu đoán đúng, người khác sẽ được chọn ra khỏi vòng và cứ như thế mọi người thay phiên nhau. Kết quả người nào dùng số chữ cấm ít nhất sẽ thắng cuộc.
5. HA HA HA
Cách chơi: Người thứ nhất cười “Ha”, người kế “Ha Ha”, người kế nữa “Ha Ha Ha” tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng.
Chú ý: Mọi người phải nhìn thẳng mặt nhau, hễ ai cười, hoặc nói sai số “Ha” sẽ bị loại.
6. KHĂN CƯỜI
Cách chơi: Người điều khiển đứng giữa vòng tròn tung khăn tay lên trời vừa cười, vừa làm bất cứ động tác nào đó. Những người trong vòng bắt đầu cười thỏa thích và làm theo động tác của người điều khiển. Khi khăn tay chạm đất tất cả mọi người phải đứng yên theo tư thế đã làm, không được nhúc nhích. Hễ ai cử động hoặc cười thành tiếng sẽ bị loại khỏi trò chơi.
Chú ý: Người trong vòng chỉ được cười khi thấy khăn rời khỏi tay người điều khiển.
Ðể lừa người chơi, người điều khiển có thể giả bộ tung khăn ra. Ðôi lúc chọc cho người trong vòng tròn cười sau khi khăn đã chạm đất.
Ðể tạo sự ngộ nghĩnh người điều khiển có thể cho phép người chơi làm bất cứ động tác nào khi cười.
7. TÌM KHO TÀNG
Cách chơi: Một người tình nguyện bước ra khỏi vòng, trong khi những người khác chọn một người trong vòng làm “kho tàng”. Khi người tình nguyện bước vô vòng, người trong vòng vỗ tay để hướng dẫn; người tình nguyện bước càng gần “kho tàng” tiếng vỗ tay càng to, càng xa tiếng vỗ tay càng nhỏ.
Chú ý: Tiếng vỗ tay phải liên tục. Người tình nguyện có thể chỉ được 3 lần. Nếu sau ba lần người ấy đoán sai phải bước ra khỏi vòng, và trong vòng phải chọn người khác làm kho tàng.
8. CHỤP KHĂN (HOẶC BÓNG)
Cách chơi: Tập họp thành vòng tròn. Một người đứng giữa vòng ném khăn (hoặc bóng) lên không trung đồng thời gọi tên của một trong những người chơi. Nếu người bị gọi tên để cho khăn (hoặc bóng) rơi xuống đất người ấy sẽ đứng ra tung khăn (hoặc bóng) để tiếp tục trò chơi.
9. CON MÈO ÐÁNG THƯƠNG
Cách chơi: Một người trong vòng được chỉ định làm mèo. Con mèo bò đến người mình thích, quỳ gối, chắp hai tay, kêu meo meo và làm những động tác để chọc người ấy cười. Trong khi người ấy dùng tay xoa đầu con mèo ba lần và nói “Tội nghiệp chưa, tội qúa hé, tội nghiệp con mèo...”.
Chú ý: Người bị con mèo chọc cười phải trở thành con mèo và cứ thế tiếp tục trò chơi.
10. NHÀ ÐIÊU KHẮC
Cách chơi: Người điều khiển được chọn làm người điêu khắc, sắp tất cả các người trong vòng tròn theo bất cứ hình thể nào (người được sắp xong không cử động), xong đâu đấy nhà điêu khắc đi từng người và tìm mọi cách để chọc người đó cười hoặc cử động. Người đầu tiên làm sai (cười hoặc cử động) sẽ trở thành nhà điêu khắc.
Chú ý: Ðể trò chơi thêm vui nhà điêu khắc có thể cho biết hình tượng mình nặn.
Thí dụ: Thưa quí vị đây là con khỉ phi châu nè. À! cái miệng nó chưa được nhọn, tôi phải sửa lại một chút nè v.v...
11. GIÀNH GIÀY
Cách chơi: Tất cả những người tham gia trò chơi cởi giày để dồn đống một nơi nào đó và đi đến vạch kẻ cách đó 5 đến 10 m. Sau tiếng còi của người điều khiển tất cả chạy đến đống giày, tìm đôi giày của mình, mang xong chạy đến vạch bắt đầu. Ai về trước sẽ thắng.
12. CHIM BAY, CHUỒNG BAY
Cách chơi: Vòng tròn đếm số (1,2,3) - (1,2,3)... cho đến hết vòng. Số 1 và 3 của mỗi nhóm làm chuồng, số 2 làm chim. Người không thuộc nhóm nào đứng giữa vòng làm chim. Khi người điều khiển hô “chim bay” tất cả “chim” trong lồng phải đổi chổ, trong khi những người đứng giữa phải tìm cách kiếm lồng của mình. Khi người điều khiển hô “chim bay - lồng bay” tất cả “chim” và “lồng” phải đổi chổ. Khi người điều khiển hô “lồng bay” tất cả “lồng” phải đổi chổ, “chim” có thể đứng yên hoặc đi tìm “lồng” của mình.
Chú ý: Những con chim trong ba lần trong cuộc chơi không tìm được lồng sẽ bị loại khỏi vòng chơi.
13. TÔI ÐANG LÀM GÌ?
Cách chơi: Ba người được đưa ra khỏi vòng tròn. Khi đó tất cả những người còn lại chọn một hành động nào đó. Thí dụ - rửa xe, chơi thể thao vv....Một trong ba người được gọi trở vô và một người trong vòng tròn đại diện diễn tả hành động cho người ấy xem, người thứ nhất gọi người thứ hai vào lập lại tất cả động tác cho người ấy xem, người thứ hai lại gọi người thứ ba vô và cũng làm lại y hệt những động tác người thứ nhất diễn tả cho mình. Người thứ ba lúc đó có nhiệm vụ suy đoán đó là sự việc hoặc hành động gì. Nếu sai, người thứ hai đoán, nếu người thứ hai sai, người nhất đoán. Nếu tất cả đoán sai, vòng tròn nói cho họ biết sự việc hoặc hành động mình chọn.
Chú ý: Trò chơi này càng trở nên vui nhộn nếu những sự việc chọn có tính khôi hài.
14. MỈM CƯỜI
Cách chơi: Chia vòng tròn thành hai nhóm đứng cách nhau đối diện khoảng 2-3m. Mỗi nhóm được quy định “ngữa” hoặc “sấp”. Người điều khiển dùng mũ tung lên. Nếu mũ “ngữa” nhóm “ngữa” cười trong khi nhóm khác nghiêm nét mặt và cố gắng làm sao không cười cho dù nhóm “ngữa” tìm đủ mọi cách trêu chọc, và ngược lại.
Chú ý: Nếu nhóm nào có người không làm đúng ba lần, nhóm ấy sẽ bị thua cuộc.
15. GÂY RỐI
Cách chơi: Người điều khiển hướng dẫn như sau: tất cả đưa tay phải nắm tai trái, và dùng tay trái nắm mũi. Khi tất cả làm xong, người điều khiển bất ngờ hô “đổi tay”. Quí bạn sẽ mục kích được những sự việc thật buồn cười khi đồng bạn cảm thấy lúng túng. Trò chơi nầy chỉ nên làm một hoặc hai lần thôi và người điều khiển không nên tập trước cho người chơi.
16. ÐẦU, BỤNG
Cách chơi: Người điều khiển đi quanh vòng tròn, bất ngờ dừng lại trước người nào đó. Nếu người điều khiển lấy tay xoa bụng, người trong vòng phải xoa đầu và ngược lại nếu người điều khiển xoa đầu, người trong vòng phải xoa bụng. Khi người điều khiển chạy đến một người mà không làm gì cả, người ấy phải đứng yên. Ai làm sai sẽ bị loại.
Chú ý: Ðể làm trò chơi thêm thú vị, người điều khiển qui định động tác người chơi phải nhanh, đồng thời người điều khiển phải liên tục đổi động tác để người chơi rối bù lên.
17. NHẢY MŨI CỘNG ÐỒNG
Cách chơi: Vòng tròn được chia thành ba nhóm. Nhóm thứ 1 “Hích sì”, nhóm 2 “Hắc sì”, nhóm 3 “Hóc sì”. Nếu người điều khiển chỉ nhóm nào, nhóm đó nhảy mũi theo tiếng của mình. Nếu người điều khiển hô “Mưa” nhóm bị chỉ nhảy mũi hai cái, “ Gió” nhảy mũi ba cái, “Bão” nhảy mũi bốn cái, “Mưa-Gió-Bão” nhảy mũi một tràng.
Chú ý: Nếu người điều khiển không chỉ nhóm nào thì tất cả phải nhảy mũi cùng một lần.
18. DANH Y
Cách chơi: Chia người chơi thành hai nhóm, đứng hoặc ngồi đối diện nhau. Từng nhóm thay phiên nhau đưa ra bệnh và cách chữa cho người điều khiển biết. Sau khi người đại diện của mỗi nhóm nói cho người điều khiển biết ý định của mình, người điều khiển liền thổi còi cho hai nhóm cùng nói một lần.
Thí dụ: Nhóm 1 (nhóm bệnh): con chó bị thương...
Nhóm 2 (cách chữa): cho nó chết luôn...
Ðể cho dễ nhớ, mỗi nhóm chỉ được dùng 4 hoặc 5 chữ thôi. Khi chơi, nhóm chữa bệnh nào cho phương pháp đúng phù hợp với căn bệnh sẽ thắng cuộc. Ðể cho được công bình các nhóm nên luân phiên nhau để làm nhóm “Chữa Bệnh”.
19. ÐOÁN CHỮ
Cách chơi: Chia người chơi thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm cỡ chừng 10 hoặc 12 người. Mổi nhóm chọn một câu thành ngữ ngắn, hoặc một nhóm chữ có ý nghĩa từ 4 đến 5 (hoặc nhiều) chữ. Nhóm thứ nhất sau tiếng còi hoặc dấu hiệu của người điều khiển cùng nói một lần thành ngữ hoặc nhóm chữ mình đã chọn, trong khi các nhóm khác đoán thành ngữ hay nhóm chữ đó là gì. Mỗi nhóm chỉ đoán được 2 lần, nhóm nào đoán trước sẽ thắng. Lần lược các nhóm thay phiên nhau.
20. CỌP, SÚNG, NGƯỜI
Cách chơi: Chia vòng tròn thành hai nhóm, mỗi nhóm cử một người làm thủ lãnh. Người thủ lãnh phải họp nhóm mình bàn luận để tìm hành động chung cho mỗi nhóm. Trước khi bắt đầu trò chơi người điều khiển qui định động tác cho “Cọp”, “Súng”, “Người”.
Thí dụ: Cọp: Ðưa cả hai tay ra theo kiểu vồ mồi đồng thời nhe răng.
Súng: Ðưa thẳng một tay, một tay co lại bóp cò.
Người: Ðứng thẳng người v. v...
Khi các nhóm bàn luận xong, tất cả tập họp thành hai hàng (nhóm nào theo nhóm đó) đứng đối diện nhau. Sau tiếng còi hoặc dấu hiệu, tất cả mọi người trong nhóm phải đồng thời làm động tác của nhóm mình.
Qui định chơi như sau: Súng thắng cọp, cọp thắng người, người thắng súng. Nếu cả hai làm cùng động tác thì huề.
Chú ý: Người điều khiển có thề chơi trò chơi tương tự bằng cách thay thế “cọp, súng, người” thành “đá, kéo, giấy” và chơi theo qui luật: Ðá thắng kéo, kéo thắng giấy, giấy thắng đá. Ðồng thời qui định lại động tác của từng vật.
Những trò chơi sinh hoạt rèn luyện tư duy tập thể
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Một số trò chơi giúp rèn luyện tư duy lý luận trong tập thể.
1. AI LÀM GÌ Ở ĐÂU?
Thể loại: Trò chơi lý luận, có nhiều người tham dự trong vòng tròn ở trong phòng hoặc ngoài trời.
Rèn luyện: Ghi nhớ sự việc.
Giáo dục:
Luật chơi: Qt cho trò chơi để tìm bắt 1 người, người này bị phạt làm cái máy cassette. Qt mang máy đi phỏng vấn từng người, máy cassette chỉ ghi câu trả lời mà thôi.
* Người thứ I hỏi: anh là ai?
* Đến người thứ II hỏi: hôm qua anh làm gì?
* Đến người thứ III: ở đâu?
* Đến người thứ IV: với ai? ....
Sau đó, mở máy cassette, phát lớn cho mọi người nghe những câu trả lời liên tục. Qt có thể đặt thêm nhiều câu hỏi dí dỏm như vậy, nhưng mọi người đặt 1 câu hỏi thôi, để rồi sẽ có câu trả lời ráp nối ngộ nghĩnh. Mục đích gây chú ý và tập phản ứng nhanh.
Mục đích: Tạo sự vui vẻ sinh động.
Vật dụng:
Lưu ý: Nghiêm cấm những câu trả lời vượt ra khỏi bầu khí sinh hoạt.
2. VĂN TIÊN
Thể loại: Trò chơi lý luận đối đáp, áp dụng cho hai nhóm tham dự trong phòng hay ngoài trời.
Rèn luyện: suy nghĩ ngay đến câu mình cần khi đối phương còn đang đối.
Giáo dục: giúp nhau nhanh lẹ trong suy nghĩ.
Luật chơi: Chia làm 2 phe, mỗi phe có 1 người điều khiển để “nhắc tuồng”. Qt đứng giữa làm trọng tài.
Phe A: Vân Tiên cõng mẹ trở ra, gặp phải ông già cổng mẹ trở vô.
Phe B: Vân tiên cõng mẹ trở vô, gặp phải cái bồ cõng mẹ trở ra.
Đối đáp liên tục, chỉ cần thay đổi vần “à” hoặc “ồ”. Để cho sinh động Qt có thể chỉ phe nào thì phe đó đọc, Qt có thể chỉ phe A hoặc B đọc liên tiếp 2, 3 lần, rồi tới chỉ phe kia.
Mục đích: tạo bầu khí vui vẻ, sôi động để dẫn vào những bước tiếp theo.
Vật dụng:
Lưu ý: Nên đưa vào trò chơi tên các vị thánh: Annà, Phaolồ, ông Philatô...
Phe nào bí, hoặc nói không thống nhất sẽ thua.
3. ĐÂY LÀ CHIẾC CHÌA KHOÁ
Thể loại: Trò chơi lý luận, áp dụng một cho nhóm người ở trong phòng hoặ ngoài trời.
Rèn luyện: Nhớ một cách chính xác và tập trung cao độ.
Giáo dục: Trước một cảnh ngộ nào tài chính vẫn tập trung
Luật chơi: Qt đến trước 1 người và đọc từng câu.
Người đó lặp lại đúng từng chữ của câu đó.
1. Đây là chiếc chìa khoá.
2. Đây là chiếc chìa khoá mở cửa phòng ngủ của ông tôi.
3. Đây là sợi dây buộc chiếc chìa khoá mở cửa phòng ngủ của ông tôi.
4. Đây là con chuột cắn đứt sợi dây buộc chiếc chìa khoá mở cửa phòng ngủ của ông tôi.
5. Đây là con mèo vật chết con chuột cắn đứt sợi dây buộc ... của ông tôi.
6. Đây là con chó cắn con mèo vật chết con chuột cắn đứt ... của ông tôi.
7. Đây là con gà đá con chó cắn con mèo vật chết con chuột cắn đứt ... của ông tôi.
* Qt nói càng lúc càng nhanh và có thể ra cử điệu để gây chia trí người kia.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động.
Vật dụng:
Lưu ý: Khi Qt nói kết thúc (hết) thì người kia không phải lặp lại.
4. CON BÒ VÀNG
Thể loại: Trò chơi lý luận, áp dụng cho nhiều nhóm mỗi nhóm ít nhất 04 người.
Rèn luyện: Tác phong nhanh nhẹn.
Giáo dục: Sống lời Chúa.
Luật chơi: Cốt truyện XH 32, 1-6 nên quảng diễn rõ.
. Qt ra lệnh cho mỗi đội hoá trang 1 con bò vàng, thời gian 5 phút. Đội nào xong thì kiệu con bò và ca hát nhảy múa, đến trình diện Qt.
Cách chấm điểm: 2 cách chấm điểm.
1. Đội nào không làm bò vàng, hay hoá trang dở nhất, sẽ về nhất. Lý do: trung thành với Gia
2. vê, không thờ bò.
2. Đội nào hoá trang đẹp nhất, thành công nhất, ca hát nhảy múa đúng kiểu tế thần sẽ về nhất.
* Sau đó Qt đừng quên nhắc nhở về lòng trung thành với Thiên Chúa.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động, bất ngờ.
Vật dụng: Vận dụng những vật dụng có màu vàng để hóa trang.
Lưu ý:
5. TẬP LÀM VĂN
Thể loại: Trò chơi lý luận, vận động nhẹ trong phòng hoặc ngoài trời. áp dụng cho nhiều nhóm, mỗi nhóm (đội) khoảng 08 người trở lên.
Rèn luyện: Tạo cho những thành viên trong nhóm có sáng kiến.
Giáo dục: Biết uyển chuyển trước một vấn đề đặt ra trước.
Luật chơi: Hàng đội. Qt ra lệnh cho mỗi đội hợp bàn với nhau, thời gian 5 phút. Mỗi đội làm một câu văn bằng “tên” của những người trong đội mình. Câu văn phải vừa hay vừa có ý nghĩa.
Khi trả bài, tất cả ngồi vòng tròn, nhưng ngồi theo đội. Mỗi đội ngồi theo thứ tự “câu văn”. Từng người trong đội đứng lên đọc tên của mình, và người này liên tục với người kia sao cho mọi người nghe có cảm giác như thế 1 người đọc câu văn đó.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động.
Vật dụng:
Lưu ý:
6. THI VÀO HÀN LÂM VIỆN
Thể loại: Trò chơi lý luận, áp dụng cho 2 phe trong phòng hoặc ngoài trời.
Rèn luyện: Nhanh, thông minh, biết vận dụng từ thường dùng.
Giáo dục: Nhớ lại tất cả những từ ghép.
Luật chơi: Chia 2 phe. Qt ra 1 chữ. Mỗi phe lần lượt tìm thêm 1 chữ để ghép vào chữ của Qt. Phe nào bí: thua.
Ghép vô nghĩa: thua.
Thí dụ: Qt ra chữ “nhà” – Nhà thờ – nhà tu – nhà thương.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động.
Vật dụng:
Lưu ý: Khi đọc thì cả đội đồng thanh đọc, không lặp lại từ đã đọc trước đó, cho khoảng thời gian suy nghĩ.
7. ÔN NGỮ VỰNG
Thể loại: Trò chơi lý luận, áp dụng cho nhóm càng đông càng tốt, trong phòng hoặc ngoài trời.
Rèn luyện: Thông minh, nhanh, vận dụng từ ghép.
Giáo dục: Nhớ và thêm vốn từ ghép.
Luật chơi: Vòng tròn. Qt nói 1 chữ, và chỉ vào một người. Người này nói thêm 1 chữ để ghép vào chữ của Qt cho có ý nghĩa.
Rồi Qt chỉ người thứ 2, người thứ 2 nói 1 chữ để ghép vào chữ của người thứ 1 cho có ý nghĩa.
Rồi Qt chỉ người thứ 3...
Thí dụ: Qt nói “Hoà”.
Người thứ 1: Hoà Bình.
Người thứ 2: Bình an.
Người thứ 3: An lành.
Người thứ 4: Lành mạnh.
... Qt cứ tiếp tục chỉ người mới. Khi nào thấy khó tìm chữ để ghép thì Qt đổi chữ khác.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động.
Vật dụng:
Lưu ý: Không lặp lại từ đã đọc, cho khoảng thời gian suy nghĩ.
8. THẦY BÓI BÁ CHÁY!
Thể loại: Trò chơi lý luận, vận động nhẹ trong phòng.
Rèn luyện: Trí nhớ, tên và vật có liên quan.
Giáo dục:
Luật chơi: Một thầy bói, 1 phụ tá. Thầy bói và phụ tá đồng ý với nhau trước một ước hiệu:
- Vật để trước mặt phụ tá, thì nói “Thầy ơi xong rồi”.
- Vật để bên trái phụ tá: “Mời thầy xong rồi”.
- Vật để bên phải phụ tá: “Xin mời xong rồi”.
- Người phụ tá lấy 3 đồ vật: 1 để trước mặt, 1 để bên trái, 1 để bên phải.
Thầy bói đi ra xa khỏi đó. Phụ tá mời 1 người nào đó đến chỉ 1 trong 3 đồ vật. Sau đó phụ tá mời thầy bói vào bằng ước hiệu trên. Thầy bói vào chỉ đúng đồ vật mà người chỉ trước.
Để khỏi ai nghi ngờ, phụ tá phải dời chỗ nhưng vẫn để 3 đồ vật đúng vị trí ước hiệu.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động.
Vật dụng:
Lưu ý:
9. NGƯỜI TÙ NGHIỆN THUỐC LÁ
Thể loại: Trò chơi lý luận, áp dụng cho nhiều nhóm ở ngoài trời, mỗi nhóm từ 04 người tham dự trở lên.
Rèn luyện: Nhân cách, lối sống cho giới trẻ
Giáo dục: Sự tế nhị khi gặp người đau khổ, bệnh tật.
Luật chơi: Quảng diễn trò chơi: có 1 người tù vừa vượt ngục, anh ta đã chạy vào khu vực của chúng ta (đặt ranh giới hạn định). Công an nhờ các bạn tìm giúp và đưa về đây. Đặc điểm nhận dạng chỉ biết rằng anh ta rất ghiền thuốc. Vậy mỗi đội hãy tìm xem anh ta ở đâu và khuyến dụ anh ta về đây, đội nào đem anh ta về đây sẽ được thưởng.
Nên biết, không được xúc phạm nhân phẩm anh ta, mà chỉ được hỏi khéo cách nào để đoán biết anh ta là tù vượt ngục, và khuyến dụ đem về.
Qt đã đặt sẵn 1 người, trong túi có 1 gói thuốc và 1 hộp quẹt, có thể đang hút thuốc. Anh này ở 1 nơi nào đó trong khu vực đã định sẵn.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động.
Vật dụng:
Lưu ý:
1. NHẮC VÀ NÓI TÊN (HAY CÒN GỌI LÀ TRÒ CHƠI “GIỚI THIỆU TÊN”)
Người
trời xếp thành vòng tròn, Người thứ nhất giới thiệu tên mình, người kế
bên sẽ lặp lại tên người thứ nhất và giới thiệu tên mình. Người thứ ba
nhắc lại tên hai người trước rồi đến tên mình.
Trò chơi tiếp tục và ai quên hoặc lộn tên thì đứng lên ngồi xuống 03 lần và chơi tiếp.
Khi cả vòng tròn đã biết tên nhau, chúng ta sẽ chuyển sang gọi tên.
2. BẠN NÀO ĐẤY (hay còn gọi là trò chơi “Nhớ tên”)
- Cách chơi:Tất
cả các bạn ngồi thành vòng tròn. Quản trò gọi tên một bạn nào đó lập
tức hai bạn ngồi hai bên bạn được gọi tên sẽ hô “Có”. Và bạn được gọi
tên lại tiếp tục gọi tên một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục như thế.
- Luật chơi:Bạn được gọi trúng tên mà hô “Có”, sẽ bị phạt. Cả hai bạn ở hai bên, nếu chậm trễ, hoặc làm sai cũng bị phạt.
3. KẾT THÂN
- Cách chơi:
Các
bạn ngồi vòng tròn. Bắt đầu quản trò hô “Kết thân, kết thân”. tất cả
các bạn khác sẽ hỏi: “Với ai, với ai?”. Quản trò đáp: Với A, với A”. Tức
thì bạn được gọi tên phải tiếp tục hô, và gọi tên bạn muốn kết thân, Ai
chậm trễ sẽ bị phạt
- Luật chơi:
1. Tránh lặp lại tên bạn đã được gọi.
2. Trò chơi chỉ nên kéo dài tối đa 5 phút (tuỳ theo số lượng các bạn ít hay nhiều)
4. TẬP LÀM QUEN CHO NHANH (tập trí nhớ)
Vòng tròn cùng nhắc câu “Tập Làm nhanh cho quen” trong lúc làm động tác.
Người
quản trò ra đứng giữa vòng tròn, trong lần nhắc nhở đầu tiên cả vòng
tròn không làm động tác chỉ người điều khiển vỗ tay, sang lần thứ hai
thì người điều khiển sẽ thay thế sẽ thay động tác khác, lúc bấy giờ vòng
tròn vỗ tay.
Và khi người điều kiển chuyển qua động tác thứ ba thì cả vòng tròn thực hiện động tác thứ hai của người quản trò.
Chú ý:
+ Vòng tròn thực hiện sau 01 động tác của quản trò ( bắt chước động tác của người điều khiển)
+ Người điều khiển nên đổi động tác từ dễ đến khó.
+ Vòng tròn thực hiện, nhịp đọc câu (*) “Tập làm nhanh cho quen”
Hát vài bài hát tập thể (tập cơ hàm)
5. TẬP TỰ CHỦ
Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò.
Tất
cả vòng tròn đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong vòng
tròn và được làm 03 động tác thật hài hoặc nói một câu thật dí dỏm sao
cho người đối diện với mình phải cười. Người đối diện và người quản trò
không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị
phạt.
6. THEO BƯỚC CHÂN ANH (tập cơ tay)
Tất
cả vòng tròn quan sát người điều khiển, và chỉ vỗ tay khi chân người
điều khiển chạm đất Nếu chân người điều khiển chưa chạm đất mà trong
vòng tròn có người vỗ tay là vi phạm luật chơi.
7. BỐN MÙA (tập phản xạ)
- Cách chơi:Quản trò đứng giữa vòng, chỉ một bạn và nói tên một mùa, bạn đó sẽ đáp về thời tiết mùa ấy (Thí dụ: Mùa đông - Lạnh)
Các bạn có thể nói về khí hậu, hoặc về các ngày kỷ niệm … trong thời gian đó, tuỳ theo sự thống nhất của tập thể.
1. Các bạn phải đáp thật nhanh, đáp chậm dù đúng cũng bị phạt.
2. Khi bạn nào trả lời sai, quản trò phải chỉ cho biết sai chỗ nào, câu đáp đúng là gì.
7. TAI THỎ (BẮT THỎ)
-
Tất cả các bạn đưa hai ngón trỏ lên để ở đầu, trên mang tai. Quản trò
đi vòng quanh, đến gần một bạn bất chợt nắm ngón tay của bạn này. Ngay
lập tức bạn này phải rụt ngón tay lại không để cho quản trò nắm được.
1. Các bạn phải tự giác để hai ngón tay lên đầu khi quản trò đi tới gần.
2. Quản trò làm động tác phải thật nhanh nhẹn, rứt khoát, thình lình sao cho bạn không rút kịp tay lại.
3. Bạn nào bị nắm tay phải vào làm thay cho quản trò.
4. Quá 5 lần, quản trò không bắt được ai, sẽ bị phạt.
8. CHANH – CHUA, CUA - KẸP
Mỗi
người tham dự đưa tay ra, tay phải ngửa, tay trái chụm lại để trên tay
phải người kế bên nhưng không đụng. Quản trò ra giữa vòng tròn hô to
"Chanh" cả vòng tròn đáp "Chua" và đột xuất Quản trò hô "Cua" thì vòng
tròn đáp nhanh "Kẹp" cùng lúc tiếng "kẹp" thì tay phải mỗi người phải
nhanh chóng nắm lại thật nhanh sao cho nắm được bàn tay trái của người
bên cạnh và đồng thời cũng thụt tay trái về không để bị kẹp. Người nào
chậm bị kẹp là bắt phạt.
9. ĐẤU SÚNG
Quản trò đến chỉ vào bạn nào đó hô: “Đoàng”, bạn đấy phải ngồi xuống và hai bạn đứng bên chỉ vào nhau cùng hô “Đoàng”
1. Quản trò chỉ bạn nào mà bạn đó ngồi xuống không kịp coi như phạm lỗi
2. Hai bạn đứng hai bên, bạn nào bắn chậm hơn cũng bị thua. Người bị phạm lỗi phải ngồi xuống để vòng tròn không bị đứt vãng
10. NHANH TAY GIỮ LẤY (Bắt người)
Cho
vòng tròn điểm số 1, 2 hoặc từ 1 đến hết, đánh dấu từng cặp số. Khi
quản trò hô to “chẵn” thì tất cả những người mang số 2, 4, 6 … quay anh
người bên cạnh số lẽ và giữ chặt.
Riêng
các bạn mang số lẽ tìm cách chạy vào chính giữa vòng tròn thì thoát.
Nếu bị bắt thì người bắt được có thể nắn tượng người bị bắt đứng im
trong 30 giây hoặc hình phạt khác.
11. NHÓM YÊU THÍCH
Quản trò chia vòng trò ra thành 02 đến 04 nhóm.
Quản
trò đọc to một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc
tên một tực đề phim hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó.
Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. Nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa đề phim, tực đề bài hát đã nói là bị xử thua.
Nên quy định tỉ số thắng bại
Chú ý: trò chơi này có thể phát triển thêm thành các kiển như sau:
a) Nói địa danh:
Nhóm A xướng địa danh: Tây Ninh
Nhóm B sẽ nói địa danh tiếp theo từ mẫu tự đầu của chữ cuối (N của Ninh): Nha Trang
Bên Nhóm A sẽ nói tiếp Thủ Dầu Một…
cuộc chơi tiếp tục khi có đội thua
Luật quy định: - Lặp lại địa danh đã nói rồi – Thua
- Sau 05 lần đếm của trọng tài mà không trả lời được thua.
b) Tên danh nhân ; nhân vật lịch sử Việt Nam
c) Hoặc hát theo chủ đề: Những bài hát có chữ “Mưa” chữ “Sông” chữ “Nhà”
12. ĐỐI THƠ
- Cách chơi:Quản
trò chia người chơi ra làm 02 nhóm, mỗi nhóm có từ 10 đến 15 thành
viên. Quản trò bắt đầu xướng lên một vần trong 24 chữ cái và chỉ một
trong 02 nhóm. Nhóm này lập tức đọc ngay một câu thơ bất kì bắt đầu bằng
chữ cái ấy.
Thí dụ: Quản trò ra vần “T”, thì nhóm được chỉ định sẽ đọc
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” (Tố Hữu)
Khi nhóm này đọc xong, nhóm kia sẽ tiếp tục bằng câu khác. Thí dụ:
“Tiến lên toàn thắng ắt về ta” (Bác Hồ)
Cuộc chơi sẽ tiếp tục, bên nào bí sẽ thua một điểm
- Luật chơi:1. Câu thơ đọc phải có ý nghĩa. Nếu quản trò không hiểu có quyền hỏi tựa, tác giả bài thơ đó.
2. Các bạn có thể sáng tác thơ nhưng phải có ý nghĩa (dù là một câu)
13. NHANH TAY LẸ CHÂN (thử nhóm nào nhanh hơn)
- Địa điểm: Trong phòng hoặc ngoài trời
- Cách chơi: chơi toàn thể hoặc cử ra đại diện mỗi nhóm.
Quản
trò hô: Trại ta (hoặc Lớp ta, Hội ta) đang cần. Tất cả người chơi cùng
đồng thanh: “Cần gì, cần gì”? Quản trò trả lời: Cần (Một cái gì đó bất
kì nhưng có khả năng thực hiện
Ví dụ cần 05 cái kẹp tóc
Hay cần 03 đôi giầy đen
hoặc 01 sơi tóc dài 01 mét…
Người chơi thực hiện theo yêu cầu của người quản trò, ai nhanh là thắng cuộc.
Để trò chơi thêm phong phú, quản trò có thể yêu cầu:
- Cần một bài vọng cổ
- Cần một nàng công chúa xinh đẹp
- Cần 04 câu thơ lục bát…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét