1. Viết chương trình nhập mảng số nguyên bằng tay.
2. Viết chương trình nhập mảng số ngẫu nhiên.
3. Viết chương trình nhập mảng số đệ quy.
4. Viết chương trình phát sinh ngẫu nhiên mảng 1 chiều các số nguyên âm.
5. Viết chương trình khởi tạo giá trị phần tử là 0 cho mảng 1 chiều các số nguyên gồm n phần tử.
6. Viết chương trình nhập/xuất mảng 1 chiều các số thực.
7. Viết chương trình nhập mảng các số thực và xuất các phần tử âm trong mảng.
8. Viết chương trình phát sinh ngẫu nhiên mảng một chiều các số nguyên sao cho mảng có thứ tự tăng (không càn sắp xếp).
9. Viết chương trình nhập mảng các số nguyên và xuất các phần tử lẻ có trong mảng.
10. Viết chương trình nhập vào mảng một chiều các số nguyên và xuát ra các phần tử chẵn nhỏ hơn 20.
11. Viết chương trình nhập vào mảng 1 chiều các số nguyên và xuất ra màn hình các phần tử là số nguyên tố.
12. Viết chương trình nhập vào số nguyên n và liệt kê các số nguyên nhỏ
hơn n, nếu mảng không tồn tại số nguyên tố nào nhỏ hơn n thì phải xuất
ra một câu thông báo.
13. Viết chương trình nhập vào mảng một chiều các số nguyên và xuất ra
màn hình các phần tử là số chính phương nằm tại những vị trí lẻ trong
mảng.
14. Viết chương trình tìm vị trí của phần tử nhỏ nhất trong mảng các số nguyên.
15. Viết chương trình tìm vị trí phần tử dương bé nhất trong mảng.
16. Viết chương trình tìm vị trí của phần tử lớn nhất trong mảng các số nguyên.
17. Viết chương trình in vị trí của các phần tử nguyên tố trong mảng các số nguyên.
18. Viết chương trình tìm vị trí phần tử có giá trị x xuất hiện cuối cùng trong mảng.
19. Viết chương trình in vị trí của các phần tử nguyên tố lớn hơn 23.
20. Viết chương trình in các phần tử là bội của 3 và 5.
21. Viết chương trình tìm số hoàn thiện nhỏ nhất trong mảng, không có trả về 0.
22. Viết chương trình tìm giá trị chẵn nhỏ nhất trong mảng, không có trả về 0.
23. Viết chương trình tìm vị trí có giá trị âm lớn nhất trong mảng, không có thì trả về -1.
24. Viết chương trình tìm những phần tử trong mảng xa giá trị x nhất.
25. Viết chương trình tìm vị trí trong mảng mà giá trị tại đó gần x nhất.
26. Viết chương trình tìm đoạn [a,b] sao cho đoạn này chứa tất cả các giá trị trong mảng.
27. Viết chương trình tìm trong mảng giá trị đầu tiên lớn hơn 2010, không có trả về 0.
28. Viết chương trình tìm trong mảng giá trị đầu tiên nằm trong khoảng (X,Y) cho trước, không có thì trả về X.
29. Viết chương trình tìm số chính phương đầu tiên trong mảng, không có thì trả về 0.
30. Viết chương trình tìm một vị trí của phần tử đầu tiên có giá trị
bằng tích hai phần tử lân cận, nếu mảng không tồn tại phần tử thỏa điều
kiện trên thì trả về 0.
31. Viết chương trình tìm giá trị đầu tiên trong mảng thỏa tính chất số gánh không có thì trả về 0 ( ví dụ: 12321).
32. Viết chương trình tìm giá trị đầu tiên có chữ số đầu tiên là chữ số lẻ trong mảng, không có thì trả về 0 ( ví dụ: 110).
33. Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất toàn chữ số lẻ so với những
số cùng thỏa điều kiện trong mảng, không có thì trả về 0.
34. Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất trong mảng có dạng 2^k, so
với những số cùng thỏa điều kiện, nếu mảng không có phần tử dạng 2^k thì
trả về 0.
35. Viết chương trình tìm số chẵn lớn nhất, nhỏ hơn mọi giá trị lẻ có
trong mảng một chiều n số nguyên, nếu mảng chỉ chứa các phần tử lẻ hoặc
chẵn thì return 0
36. Viết chương trình tìm số nguyên tố nhỏ nhất, lớn hơn mọi giá trị có trong mảng.
37. Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất trong mảng một chiều n số nguyên
38. Viết chương trình tìm giá trị dương đầu tiên trong mảng, không có trả về -1
39. Viết chương trình tìm số chẵn cuối cùng trong mảng, không có thì trả về -1
40. Viết chương trình tìm vị trí của giá trị chẵn đầu tiên trong mảng, không có thì trả về 0
41. Viết chương trình tìm vị trí số hoàn thiện cuối cùng trong mảng, không có trả về 0
42. Viết chương trình tìm vị trí dương nhỏ nhất trong mảng, không có trả về 0.
43. Viết chương trình tìm vị trí phần tử âm đầu tiên trong mảng. Nếu không có phần tử âm trả về -1.
44. Viết chương trình tìm số lẻ lớn nhất có trong mảng, nếu không tồn tại số lẻ chương trình con trả về -1.
45. Viết chương trình tìm số lẻ nhỏ nhất lớn hơn mọi số chẵn có trong mảng.
46. Viết chương trình tìm giá trị chẵn nhỏ nhất nhỏ hơn mọi giá trị lẻ trong mảng các số nguyên.
47. Viết chương trình tìm phần tử xuất hiện nhiều nhất trong mảng các số nguyên.
48. Viết chương trình tìm số nguyên tố đầu tiên trong mảng, không có trả về 0.
49. Viết chương trình tìm số nguyên tố lớn nhất trong mảng, không có trả về 0.
50. Viết chương trình tìm mảng con toàn dương có tổng lớn nhất.
51. Viết chương trình tìm một giá trị có số lần xuất hiện nhiều nhất trong mảng.
52. Viết chương trình liệt kê các bộ 4 số a, b, c, d trong mảng các số
nguyên (có ít nhất 4 phần tử và đôi một khác nhau) sao cho a+b =c+d.
53. Viết chương trình đếm và liệt kê các mảng con tăng dần trong mảng một chiều các số nguyên.
Ví dụ: 6 5 3 2 3 4 2 7 các dãy con tăng dần là 2 3 4 và 2 7.
54. Viết chương trình liệt kê các phần tử thuộc đoạn [x,y] cho trước trong mảng.
55. Viết chương trình liệt kê các số trong mảng một chiều thỏa điều kiện: lớn hơn trị tuyệt đối của số đứng liền sau nó.
56. Viết chương trình liệt kê tần suất xuất hiện của các phần tử trong mảng, mỗi phần tử liệt kê một lần.
57. Viết chương trình liệt kê các phần tử chỉ xuất hiện đúng một lần trong mảng.
58. Viết chương trình liệt kê các phần tử xuất hiện quá một lần trong mảng, mỗi phần tử liệt kê một lần.
59. Viết chương trình liệt kê tất cả các mảng con có độ dài hơn 2 phần tử
60. Viết chương trình liệt kê tất cả các mảng con tăng dần trong mảng.
61. Viết chương trình liệt kê tất cả mảng con tăng và có chứa giá trị lớn nhất trong mảng.
62. Viết chương trình liêt kê tất cả mảng con tăng và tính tổng cho từng mảng con đó.
63. Viết chương trình liệt kê tất cả mảng con toàn dương và có độ dài hơn 1.
64. Viết chương trình tìm mảng con tăng dần có tổng lớn nhất trong mảng một chiều.
65. (*) Viết chương trình nhập vào 1 dãy số a gồm n số nguyên (n 100). Tìm và in ra dãy con tăng dài nhất.
Ví dụ: Nhập dãy a: 1 2 3 6 4 7 8 4 5 6 7 8 9 4 5
Dãy con tăng dần dài nhất: 4 5 6 7 8 9
66. Viết chương trình đếm các phần tử âm, dương trong mảng.
67. Viết chương trình đếm các phần tử chẵn, lẻ trong mảng.
68. Viết chương trình đếm số lần xuất hiện của phần tử x trong mảng.
69. Viết chương trình đếm các phần tử nhỏ hơn x trong mảng.
70. Viết chương trình đếm các phần tử là số nguyên tố trong mảng.
71. Viết chương trình đếm số lượng phần tử nguyên tố phân biêt trong mảng.
72. Viết chương trình đếm các phần tử là số hoàn thiện trong mảng.
73. Viết chương trình đếm các phần tử là bội của 3 và 5 trong mảng các số nguyên.
74. Viết chương trình đếm số lượng phần tử chẵn có trong mảng một chiều n số nguyên.
75. Viết chương trình đếm số lượng các phần tử dương chia hết cho 7 trong mảng.
76. Viết chương trình đếm số lượng các phần tử thỏa tính chất số gánh ( số đối xứng ) trong mảng.
77. Viết chương trình đếm số lần xuất hiện của giá trị X trong mảng.
78. Viết chương trình đếm số lượng các phần tử có chữ số tận cùng bằng 5 trong mảng.
79. Viết chương trình cho biết sự tương quan giữa số lượng chẵn và lẻ
trong mảng, hàm trả về một trong ba giá trị: -1, 0, 1. -1 là lẻ nhiều
hơn chẵn; 0 là chẵn bằng lẻ; 1 là chẵn nhiều hơn lẻ.
80. Viết chương trình đếm phần tử cùng lớn hơn hoặc nhỏ hơn các phần tử xung quanh trong mảng ( đếm phần tử cực trị ).
81. Viết chương trình đếm số lượng các phần tử là số nguyên tố trong mảng.
82. Viết chương trình đếm số lượng các phần tử lớn nhất trong mảng.
83. Viết chương trình đếm số lượng các phần tử kề nhau mà cả hai đều là chẵn (kề trước hoặc kề sau và chẵn).
84. Viết chương trình đếm số lượng các phần tử kề nhau mà cả hai trái dấu nhau ( kề trước hoặc kề sau và trái dấu).
85. Viết chương trình đếm số lượng các phần tử kề nhau, mà số đứng trước
cùng dấu với số đứng sau và có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn trị tuyệt đối
của số đứng sau.
86. Viết chương trình đếm số lượng các phần tử có giá trị phân biệt trong mảng.
87. Viết chương trình đếm giá trị trong mảng thỏa điều kiện: lớn hơn tất cả các giá trị đứng trước nó.
88. Viết chương trình đếm số mảng con tăng trong mảng ban đầu.
89. Cho hai mảng a, b. Viết chương trình đếm số lượng phần tử chỉ xuất hiện một trong hai mảng.
90. Cho hai mảng a, b. Viết chương trình cho biết số lần xuất hiện của mảng a trong mảng b.
91. Viết chương trình tính trung bình cộng các phần tử dương trong mảng.
92. Viết chương trình tính trung bình cộng các số nguyên tố trong mảng.
93. Viết chương trình tính trung bình cộng các phần tử trong mảng lớn hơn x.
94. Viết chương trình tính khoảng cách trung bình giữa các phần tử trong mảng.
95. Viết chương trình tính trung bình cộng các phần tử dương trong mảng.
96. Viết chương trình tính trung bình cộng các số nguyên tố trong mảng.
97. Viết chương trình tính trung bình cộng các phần tử trong mảng lớn hơn x.
98. Viết chương trình tính khoảng cách trung bình giữa các phần tử trong mảng.
99. Viết chương trình tính tổng các phần tử chẵn trong mảng.
100. Viết chương trình tính tổng các phần tử lẻ trong mảng các số nguyên.
101. Viết chương trình tính tổng các phần tử nguyên tố trong mảng.
102. Viết chương trình tính tổng các phần tử nằm ở vị trí chẵn trong mảng các số nguyên.
103. Viết chương trình tính tổng các phần tử nằm ở vị trí nguyên tố trong mảng.
104. Viết chương trình tính tổng các phần tử chia hết cho 5 có trong mảng.
105. Viết chương trình tính tổng các phần tử cực đại trong mảng các số
nguyên (phần tử cực đại là phần tử lớn hơn các phần tử xung quanh nó).
Ví dụ: 1 5 2 6 3 5 1 8 6
106. Viết chương trình tính tổng các phần tử cực tiểu trong mảng các số
nguyên (phần tử cực tiểu là phần tử nhỏ hơn các phần tử xung quanh nó).
Ví dụ: 6 4 2 9 5 3 7 1 5 8
107. Viết chương trình tính tổng các phần tử là bội của 3 và 5 trong mảng các số nguyên.
108. Viết chương trình tính tổng các phần tử là số hoàn thiện trong mảng các số nguyên.
109. Viết chương trình tính tổng tất cả các phần tử xung quanh trên mảng
các số nguyên. (Phần tử xung quanh là 2 phần tử bên cạnh cộng lại bằng
chính nó. Ví dụ: 1 2 3 1,2 là 2 phần tử xung quanh của 3).
Ví dụ: 1 3 2 5 3 9 6 Tổng 17
110. (*) Viết chương trình tính trung bình cộng của các tổng các dãy tăng dần có trong mảng các số nguyên.
Ví dụ: 1 2 3 4 2 3 5 6 4 5 6 TB =15
111. Viết chương trình tính giá trị trung bình của các số hoàn thiện trong mảng các số nguyên.
112. Viết chương trình tính tổng các phần tử trong mảng một chiều n số nguyên.
113. Viết chương trình tính tổng các phần tử dương trong mảng.
114. Viết chương trình tính tổng các phần tử có chữ số đầu là lẻ trong mảng, vd: 15, 30, ...
115. Viết chương trình tính tổng các phần tử có chữ số hàng chục là 5 trong mảng.
116. Viết chương trình tính tổng các phần tử lớn hơn phần tử đứng liền trước nó trong mảng.
117. Viết chương trình tính tổng các phần tử lớn hơn giá trị tuyệt đối của phần tử đứng liền sau nó.
118. Viết chương trình tính tổng các phần tử lớn hơn phần tử xung quanh trong mảng.
119. Viết chương trình tính tổng các phần tử cực trị trong mảng. Phần tử
cực trị là phần tử lớn hơn hoặc nhỏ hơn hai phần tử xung quanh.
120. Viết chương trình tính tổng các phần tử là số chính phương trong mảng.
121. Viết chương trình tính tổng các phần tử là số đối xứng trong mảng, vd:12321( số gánh ).
122. Viết chương trình tính tổng các phần tử có chữ số đầu là chẵn trong mảng.
123. Viết chương trình tính tổng của từng dãy con giảm có trong mảng.
124. Viết chương trình tìm và đổi chỗ phần tử lớn nhất với phần tử nhỏ nhất trong mảng.
125. Viết chương trình sắp xếp mảng theo thứ tự giảm dần.
126. Viết chương trình sắp xếp mảng theo thứ tự tăng dần của các phần tử là số nguyên tố.
127. Viết chương trình sắp xếp các phần tử lẻ tăng dần.
128. Viết chương trình sắp xếp các phần tử chẵn giảm dần.
129. Viết chương trình sắp xếp các phần tử chẵn nằm bên trái theo thứ
tự tăng dần còn các phần tử lẻ bên phải theo thứ tự giảm dần.
130. Viết chương trình sắp xếp các phần tử âm giảm dần từ trái sang phải, phần tử dương tăng dần từ phải sang trái.
131. Viết chương trình sắp xếp mảng một chiều n số nguyên theo thứ tự tăng dần.
132. Viết chương trình sắp xếp phần tử lẻ tăng dần, các phần tử khác giữ nguyên vị trí.
133. Viết chương trình sắp xếp số nguyên tố tăng dần, các phần tử khác giữ nguyên vị trí.
134. Viết chương trình sắp xếp số hoàn thiện giảm dần, các phần tử khác giữ nguyên vị trí.
135. Viết chương trình sắp xếp các số dương tăng dần, các số âm giữ nguyên vị trí.
136. Viết chương trình sắp xếp chẵn, lẻ tăng dần nhưng giữ vị trí tương đối giữa các phần tử chẵn và lẻ.
137. Viết chương trình sắp xếp số dương tăng dần, số âm giảm dần, vị trí tương đối không thay đổi.
138. Nhập vào X. Viết chương trình in ra màn hình những phần tử có giá trị từ 1 đến X có trong mảng.
139. Nhập vào giá trị X. Viết chương trình xóa tất cả các phần tử có giá trị nhỏ hơn X.
140. Nhập vào giá trị X. Viết chương trình xóa phần tử có giá trị gần X nhất.
141. Viết chương trình chèn phần tử có giá trị X vào vị trí đầu tiên của mảng.
142. Viết chương trình thêm phần tử x vào cuối mảng
143. Viết chương trình thêm phần tử x vào vị trí xuất hiện y nếu có.
144. Viết chương trình chèn phần tử có giá trị X vào phía sau phần tử có giá trị lớn nhất trong mảng.
145. Viết chương trình chèn phần tử có giá trị X vào trước phần tử có giá trị là số nguyên tố đầu tiên trong mảng.
146. Viết chương trình chèn phần tử có giá trị X vào phía sau tất cả các phần tử có giá trị chẵn trong mảng.
147. Viết chương trình thêm một phần tử x vào vị trí k trong mảng một chiều n số nguyên.
148. Viết chương trình thêm phần tử x vào trong mảng tăng nhưng vẫn giữ nguyên tính tăng của mảng.
149. Viết chương trình thêm phần tử x vào sau phần tử là số nguyên tố
đầu tiên trong mảng, nếu không có phần tử nguyên tố thì thêm vào cuối
mảng.
150. Cho dãy a gồm n số nguyên có thứ tự tăng dần. Nhập vào 1 phần tử
nguyên X, Viết chương trình chèn X vào dãy số sao cho dãy vẫn có thứ
tự tăng dần (không sắp xếp).
151. Viết chương trình xóa phần tử đầu mảng.
152. Viết chương trình xóa phần tử cuối mảng
153. Viết chương trình xóa những phần tử x trong mảng(nếu có)
154. Viết chương trình xóa phần tử tại vị trí lẻ trong mảng.
155. Viết chương trình tìm và xóa tất cả các phần tử trùng với x trong
mảng 1 chiều các số nguyên, nếu không tồn tại phần tử x trong mảng thì
trả về -1.
156. Viết chương trình xóa phần tử có chỉ số k trong mảng một chiều n số nguyên.
157. Hãy xóa tất cả các phần tử lớn nhất trong mảng.
158. Viết chương trình xóa tất cả các số chẵn trong mảng.
159. Viết chương trình xóa tất cả các số chính phương trong mảng.
160. Viết chương trình xóa tất cả các số nguyên tố trong mảng.
161. Viết chương trình xóa tất cả các phần tử xuất hiện nhiều hơn một lần trong mảng.
162. Viết chương trình xóa tất cả những phần tử trùng nhau trong dãy chỉ giữ lại một phần tử trong đó.
Ví dụ: 1 6 2 3 2 4 6 5 1 6 2 3 4 5
163. (**) Viết chương trình xóa những phần tử sao cho mảng kết quả có thứ tự tăng dần và số lần xóa là ít nhất.
164. Viết chương trình nhập vào mảng A gồm n phần tử, trong quá trình
nhập kiểm tra các phần tử nhập vào không được trùng, nếu trùng thông báo
và yêu cầu nhập lại.
165. Viết chương trình kiểm tra mảng có phần tử chẵn hay không? có trả về 1, không có trả về 0.
166. Viết chương trình kiểm tra mảng có tồn tại hai phần tử kề nhau, không mang giá trị liên tiếp
167. Viết chương trình kiểm tra mảng có số nguyên tố hay không? có trả về 1, không có trả về 0.
168. Viết chương trình kiểm tra mảng có thỏa tính chất: không có số hoàn thiện lớn hơn 256. Thỏa trả về 1, không thỏa trả về 0.
169. Viết chương trình kiểm tra mảng có toàn số chẵn hay không? có trả về 1, không có trả về 0.
170. Viết chương trình kiểm tra mảng có đối xứng không? có trả về 1, không có trả về 0.
171. Viết chương trình kiểm tra mảng có tính chẵn lẻ không? có trả về 1,
không trả về 0. Mảng có tính chẵn lẻ là mảng có tổng hai phần tử liên
tiếp luôn là lẻ.
172. Viết chương trình kiểm tra mảng có tăng dần hay không? tăng trả về 1, không tăng trả về 0.
173. Viết chương trình kiểm tra các phần tử trong mảng có lập thành cấp
số cộng hay không? Nếu có chỉ ra công sai d, nếu không trả về 0.
174. Viết chương trình kiểm tra các phần tử trong mảng có bằng nhau không? bằng nhau trả về 1, không bằng nhau trả về 0.
175. Viết chương trình kiểm tra mảng có dạng sóng hay không? có trả
về 1, không trả về 0. Một mảng có dạng sóng là mảng có các phần tử
thứ i lớn hơn hoặc nhỏ hơn hai phần tử xung quanh.
176. Hãy cho biết tất cả các phần tử trong mảng a có nằm trong mảng b không? có trả về 1, không có trả về 0.
177. Cho hai mảng a, b. Viết chương trình cho biết mảng b có phải là hoán vị của mảng a hay không.
178. Cho hai mảng a, b. Viết chương trình trộn hai mảng thành một mảng giảm dần.
179. Viết chương trình đưa số 1 về đầu mảng.
180. Viết chương trình đưa chẵn về đầu, lẻ về cuối, phần tử 0 nằm giữa mảng.
181. Viết chương trình đưa các số chia hết cho 3 về đầu mảng.
182. Viết chương trình đảo ngược mảng ban đầu.
183. Viết chương trình đảo ngược thứ tự các số chẵn trong mảng.
184. Viết chương trình dịch trái các phần tử trong mảng.
185. Viết chương trình xuất mảng: chẵn nằm 1 hàng, lẻ nằm hàng tiếp theo.
186. Viết chương trình đảo thứ tự số chẵn, lẻ trong mảng nhưng vẫn giữ vị trí tương đối.
187. Viết chương trình biến đổi mảng bằng cách thay giá trị max = giá trị min và ngược lại.
188. Viết chương trình in ra tam giác Pascal (dùng mảng một chiều).
189. Viết chương trình nhập vào một dãy số a gồm n số thực (n 100), nhập vào dãy số b gồm m số thực (m 100).
In ra những phần tử chỉ xuất hiện trong dãy a mà không xuất hiện trong dãy b.
In ra những phần tử xuất hiện ở cả 2 dãy.
190. Viết chương trình tách 1 mảng các số nguyên thành 2 mảng a và b,
sao cho mảng a chứa toàn số lẻ và mảng b chứa toàn số chẵn.
Ví dụ: Mảng ban đầu: 1 3 8 2 7 5 9 0 10
Mảng a: 1 3 7 5 9
Mảng b: 8 2 10
191. Cho 2 mảng số nguyên a và b kích thước lần lượt là n và m. Viết
chương trình nối 2 mảng trên thành mảng c theo nguyên tắc chẵn ở đầu
mảng và lẻ ở cuối mảng.
Ví dụ: Mảng a: 3 2 7 9
Mảng b: 1 8 10 4 12 6
Mảng c: 6 12 4 10 2 8 3 1 7 5 9
192. (*) Cho 2 dãy A, B các số nguyên (kích thước dãy A nhỏ hơn dãy B). Hãy kiểm tra xem A có phải là con của B hay không?
193. (*) Cho mảng các số nguyên a gồm n phần tử (n 30000) và số dương k (k n). Hãy chỉ ra số hạng lớn thứ k của mảng.
Ví dụ: Mảng a: 6 3 1 10 11 18
k=2
Kết quả: 10
194. Viết chương trình tách 1 mảng các số nguyên thành 2 mảng a và b, sao cho kết quả thu được là:
Mảng a chứa toàn bộ số lẻ tăng dần.
Mảng b chứa toàn số chẵn giảm dần.
(không dùng sắp xếp).
Hướng dẫn: Tìm vị trí chèn thích hợp khi trích phần tử mảng ban đầu.
Ví dụ: Mảng ban đầu: 9 3 8 2 7 5 1 0 10
Mảng a: 1 3 5 7 9
Mảng b: 10 8 2
195. Viết chương trình nhập vào dãy số a gồm n số thực (n 100), nhập vào dãy số b gồm m số thực (m 100).
Hãy sắp xếp hai dãy số theo thứ tự tăng dần.
(*) Trộn 2 dãy trên thành dãy c sao cho dãy c vẫn có thứ tự tăng.
Xuất dãy a, b, c ra màn hình.
196. Cho mảng C có n phần tử (n <200 16="" 2="" a="" b="" br="" c="" ch="" con="" d="" exa="" gi="" h="" hi="" i="" ki="" l="" m="" n="" ng="" ph="" ra="" s="" sau:="" t="" th="" theo="" trong="" u="" xu="" y.="" y="">
Ví dụ: 123A4518B23 có dãy con là 123A451, 23A4518B2, 3A4518B23.
197. Cho 2 số nguyên dương A, B. Hãy xác định 2 số C, D tạo thành từ 2
số A, B sao cho C là số lớn nhất, D là số nhỏ nhất. Khi gạch đi 1 số chữ
số trong C (D), thì các số còn lại giữ nguyên tạo thành A, các chữ số
bỏ đi giữ nguyên tạo thành B.
Ví dụ: A= 52568, B= 462384 C = 54625682384, D = 45256236884.
198. Viết chương trình nhập vào dãy số a gồm n số nguyên (n 100).
Hãy đảo ngược dãy đó.
Ví dụ: Nhập a: 3 4 5 2 0 4 1
Dãy sau khi đảo: 1 4 0 2 5 4 3
(*) Hãy kiểm tra xem dãy đã cho có thứ tự chưa (dãy được gọi là thứ tự khi là dãy tăng hoặc dãy giảm).
199. (**) Hãy viết chương trình phát sinh ngẫu nhiên mảng các số nguyên
gồm 10.000 phần tử, mỗi phần tử có giá trị từ 0 đến 32.000 và xây dựng
chương trình con thống kê số lần xuất hiện các phần tử trong mảng, sau
đó cho biết phần tử nào xuất hiện nhiều lần nhất.
Ví dụ: Mảng: 5 6 11 4 4 5 4
5 xuat hien 2 lan
6 xuat hien 1 lan
11 xuat hien 1 lan
4 xuat hien 3 lan
4 xuat hien nhieu lan nhat
200. Cho mảng A có n phần tử. Nhập vào số nguyên k (k 0), dịch phải xoay vòng mảng A k lần.
Ví dụ: Mảng A: 5 7 2 3 1 9
Nhập k=2
Dịch phải xoay vòng mảng A: 1 9 5 7 2 3
201. (**) Viết chương trình nhập vào 2 số lớn a, b nguyên (a, b từ 20
chữ số trở lên). Tính tổng, hiệu, tích, thương của 2 số trên.
202. Viết chương trình tính tổng các phần tử là số Amstrong (số
Amstrong là số có đặc điểm như sau: số có k ký số, tổng của các lũy thừa
bậc k của các ký số bằng chính số đó).
Ví dụ: 153 là số có các ký số 13+53+33 =153 là một số Amstrong200>
Name: Hồ Diên Lợi
Website:
http://dienloi.net/forum
Email:
hodienloi@yahoo.com