Thảo luận "Sinh viên và kỹ năng mềm"
Bài viết chia sẻ những nhận định, ý kiến đóng góp và lời khuyên từ Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám Đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM trong chương trình "Bạn trẻ với nghề nghiệp" do đài phát thanh - truyền hình tỉnh Bình Dương thực hiện.
Câu
1. Hiện nay có nhiều sinh viên ra trường bị đánh giá là thiếu kỹ năng
mềm, không ít sinh viên không tìm được việc làm do kỹ năng yếu. Ông nhận
định thế nào về thực trạng này? Sự cần thiết của kỹ năng mềm hiện nay?
Trả lời
Một
thực trạng dễ thấy, các doanh nghiệp rất cần đội ngũ nhân sự chất lượng
cao, nhưng ngược lại nhiều sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu
cầu tuyển dụng, đặc biệt phần kĩ năng. Nhìn nhận một cách thẳng thắn thì
có đến 70% sinh viên tốt nghiệp chưa trang bị tốt về chuyên môn cũng
như các kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. Có không ít sinh viên học rất
giỏi nhưng ra trường không làm được việc, trong khi nhiều bạn chỉ học
trung bình hoặc khá lại làm việc rất hiệu quả, thành công. Một điểm mấu
chốt là kỹ năng, yếu tố mà vẫn bị sinh viên coi nhẹ.
Do
thiếu kỹ năng nên sinh viên đánh mất nhiều cơ hội. Nhiều tập đoàn, công
ty có nhiều chương trình, hợp tác quốc tế dành cho nhân sự trẻ nhưng
không tìm được người tham dự do cử nhân yếu kỹ năng, kém ngoại ngữ.
Đối
với sinh viên qua đào tạo đại học, cao đẳng, nhiều người thường cho
là với nhiều bằng cấp, kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị
trí cao sẽ dễ dàng tìm việc. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì theo khảo
sát những người làm việc hiệu quả và dễ thăng tiến không thể thiếu những
kỹ năng mềm. Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những
kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm
họ được trang bị. Để thành công, người lao động phải hội đủ cả hai kỹ
năng trên.
Như
vậy, chúng ta cần khẳng định: Kỹ năng mềm không chỉ cần thiết cho cuộc
sống mà còn là tiêu chí mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm bởi chúng ảnh
hưởng lớn đến việc người lao động có hoà nhập được với môi trường làm
việc và đạt hiệu suất công việc cao hay không. Đặc biệt với đội ngũ lao
động tương lai như học sinh, sinh viên còn phải quan tâm đến việc rèn
luyện kỹ năng để tạo thành thói quen ngay khi còn trẻ. Tuy nhiên, ngay
từ trên giảng đường đại học, không phải sinh viên nào cũng được trang bị
tốt các kỹ năng thiết yếu này. Theo điều tra của Bộ Lao Động – Thương
Binh và Xã Hội, trong tổng số các sinh viên tốt nghiệp hàng năm, hơn 13%
phải được đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng, gần 40% phải được kèm cặp
lại tại nơi làm việc và 41% cần thời gian làm quen với công việc. Thiết
nghĩ, việc tự trang bị cho bản thân kỹ năng mềm là điều vô cùng cần
thiết, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập.
Câu 2. Vậy theo ông thế nào là kỹ năng mềm, khác gì so với kỹ năng cứng?
Trả lời:
Kỹ
năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc
nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công
việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
Kỹ
năng cứng (Khả năng chuyên môn, năng lực nghề nghiệp hay bằng cấp và
chứng chỉ chuyên môn). Những kỹ năng "cứng" được thể hiện trên bản lý
lịch - khả năng học vấn của người lao động, kinh nghiệm và sự thành thạo
về chuyên môn.
Kỹ
năng mềm là một thuật ngữ xã hội học gắn liền với chỉ số trí tuệ cảm
xúc của mỗi người, là các đặc trưng cá nhân nâng cao các khả năng: Giao
tiếp, năng suất làm việc và triển vọng nghề nghiệp. Tách biệt với kỹ
năng cứng (trình độ chuyên môn cho mỗi công việc, ngành nghề nhất định),
kỹ năng mềm được rộng rãi biết đến và áp dụng cho mọi người. Kỹ năng
mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ dùng để chỉ
các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao
tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư
giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới. Trong một số trường
hợp, để kỹ năng mềm dễ hiểu và gần gũi hơn nữa với tất cả đối tượng,
người ta chia khái niệm này thành những mảng nhỏ hơn: Kỹ năng quản lý
thời gian, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, làm việc đội nhóm…
Cụ thể Kỹ năng mềm có thể hiểu một cách cơ bản đó là:
* Kỹ năng đặt mục đích mục tiêu cho kỹ năng cuộc đời;
* Kỹ năng thuyết trình;
* Tư duy và thay đổi bản thân;
* Kỹ năng giải quyết vấn đề;
* Kỹ năng làm việc nhóm.
Ngoài ra, kỹ năng mềm có thể được hiểu một cách cụ thể hơn. Đó còn là kỹ năng rèn luyện các phẩm chất cá nhân bao gồm:
* Ý thức trách nhiệm;
* Lòng tự trọng;
* Sự thân thiện, hòa đồng;
* Sự chân thành;
* Khả năng làm chủ bản thân.
Bên cạnh đó là kỹ năng trong quá trình giao tiếp, tương tác với các cá nhân khác:
* Kỹ năng hòa nhập và làm việc tốt trong một đội/nhóm;
* Kỹ năng truyền đạt lại kiến thức cho người khác;
* Kỹ năng phục vụ và làm thỏa mãn khách hàng của đơn vị mình;
* Kỹ năng lãnh đạo;
* Kỹ năng thuyết phục;
* Kỹ năng làm việc trong những môi trường khác nhau.
Theo
các nhà tuyển dụng, những ứng viên tìm việc với các bằng cấp trường lớp
và kinh nghiệm cần thiết thì có nhiều; nhưng để tìm được một ứng viên
lý tưởng với kỹ năng mềm hoàn hảo – đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao
cấp thì khó như mò kim đáy biển. Qua thu thập thông tin, phân tích thị
trường lao động TP.HCM cho thấy, những kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng
đề cập gồm kỹ năng: giao tiếp; kỹ năng viết, sự trung thực, làm việc
theo nhóm, thương thuyết, tính linh hoạt, thích ứng, đặt câu hỏi, tư duy
sáng tạo,…
Nhiều
doanh nghiệp hiện nay có những cách phỏng vấn khác nhau, từ kiểu hỏi
đáp thân mật để đánh giá độ “chân thành” của ứng viên cho đến việc tạo
áp lực bằng cách liên tục đưa ra các tình huống khó khăn để xem xét năng
lực thực sự của người được phỏng vấn. Nhưng dù phải ứng phó với kiểu
phỏng vấn nào đi nữa, người lao động phải luôn giữ được sự tự tin, 40%
doanh nghiệp xem giao tiếp là kỹ năng quan trọng mà ứng viên cần có.
Giai
đoạn hội nhập kinh tế và thị trường lao động, điều cạnh tranh lớn nhất
chính là yếu tố con người. Do đó, các nhà tuyển dụng ngày nay đã thực tế
lại càng thực tế hơn rất nhiều. Họ không chỉ muốn thu nhận người biết
làm công việc chuyên môn, mà còn phải có khả năng sáng tạo, biết cách
giải quyết các phát sinh trong công việc, phối hợp hiệu quả với đồng
nghiệp, có tư duy tích cực và muốn thăng tiến cao hơn. Kỹ năng mềm được
khẳng định là công cụ hữu hiệu nhất cho thành công trong nghề nghiệp của
mỗi người.
Câu 3. Làm sao để rèn luyện kỹ năng mềm thưa ông?
Trả lời:
Kỹ năng mềm được tích lũy từ quá trình đi học, đi làm và cả khi tương tác với các mối quan hệ khác trong cuộc sống.
Hầu
hết những người quản lý nhân sự và những người giàu kinh nghiệm đều
khẳng định: Cách duy nhất để trau dồi kỹ năng mềm là phải luyện tập, học
hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các
tình huống cần thiết. Sinh viên có thể tham gia các khoá học kỹ năng
mềm tại các trung tâm phát triển kỹ năng hoặc cũng có thể tham gia học
kỹ năng mềm trực tuyến tại cổng đào tạo trực tuyến. Những kỹ năng này
chúng ta không thể có được sau một vài khóa học mà cần được trau đổi
hàng ngày qua quá trình làm việc và đúc kết kinh nghiệm của chính bản
thân mình. Không nên quan niệm rằng, việc học kỹ năng mềm giống như việc
học những môn lý thuyết khác, mà nên học từ những người có kinh nghiệm
thực tế thông qua việc tiếp cận, nói chuyện và chia sẻ với họ. Sau đó,
hãy biết vận dụng một cách linh hoạt vào thực tế và biết những kỹ năng
đó trở thành kỹ năng của chính mình.
Ví
dụ, một trong những kỹ năng đòi hỏi hầu hết các cá nhân phải có là kỹ
năng làm việc nhóm. Nếu không tham gia lớp học rèn luyện kỹ năng mềm, ai
cũng có thể hiểu làm việc theo nhóm là gì, ở mức đơn giản nhất là hiểu
được đó là cách việc theo một đội, làm việc chung với nhau. Thế nhưng,
khi khái niệm làm việc nhóm được giới thiệu thông qua lớp rèn luyện kỹ
năng với những bài tập cụ thể thì sẽ làm thay đổi thái độ của người học
hiểu rõ kỹ năng này thường bao gồm một số nhân tố chính: xác định vấn
đề; phân loại vấn đề; mô hình hóa vấn đề; sử dụng các công cụ giải quyết
vấn đề; qui trình giải quyết vấn đề.
Và
người sinh viên nhận thức được đó là một kỹ năng cần thiết và cụ thể
cần rèn luyện. Vậy điều gì quyết định đến thành công của việc thực hiện
kỹ năng mềm? Đó không phải vì điều kỳ diệu từ những kỹ năng học được mà
chính là thái độ cầu tiến trong mỗi người. Kỹ năng mềm có thể được học
và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi và không chỉ bó hẹp trong ngần ấy tiêu
chuẩn, chuẩn mực.
Và
như vậy, chỉ cần có ý chí cầu tiến, sẵn sàng thay đổi và hòa đồng, mỗi
người có thể đưa ra những khái niệm và tự rèn luyện kỹ năng mềm cho
chính mình, với nhiều cách khác nhau.
Đối với người sinh viên,
việc học và rèn luyện kỹ năng khi còn học ở trường là rất cần thiết.
Tuy nhiên, Sinh viên trước hết phải xác định rõ ngành nghề công việc
mình học và muốn làm sau khi ra trường, sau đó phân tích xem đối với
công việc đó, đâu là kỹ năng “cứng”, đâu là kỹ năng “mềm”. Chẳng hạn với
vị trí nhân viên phòng Kinh doanh thì kỹ năng giao tiếp, thuyết phục
khách hàng lại chính là kỹ năng “cứng”, hay chính là chuyên môn của nghề
nghiệp. Nhưng với vị trí Lập trình viên máy tính thì đương nhiên đó là
những kỹ năng “mềm”. Việc xác định rõ “mềm”, “cứng” và nhận ra điểm
mạnh, điểm yếu, những mặt thiếu hụt của bản thân là yêu cầu đầu tiên và
rất quan trọng để trau dồi kỹ năng “mềm”. Các em phải tập kỹ năng hàng
ngày, cũng như tập viết, tập đọc thì mới nhuần nhuyễn được. Hãy nhớ
rằng, xã hội ngày này là một xã hội thay đổi, cần sự uyển chuyển chứ
không cần sự cứng nhắc.
Vì
thế, kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích
lũy. Sinh viên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong
tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học; từ
đó đến khi ra trường, sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ
xin việc hoàn hảo.
NGUỒN http://vieclam.nld.com.vn/cam-nang/Thao-luan-sinh-vien-va-ky-nang-mem-23700-nd.html
NGUỒN http://vieclam.nld.com.vn/cam-nang/Thao-luan-sinh-vien-va-ky-nang-mem-23700-nd.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét