1. Tận dụng mọi cơ hội để nói
Nói hay, nói tốt là một thứ kỹ năng nhờ rèn luyện mà thành. Để ăn nói tự tin, bạn cần thường xuyên tìm dịp để tập nói. Cuộc sống luôn có những cuộc gặp gỡ, trò chuyện. Hãy tận dụng các dịp nhỏ ấy, chủ động khơi gợi vấn đề, và nói ra quan điểm của bạn. Tích tiểu thành đại, nhờ các cuộc nói chuyện này, dần dần bạn sẽ có một bộ sưu tập phong phú các kinh nghiệm nói chuyện, giúp bạn xây dựng và tăng cường khả năng tự tin khi thuyết trình và nói trước đám đông./* Trong thời gian vừa rồi có khá nhiều cơ hội để tôi luyện tập nói trước đám đông ví dụ như lúc học kỹ năng mềm, nhưng tôi đã không biết tận dụng cơ hội đó để luyện tập bây giờ qua rồi cảm thấy hối hận đã không kịp. bởi vì cơ hội nó cũng giống như thời gian vậy đã qua đi rồi thì không thể nào lấy lại được :( */
2. Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng
Nếu biết rằng không thể đầu tư thì giờ để sửa soạn, thì tốt hơn hết bạn đừng nhận lời mời phát biểu. Cả khi được yêu cầu “nói vài lời ngắn gọn thôi” nhưng không có thời gian chuẩn bị cho tốt, bạn cũng nên từ chối. “Vài lời ngắn gọn” ấy sẽ trở thành nỗi ám ảnh lâu dài nếu bạn thất bại.3. Dùng lối tự thoại tích cực
Hầu hết các nhà tâm lý đều đồng ý cho rằng hành động tự thoại tích cực sẽ giúp gia tăng đáng kể sự tự tin. Bạn phải xác quyết và liên tục tự nhủ rằng bài thuyết trình của mình thành công, rằng người nghe sẽ tích cực hưởng ứng bạn. Hãy tự nói với mình rằng: “Tôi là người tự tin, bởi hơn ai hết, tôi hiểu rõ những gì mình sẽ nói. Tôi là chuyên gia, và khán giả sẽ chăm chú lắng nghe từng lời của tôi.”4. Không có buổi thuyết trình nào hoàn hảo
Ta thường đặt ra cho mình những kỳ vọng thiếu thực tế (“Đứng trên sân khấu, mình phải hoàn hảo, nếu không sự nghiệp của mình sẽ ra mây ra khói”). Bạn cần dẹp tan thứ ảo tưởng đó đi, đừng quá cầu toàn. Ngay cả diễn giả hàng đầu thế giới đôi khi cũng có sai sót rất cơ bản.5. Thư giãn trước khi lên sân khấu
Bạn nên dành chút ít thì giờ để thư giãn, nhằm cảm thấy thoải mái và tự tin trước giờ nói chuyện. Dưới đây là các kỹ thuật giúp thư giãn bạn có thể áp dụng ngay:Hít thở: Hít thở sâu bằng mũi, đưa không khí vào đầy buồng phổi. Nín thở vài giây, rồi chậm rãi thở ra bằng miệng.
Duỗi cơ: Trước giờ nói chuyện, hãy tìm một chỗ vắng vẻ để làm giãn cơ thể. Để các nhóm cơ bớt căng, bạn hãy nhẹ nhàng liên tục xoay đầu và vai theo chiều kim đồng hồ và ngược lại; rồi duỗi cơ mặt bằng cách há miệng càng to càng tốt và xoay tròn hàm dưới.
Đi tản bộ: Hãy thải loại năng lượng gây căng thẳng bằng cách đi dạo bộ một chút trước giờ nói. Hoạt động này vừa giúp làm nóng các cơ, vừa để bạn ôn lại một lượt những điểm quan trọng của bài thuyết trình.
6. Chuẩn bị tâm lý trước tình huống bất ngờ
Thỉnh thoảng, trong buổi nói chuyện, bạn sẽ rơi vào những tình huống “khó đỡ” vốn không lường trước được. Dù tình huống đó là gì, thì trước buổi nói chuyện, bạn cần chuẩn bị tâm trí để khi chẳng may gặp các sự cố ngoài ý muốn, bạn cũng giữ được bình tĩnh để có cách giải quyết thích hợp mà không phải bấn loạn hay cảm thấy rối tung cả lên.Những hướng dẫn chi tiết hơn sẽ được diễn giả Quách Tuấn Khanh tiết lộ trong chương trình BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY diễn ra vào ngày 17/3 tại Hà Nội, 07/04 tại Tp.HCM và 20/04 tại Cần Thơ. Xem chi tiết và đăng ký tại đây.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét