Cách tự học nhạc lý cơ bản và hiệu quả
Những người mới tìm hiểu về âm nhạc có rất nhiều sự lựa chọn tài liệu hướng dẫn tự học cho mình vậy nhưng mỗi tác giả sẽ có các cách biên soạn và hướng dẫn từng bước 1 từ kí hiệu âm nhạc,nốt nhạc,cách đánh nhịp.v.v..Nếu đã hiểu một chút về âm nhạc thì đây sẽ là những vấn đề đơn giản nhưng với những người mới học và chưa biết gì thì rất mơ hồ,không biết học cách gì nhanh nhất,hiệu quả nhất.1) Học và đọc nốt : Cách học giống như học anh văn các bạn lấy 1 tờ giấy rồi gạch 5 dòng ( vì khuông nhạc có 5 dòng và 4 khe ) rồi chấm lên 1 chấm và đọc tên nốt v.d chấm 1 chấm ở dòng thứ 3 ta đọc là SI .v.v…
Đừng để ý các đuôi ,móc hoặc các ký tự, yêu cầu đọc đúng tên nốt nằm trên các khe và dòng nhạc thôi.
Bước đầu học nốt bằng cách nầy có ưu điểm là không bị rối mắt bỡi các dấu móc hoặc các ký tự liên quan, học từ từ đến khi nào thuộc hết vị trí các nốt trên khuông nhạc nhé
2) Kiểm tra bài: mở 1 bài nhạc bất kỳ để kiểm tra bằng cách đọc đúng tên các nốt trên khe và dòng bài nhạc ,Ở bước nầy các bạn cũng đừng để ý đến các dấu móc hoặc các ký tự làm gì chỉ yêu cầu đọc đúng tên nốt trên khuông nhạc là coi như đã thuộc bài rồi
3) Các hình nốt (nốt tròn ,trắng,đen,…) đã có trong sách các bạn tự xem
4) Giá trị trường độ các nốt: Trong âm nhạc dấu tròn có giá trị lớn nhất nên được xem là đơn vị trường độ ,những loại hình nốt khác là phân số của nốt tròn các bạn tự kiểm chứng
5) Nhịp (phần quan trọng nhất) : Là phần trường độ gồm những nốt nhạc hay dấu lặng được phân chia đều nhau trong 1 bản nhạc ( trong các sách cũ gọi là trường canh) .
6) Các loại nhịp: Trong âm nhạc có 2 loại nhịp chính là nhịp đơn và nhịp kép;Mổi loại dù đơn hay kép cũng gồm các nhịp 2,3 và 4 phách
Tổng số có 12 nhịp đơn và 12 nhịp kép. Dấu tròn là dấu có giá trị trường độ lớn nhất nên nó được làm điển hình để phân chia và ghi số cho nhịp đơn. Trong bài nầy mình chỉ nói 3 loại nhịp chính thường dùng cho tất cả các bản nhạc (nhịp 2 phách, 3 phách và 4 phách ) các loại nhịp khác dù đơn hoặc kép cũng đều là biến thể của 3 loại nhịp đã nêu trên .Riêng phần nầy mình sẽ viết ở 1 chuyên đề khác đầy đủ hơn.
Bài nầy mình viết trên word nên không thể hiện được số chỉ nhịp (không được viết có gạch ngang như phân số ) các bạn thông cảm.
7) Nhịp 2 phách đơn thông dụng là nhịp 2/4.
Con số 2 ở trên cho biết mỗi nhịp ( 1 trường canh ) gồm có 2 phách
Số 4 có nghĩa là dấu tròn chia 4 = dấu đen
Như vậy cứ 1 ô nhịp (1 trường canh ) cùa nhịp 2/4 có 2 phách và giá trị 1 phách = 1 nốt đen ,với 2 nốt đen trong 1 nhịp của nhịp 2/4 tác giả có thể chia ra làm 4 nốt móc đơn hoặc 1 đen và 2 móc kép v.v…miễn sao cứ trong 1 nhịp cộng lại = 2 nốt đen. Nhịp đầu bài có thể thiếu (gọi là nhịp thiếu).Tương tự cách tính nầy ta xét đến nhịp 3/4 (gồm 3 phách trong 1 nhịp) và nhịp 4/4 (gồm 4 phách trong 1 nhịp)
Phách mạnh-Phách yếu : Phách đầu của mổi nhịp luôn luôn là phách mạnh có nghĩa nốt đứng liền sau vạch nhịp là phách mạnh
Nhịp chỏi : là nhịp mà ở ngay phách đầu gặp sự yên lặng (dấu lặng)
8 ) Tương quan giữa nhịp đơn và nhịp kép
Nhịp kép : Muốn tìm nhịp kép tương ứng ta lấy số chỉ nhịp ở trên nhân 3 và số chỉ nhịp ở dưới nhân 2 .v.d : muốn tìm nhịp kép cho nhịp 2/4 ta lấy số trên 2 nhân 3 = 6 và số dưới 4 nhân 2 = 8 .Vậy nhịp kép của nhịp 2/4 là 6/8.Tương tự tìm nhịp kép cho nhịp 3 và 4 phách cũng như vậy.
Muốn tìm nhịp đơn tương ứng ta làm ngựợc lại (chia chỉ số trên cho 3 và chia chỉ số dưới cho 2 ).
Tổng cộng nhịp 2 phách đơn có 4 loại : 2/1- 2/2- 2/4- 2-8
Nhịp 2 phách kép có 4 loại : 6/2- 6/4- 6/8 – 6/16
Nhịp 3 phách đơn : 3/1 – 3/2 – 3/4 – 3/8
Nhịp 3 phách kép : 9/2 – 9/4 – 9/8 – 9/16
Nhịp 4 phách đơn : 4/1 – 4/2 – 4/4 – 4/8
Nhịp 4 phách kép : 12/2 – 12/4 – 12/8 – 12/16
9) Nhịp ghép : là sự phối hợp giữa các con số chỉ nhịp đã học vd ta lấy nhịp 2/4 và nhịp 3/4 ,lấy 2 số trên ghép lại 2+3 =5 ( chỉ lấy 2 số trên số bên dưới giữ nguyên ) ta có nhịp 5/4.
10) Sau khi học xong các phần cơ bản rồi các bạn cần phải học đủ các ký tự âm nhạc : dấu lặng, dấu hóa….
11) Dấu hóa đặt ở đầu bộ khóa : Có từ 1 đến 7 dấu thăng đặt ở đầu bộ khóa (khóa Sol) theo thứ tự như sau :
FA – DO – SOL – RE – LA – MI – SI
Dấu giáng đặt ở đầu bộ khóa có thứ tự ngược lại với dấu thăng :
SI – MI – LA – RE – SOL – DO – FA
Như vậy chỉ cần học thuộc lòng thứ tự trên khi mở 1 bài nhạc nếu 1 dấu thăng thì là FA , nếu là 2 dấu thăng thì là FA & DO.
dấu giáng ngược lại ,khi tập bài khỏi phải bân tâm ván đề dấu hóa nữa
12) Khi hoàn thành xong bài học nầy thì mở 1 bản nhạc mới bạn có thể đọc và hiểu hết bài nhạc y như dịch 1 bản anh văn đó có điều ở đây là mình dịch bản nhạc 1 cách thông suốt.
Bước thực hành kế tiếp là phần khó nhất và mơ hồ nhất cho những ai mới tập nhạc : Cách phân chia nhịp trong 1 bài nhạc và cách tập đánh nhịp nhanh nhất ,hiệu quả nhất. Trong khuôn khổ hạn hẹp mình sẽ hướng dẫn phần nầy trong bài sau .
Bài viết theo ngẫu hứng nhằm mục đích chia sẻ cùng cộng đồng nên có nhiều luộm thuộm, thiếu sót .Rất mong các bậc đàn anh thông cảm và đóng góp để mình hoàn thiện hơn trong các bài kế tiếp…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét