Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Hồng xiêm

Untitled Document

Hồng xiêm (sa pô)

Hồng xiêm

ManilZapot 070624 188 ckup.jpg
Lá và quả hồng xiêm

Phân loại khoa học

Giới (regnum)

Plantae

(không phân hạng)

Angiospermae

(không phân hạng)

Eudicots

(không phân hạng)

Asterids

Bộ (ordo)

Ericales

Họ (familia)

Sapotaceae

Phân họ (subfamilia)

Sapotoideae

Tông (tribus)

Mimusopeae

Chi (genus)

Manilkara

Loài (species)

M. zapota

Danh pháp hai phần

Manilkara zapota
(L.P. Royen, 1953

Hồng xiêm, chưa chế biến

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b5/Sapodilla.jpg/220px-Sapodilla.jpg
Trái, bổ dọc

Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)

Năng lượng

347 kJ (83 kcal)

Cacbohydrat

19.96 g

Chất xơ thực phẩm

5.3 g

Chất béo

1.1 g

Protein

0.44 g

Riboflavin (Vit. B2)

0.02 mg (1%)

Niacin (Vit. B3)

0.2 mg (1%)

Axit pantothenic (Vit. B5)

0.252 mg (5%)

Vitamin B6

0.037 mg (3%)

Axit folic (Vit. B9)

14 μg (4%)

Vitamin C

14.7 mg (25%)

Canxi

21 mg (2%)

Sắt

0.8 mg (6%)

Magie

12 mg (3%)

Phospho

12 mg (2%)

Kali

193 mg (4%)

Natri

12 mg (1%)

Kẽm

0.1 mg (1%)

Link to USDA Database entry
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA

Hồng xiêm (danh pháp hai phầnManilkara zapota), hay còn gọi là lồng mứtxa pô chê hoặc sabôchê (từ tiếng Phápsapotier), là một loài cây thân gỗ, sống lâu năm và thường xanh có nguồn gốc ở miền Nam MexicoTrung Mỹ vàCaribbe.[1]

Mục lục

  [ẩn

Đặc điểm

Hồng xiêm có thể cao tới 30–40 m. Nó là loại cây có khả năng chống gió tốt và vỏ cây rất nhiều nhựa màu trắng, giống như gôm. Lá của chúng có màu xanh lục và bóng mặt. Lá mọc cách tập trung đầu cành, hình elip hay ôvan, dài 7–15 cm, với mép trơn. Hoa màu trắng, không dễ thấy, có hình dáng tương tự như quả chuông và có 6 tràng hoa hình thùy.
Quả là loại quả mọng, hình cầu hoặc hình quả trứng hoặc hình thon dài, đường kính 4–8 cm và chứa từ 2–10 hạt. Vỏ có màu nâu-vàng nhạt. Bên trong là lớp cùi thịt có màu nâu ánh đỏ với kết cấu hạt mịn hơi giống với ruột quả . Hạt của nó có màu đen.
Quả của nó chỉ nên ăn khi đã chín vì khi còn xanh nó chứa nhiều nhựa dính như latex. Để biết chắc chắn là nó đã chín người ta hay nắn vỏ xem còn cứng hay đã mềm vì màu vỏ gần như không thay đổi từ lúc mới tạo quả đến khi chín, một cách khác là người ta cạo thử một ít lớp vỏ nâu vàng, sẽ lộ ra lớp da, quả xanh, lớp da này có màu xanh lá cây, xanh đậm, khi quả già, lớp vỏ dần chuyển sang xanh lá mạ. Hương vị của nó tương tự như mùi đường đen.
Cây hồng xiêm ra quả hai lần trong năm, tuy nhiên hoa có thể ra cả năm, ngoại trừ những vùng có nhiệt độ về mùa đông xuống thấp dưới 15–17 °C. Nó được đưa từ Mexico vào Philipin trong thời gian người Tây Ban Nha chiếm đóng quốc gia này. Tại Việt Nam, nó là loài cây đưa vào từ Thái Lan, mà Thái Lan được biết đến với cái tên là nước Xiêm, ngoài ra do hình dáng giống như quả hồng (chi Diospyros) nên mới có tên gọi hồng xiêm.
Trước đây, hồng xiêm còn có tên khoa học là Achras sapota, nhưng hiện nay tên gọi này là sai. Tại Ấn Độ, nó được gọi làChikoo hay Sapota, tại Philipin là tsiko, tại Indonesia là sawu, tại Malaysia là chikoo, tại Sri Lanka là sapodilla hay rata-mi, tại Thái Lan và Campuchia là lamoot, tại Venezuela là níspero và tại Tây Ấn là naseberry còn trong tiếng Anh là sapodilla.

Sử dụng

Hồng xiêm được trồng để lấy quả ăn. Nhựa mủ, một dạng latex lấy từ vỏ cây cũng được dùng để làm chất cơ sở cho các loại kẹo cao su.
Khi chín, quả của nó ngọt và có mùi thơm dễ chịu.
Một giống hồng xiêm nổi tiếng ở miền bắc Việt Nam là: hồng xiêm Xuân Đỉnh, có nguồn gốc từ xã Xuân Đỉnh, huyện Từ LiêmHà Nội; hồng xiêm Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.[2][3]

Thư viện ảnh

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/ad/Manilkara_zapota.jpg/180px-Manilkara_zapota.jpg

Quả hồng xiêm 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0c/Chikoo.JPG/180px-Chikoo.JPG

Quả hồng xiêm 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7e/Sapodilla_fruit.jpg/180px-Sapodilla_fruit.jpg

Quả hồng xiêm xanh cắt đôi
(bị chảy mủ) 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2b/Chikoo_seeds.jpg/180px-Chikoo_seeds.jpg

Hạt hồng xiêm 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b4/H%E1%BB%93ng_xi%C3%AAm.JPG/180px-H%E1%BB%93ng_xi%C3%AAm.JPG

Hồng xiêm bổ dọc, bổ ngang 

 

Những tác dụng không ngờ của trái hồng xiêm

Theo Đông y, hồng xiêm vị ngọt, tính mát, tác dụng dinh tân dịch, nhuận tràng, giải khát.

Hồng xiêm là một loại trái cây có mùi thơm hấp dẫn và nhiều vitamin, khoáng chất, giá trị dinh dưỡng rất cao.
Theo Đông y, hồng xiêm vị ngọt, tính mát, tác dụng dinh tân dịch, nhuận tràng, giải khát.
Còn theo Tây y, trong 100 gram trái hồng xiêm chín có chứa calories 83 mg, chất đạm 0.44 g, chất béo 1.10 g, chất xơ 1.40 g, canxi 21 mg, sắt 0.80 mg, phot pho 12 mg, potassium 193 mg, sodium 12 mg, beta-carotene (A) 60 IU, riboflavin (B2) 0.020 mg, niacin (B3) 0.200 mg, pantothenic acid (B5) 0.252 mg, Pyridoxine (B6) 0.037 mg, Ascorbic acid (C) 14.7 mgamin cùng các loại vitamin B2, B3, B5, B6, C, E…
http://giadinh.vcmedia.vn/2014/1-hong-xiem-1419500963265.jpg
Hồng xiêm là loại trái cây thơm ngon có nhiều tác dụng chữa bệnh. Hình minh họa
Ngoài vai trò là trái cây, hồng xiêm còn có khá nhiều tác dụng dược lý. Cụ thể: Potassium (100 g hồng xiêm có tới 193 mg potassium) có trong hồng xiêm có khả năng giúp giảm huyết áp. Theo các nghiên cứu khoa học, nếu cơ thể tiêu thụ một lượng vừa đủ potassium sẽ giảm được nguy cơ tăng huyết áp và hạ huyết áp đối với người đang bị tăng.
Ngoài ra, vị ngọt của hồng xiêm là vị ngọt tự nhiên, rất ít chất sodium nên người bị bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh thận có thể thoải mái thưởng thức loại trái cây này mà không lo bị dư thừa đường trong cơ thể.
Cũng do giàu canxi, photpho, các vitamin và khoáng chất nên hồng xiêm là lựa chọn tốt cho bà bầu và trẻ nhỏ. Bổ sung thêm hồng xiêm vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp bà bầu, trẻ nhỏ phòng tránh được bệnh thiếu máu, thiếu canxi cùng các khoáng chất khác. Ngoài ra, lượng vitamin B5, B6, B3, B1... có trong hồng xiêm giúp cho hệ thần kinh phát triển, chống mỏi mệt và giúp giác ngủ được sâu hơn.
Cùng với đó, hồng xiêm còn là nguồn cung cấp phong phú tannin và polyphenolic – các chất có lợi cho đường tiêu hóa. Hồng xiêm sẽ giúp loại bỏ các chất thải từ dạ dày, làm sạch dạ dày, giảm tiêu chảy. Các khoáng chất dồi dào trong loại quả này cũng giúp cho việc hình thành các enzyme cần thiết trong dạ dày, từ đó điều chỉnh quá trình trao đổi chất và giữ cho đường tiêu hóa luôn sạch sẽ.
Đặc biệt, hồng xiêm còn có tác dụng trong làm đẹp da, tóc. Dầu chiết xuất từ hạt hồng xiêm giúp dưỡng ẩm và làm mềm tóc, giúp tóc óng mượt. Điều tuyệt vời của dầu hạt hồng xiêm là nó dễ dàng được các sợi tóc hấp thụ mà không để lại dầu. Vì vậy mà ngay cả khi sở hữu mái tóc nhiều dầu, bạn vẫn có thể sử dụng loại dầu dưỡng này mà không phải lo đến việc nó làm mái tóc dễ bị bẩn và sinh gàu.
Các vitamin E, C, khoáng chất và các chất chống oxy hóa có trong hồng xiêm cũng có tác dụng nuôi dưỡng làn da từ bên trong, giúp da khỏe mạnh, mịn màng, làm chậm quá trình lão hóa, giúp giảm các nếp nhăn.
Một số tác dụng khác của cây, lá, trái hồng xiêm:
- Vỏ cây, trái xanh sắc nước uống có thể dùng trị kiết lị, trị sốt rét.
- Hạt hồng xiêm dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm sốt. (Lấy 6 hạt hồng xiêm đem nghiền thành bột, uống với rượu hay nước chín).Nước sắc hạt được dùng làm thuốc gây giảm đau và giúp thoát mồ hôi. Ngoài ra, tinh chất chiết xuất từ hạt hồng xiêm còn là mỹ phẩm chăm sóc tóc cực kỳ hiệu quả.
- Lá hồng xiêm già dùng để nấu lấy nước uống trị ho, cảm lạnh. Lá sắc uống hàng ngày cũng giúp hạ huyết áp.

0 nhận xét: