Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Ajax 3

Untitled Document

Bài 03: Phương thức POST trong jQuery Ajax
 0 
 Google +0 

  0
Đăng bởi: TheHalfHeart - Vào ngày: 10-08-2014 - Chuyên mục: PHP - View: 12811
Download Demo
Có lẽ hai phương thức post và get trong php không còn xa lạ với các bạn nữa nhỉ? Nhưng với Ajax thì nó thực hiện như thế nào? Để trả lời câu hỏi này thì trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu phương thức POST trước nhé.
Như bạn biết khi ta muốn gửi thông tin lên server thì phải thông qua form trong html, như vậy ta phải submit form. Nhưng khi làm việc với ajax thì trang web lại không hề reload. Bởi vậy jquery ajax có cung cấp cho chúng ta hai phương thức POST và GET thông qua thuộc tính type. 


1. Sử dụng ajax với phương thức post trong phương thức $.ajax

Bạn tạo một file result.php và index.php với nội dung như sau:
File result.php


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

// Nhập giá trị number bằng phương thức post
$number = isset($_POST['number']) ? (int)$_POST['number'] : false;

// Kiểm tra number có lớn hơn không hay không
if (!$number){
    die ('<h1>Vui lòng nhập một số lớn hơn không (0)</h1>');
}

// Lặp từ 1 tới number để in ra màn hình
for ($i = 1; $i <= $number; $i++){
    echo '<li>Số: '.$i.'</li>';
}

Nội dung của file này được giải thích như sau:

  • Đầu tiên biến $number sẽ nhận một giá trị được gửi lên bằng phương thức post với key là number
  • Sau đó kiểm $number có lớn hơn 0 hay không, nếu không lớn hơn thì lập tức dừng và trả kết quả thông báo lỗi
  • Nếu thỏa điều kiện trên thì sẽ in ra các số từ 1 tới $number và trả về cho Ajax.

File index.php


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

<!DOCTYPE html>
<html>
    <head>
        <title></title>
        <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8">
        <script language="javascript" src="http://code.jquery.com/jquery-2.0.0.min.js"></script>
        <script language="javascript">
            function load_ajax(){
                $.ajax({
                    url : "result.php",
                    type : "post",
                    dateType:"text",
                    data : {
                         number : $('#number').val()
                    },
                    success : function (result){
                        $('#result').html(result);
                    }
                });
            }
        </script>
    </head>
    <body>
        <div id="result">
            Nội dung ajax sẽ được load ở đây
        </div>
        <br/>
        <input type="text" value="" id="number"/>
        <input type="button" name="clickme" id="clickme" onclick="load_ajax()" value="Click Me"/>
    </body>
</html>

Trong file index.phpnày tôi có tạo một button, một textbox#number và tôi đã thêm vào sự kiện khi click vào button sẽ gọi đến hàm load_ajax(). Nội dung của hàm load_ajax() gồm các thông số được giải thích như bên dưới:


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

function load_ajax(){
    $.ajax({
        url : "result.php", // gửi ajax đến file result.php
        type : "post", // chọn phương thức gửi là post
        dateType:"text", // dữ liệu trả về dạng text
        data : { // Danh sách các thuộc tính sẽ gửi đi
             number : $('#number').val()
        },
        success : function (result){
            // Sau khi gửi và kết quả trả về thành công thì gán nội dung trả về
            // đó vào thẻ div có id = result
            $('#result').html(result);
        }
    });
}

Trong những thuộc tính trên các bạn chú ý thuộc tính data,  đây là một Object trong Javascript gồm 2 đối số key:value. Trong đó key chính là tên mà bên file result.php sẽ nhận dạng (chính là number). Còn value chính là giá trị của textbox#number.
Có thể một số bạn chưa biết điều này, tham số Ajax thực chất là một đối tượng Object bình thường trong javascript, nghĩa là bạn hoàn toàn có thể viết lại như thế này:


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

function load_ajax()
{
    // Khai báo object
    var agrs = {
        url : "result.php", // gửi ajax đến file result.php
        type : "post", // chọn phương thức gửi là post
        dateType:"text", // dữ liệu trả về dạng text
        data : { // Danh sách các thuộc tính sẽ gửi đi
             number : $('#number').val()
        },
        success : function (result){
            // Sau khi gửi và kết quả trả về thành công thì gán nội dung trả về
            // đó vào thẻ div có id = result
            $('#result').html(result);
        }
    };

    // Truyền object vào để gọi ajax
    $.ajax(agrs);
}

Chạy lên kết quả sẽ tương đương.


2. Sử dụng ajax với phương thức post trong phương thức $.post

$.post có tác dụng lấy dữ liệu từ server bằng phương thức HTTP POST REQUEST, vì thế chúng ta có thể sử dụng cách này hoặc cách trên để viết Ajax.
Với cách này sẽ có các tham số truyền vào như sau:

  • jQuery.post( url [, data ] [, success ] [, dataType ] )

Trong đó:

  • url: đường dẫn đến file cần lấy thông tin
  • data: là một đối tượng object gồm các key : value sẽ gửi lên server
  • success: là function sẽ xử lý khi thực hiện thành công
  • dataType: là dạng dữ liệu trả về. (text, json, script, xml)

Ví dụ: Bạn thay đổi hàm load_ajax() trong file index.php với nội dung như sau:


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

function load_ajax()
{
    $.post(
            'result.php', // URL
            {number : $('#number').val()},  // Data
            function(result){ // Success
                $('#result').html(result);
            },
            'text' // dataTyppe
    );
}

Qua ví dụ rất là rõ ràng rồi phải không nào, bây giờ bạn chạy lên xem kết quả có giống ví dụ trên không nhé.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì tôi sẽ đưa ra thêm một ví dụ nữa, tôi sẽ tách từng tham số trong hàm đó ra rồi ráp vào. Nội dung như sau:


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

function load_ajax()
{
    // URL
    var url = "result.php";

    // Data
    var data = {
        number : $('#number').val()
    };

    // Success Function
    var success = function (result){
        $('#result').html(result);
    };

    // Result Type
    var dataType = 'text';

    // Send Ajax
    $.post(url, data, success, dataType);
}

Đến đây là quá rõ ràng rồi nhỉ :D. Hy vọng các bạn hiểu bài.


3. Lời kết:

Trọng tâm của bài này nhấn mạnh cách sử dụng phương thức GET trong jQuery Ajax nên hy vọng qua hai ví dụ trên bạn hiểu được bài.
Bởi vì phương thức POST an toàn hơn phương thức GET nên trong Ajax thường được dùng cho các trường hợp thao tác có ảnh hưởng tới cơ sở dữ liệu như thao tác thêm, sửa và xóa.

0 nhận xét: