Phần lớn mọi
người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng
nhất. Nỗi sợ đó còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái
chết. Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó mãi, chỉ cần mỗi ngày 30
phút giao tiếp với người quen, đồng nghiệp đảm bảo kỹ năng giao tiếp của
bạn sẽ ngày một hoàn thiện.
Giao tiếp trước đám đông thông thường nếu người nào kỹ năng giao tiếp ứng xử
khéo léo hay kinh nghiệm giao tiếp ứng xử thì rất run, và quên mất
những gì muốn nói, không biết nói chuyện về vấn đề gì. Để giao tiếp hiệu
quả, mỗi người luyện tập thường xuyên nhưng không cần luyện tập nhiều,
chỉ cần mỗi ngày 30 phút giao tiếp với người quen, đồng nghiệp đảm bảo
kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ ngày một hoàn thiện.
Tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp trực tiếp
Khi giao tiếp trực tiếp cần lắng nghe hiệu quả, ứng xử khéo léo
Tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp trực
tiếp là một việc rất quan trọng. Ấn tượng ban đầu thường là diện mạo dễ
nhìn và tác phong nhanh nhẹn và tự tin khiến đối tác nghĩ ngay là chúng
ta thạo công việc, lành nghề. Như vậy việc đại diện cho công ty để giao
tiếp mới dễ dàng thành công.
Để có ấn tượng tốt, chúng ta phải luôn
luôn bắt đầu buổi giao tiếp bằng một nụ cười thân thiện. Tất nhiên khi
cười thì ánh mắt cũng phải vui vẻ. Đừng cười như người máy. Không được
đeo kính râm khi tiếp khách. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn bị che đậy,
sẽ tạo ấn tượng giả tạo, mờ ám khi giao tiếp. Ngoài ra, đeo kính râm
trong phòng còn là thái độ bất lịch sự, không tôn trọng người khác, dù
cho đó là kính đổi màu cũng không nên đeo. Nếu Bạn không phải là vệ sĩ
hay người phụ trách an ninh của Công ty thì đừng đeo kính râm khi tiếp
khách.
Trang phục khi giao tiếp
phải tươm tất, không phục sức sặc sỡ hay rườm rà, không nên trang điểm
lòe loẹt, không nên bôi sực nức nước hoa, đặc biệt khi giao tiếp với
người Nhật.
Tạo ấn tượng tốt còn là việc tôn trọng
khách. Bạn phải đúng giờ. Nếu tiếp tại văn phòng của bạn, nên chấm dứt
ngay các công việc khác ngay trước giờ hẹn và trong khi tiếp xúc. Nếu
tiếp tại văn phòng của khách, Bạn phải đến sớm trước giờ hẹn khoảng 5
phút. Bạn phải trù tính thời gian và lộ trình đến nơi. Nếu chưa biết rõ
văn phòng của khách, nên gọi điện hỏi đường trước. Mọi lời cáo lỗi do
đến trễ dù hợp lý cách mấy vẫn làm mất đi ấn tượng tốt về bạn.
Tạo ấn tượng tốt khi trò chuyện
Nên tạo ấn tượng tốt mỗi khi trò chuyện
Khi mỉm cười trong lúc
trò chuyện, bạn sẽ tạo được nơi người đối diện cảm giác thân ái, cởi mở
và và sẵn lòng giao tiếp. Tuy nhiên, dù là đứng hay ngồi, sẽ là khôn
ngoan hơn nếu như bạn xoay người trực diện với người cùng trò chuyện.
Quay lưng hoặc nhìn nghiêng chỗ khác là dấu hiệu cho thấy bạn sẵn sàng
ra đi ngay khi có cơ hội, và người khác sẽ không có ấn tượng tốt về bạn.
Hơi nghiêng người về phía trước là một “kỹ thuật mềm mại” và hữu dụng.
Nó đưa ra thông điệp sau đây: “Tôi rất quan tâm những điều bạn đang nói
với tôi”. Kỹ thuật này có thể tăng phần hữu ích, nếu như bạn muốn người
đối diện nhắc lại những điều họ vừa nói xong.
Thế nhưng, sau khi đã áp dụng hết tất cả
những “kỹ thuật mềm dịu” lẫn nụ cười thân ái rồi, mà tại sao người đối
diện vẫn tỏ ra “đóng băng” trước bạn? Trước tiên, hãy kiểm tra lại bạn
có đứng quá gần họ không? Ai cũng cần một không gian cá nhân. Hãy lui về
sau, chừa một khoảng cách độ ba bước chân với họ, và duy trì giao tiếp
qua ánh mắt trong lúc trò chuyện.
Nếu chẳng còn gì để nói, hãy thử áp dụng
một trong những chiến thuật dễ nhất là “vuốt đuôi” – tức là nhắc lại
một vài từ cuối câu nói của người khác, để cho thấy là bạn đang quan tâm
sát sao đến đâu. Chẳng hạn như khi có người nói với bạn: “Khó khăn lắm
tôi mới đến được đây. Xe của tôi bị hỏng nặng!”, thì bạn có thể nhắc
lại: “Xe của bạn bị hỏng nặng ư?”. Động tác này thường khuyến khích họ
cung cấp thêm nhiều thông tin về đề tài.
Một số người – đặc biệt
là những người sống tự nhiên, thoải mái – có khuynh hướng hay chạm vào
người khác trong lúc trò chuyện, để chứng tỏ mối quan tâm của mình, đặc
biệt là khi người khác tỏ ra buồn bã hay hoang mang. Tuy nhiên, đây có
thể là một sai lầm. tiếp xúc do va chạm – ngoại trừ lần bắt tay đầu tiên
mà bạn có thể là người chìa tay ra trước – nên được tránh tối đa.
Chuyên gia tâm lý Gay Gooer giải thích: “Va chạm vào cơ thể người khác
sẽ đóng lại mọi tiếp xúc, bởi vì bạn đang xâm lấn vào không gian cá nhân
của họ. Nếu họ là người sống hướng nội, nhút nhát, thì bạn có thể đã
xóa bỏ hết tác động của những gì mình vừa nói với họ. Bạn có thể bị hiểu
lầm theo nghĩa tiêu cực”.
Khi trò chuyện, người ta thường có
khuynh hướng cao giọng, đặc biệt là khi nóng nảy, bồn chồn, lo sợ. Không
ai có thể nghe những âm thanh ấy được lâu mà không cảm thấy bực bội. để
hạ giọng xuống và cải thiện ngữ điệu cũng như độ biến thiên của tình
tiết, bạn hãy tập thở từ cơ hoành, hít sâu và dài hơi. Bạn sẽ bớt căng
thẳng và diễn đạt tư tưởng tốt hơn.
Trong lúc người khác nói, hãy áp dụng
“kỹ thuật mềm dịu” cuối cùng là gật đầu. Đấy không những là sự diễn đạt
cởi mở, rằng bạn đang nghe, mà còn là bạn đang hiểu những gì người khác
nói. Nếu vừa gật đầu vừa nhoẻn miệng cười thân ái, tức là bạn đã đồng ý!
Thậm chí, bạn còn có thể dùng kỹ thuật này nếu như bạn là người đang
nói. Hãy gật đầu trong lúc đặt câu hỏi: “Mình nghĩ rằng điều này rất
quan trọng, cậu có đồng ý không nào?”. Thông thường thì người khác sẽ
gật đầu theo, và mở ra kênh giao tiếp giữa hai người.
Để bảo đảm thành công khi trò chuyện,
hãy nhớ tên người mình vừa tiếp xúc. Họ sẽ rất vui khi được nhớ tên,
được để lại ấn tượng tốt trong bạn. Điều này thật khác hẳn với cảnh lúng
túng, gãi đầu gãi tai vì không thể nhớ được cái tên cần nhớ.
Ngoài việc nói và đặt câu hỏi, bạn cũng
đừng quên nghệ thuật lắng nghe. Nếu có thể, hãy cố gắng hòa hợp những gì
bạn đã biết về họ với những thông tin mà họ đang cung cấp. Hãy để họ
hoàn tất những gì đang nói dở, đừng vội vàng “lấp vào chỗ trống” bằng
những suy nghĩ cá nhân của mình.
Khi tham gia vào một câu chuyện diễn ra
từ trước, bạn hãy cẩn thận đừng xen vào giữa họ. Hãy đứng ở ngoài vòng,
hướng người đối diện về phía “diễn giả” đang nói. Cuối cùng, khi có một
người mời gọi tham dự thì bạn hãy bước vào. Nếu đây là chuyện riêng tư,
làm ăn của họ, tốt nhất là bạn không nên xâm phạm vào.
Đừng quên việc tập trung vào tình huống. Giao tiếp với người khác mà đầu óc lơ mơ, nghĩ về những chuyện xa xôi đâu đâu, thì bạn rất dễ làm họ buồn lòng, tủi thân.
Giới thiệu khóa học kỹ năng giao tiếp ứng xử tại Cuộc Sống Đúng Nghĩa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét