Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Bí quyết để hết run sợ và gia tăng sự tự tin trước đám đông


Đại thi hào Shakespeare từng nói rằng: không có điều gì tốt hay xấu, nhưng chính cách suy nghĩ làm cho điều này xấu, điều kia tốt .
Muốn thất bại, hãy nghĩ như kẻ thất bại. Tương tự, muốn thành công, hãy suy nghĩ như người thành công.
1/ Tận dụng mọi cơ hội.
Kỹ năng nói là một trong nhiều kỹ năng nhờ rèn luyện mà thành. Để nói chuyện được tự tin hơn, bạn cần thường xuyên tận dụng mọi cơ hội khi giao tiếp, chủ động khơi gợi chủ đề và nói ra quan điểm của bạn. Dần dần tích tiểu thành đại, kinh nghiệm từ những buổi nói chuyện đó sẽ giúp bạn có một bộ sưu tập phong phú, giúp bạn tăng cường khả năng tự tin hơn. (lời khuyên hữu ích để học hỏi là bạn nên giao tiếp với những người thành đạt, nhiều kinh nghiệm hơn mình từ đồng nghiệp hay cả Sếp của bạn).
 2/ Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng.
Đối với nhiều người, việc đứng trước đám đông (hay thậm trí chỉ vài người thân quen) dù chỉ nói vài lời ngắn gọn cũng có thể gây cảm giác lo lắng và run sợ không khác gì việc đứng nói với một bài đã soạn sẵn.
Theo một số nghiên cứu, việc chuẩn bị, tập dượt kỹ lưỡng bài trình bày sẽ giúp giảm đến 75% cảm giác run sợ trước đám đông. Vì vậy bạn nên đầu tư thời gian và công sức để chuẩn bị bài trình bày là cách hữu hiệu giảm thiểu lo lắng và nâng cao sự tự tin trước đám đông.
3/ Thả lỏng cơ thể.
Không có người nghe nào đánh giá bạn là người tự tin khi thấy ngôn ngữ cơ thể của bạn căng cứng với những cử chỉ, động tác giống hệt như … Robot.
Để giải quyết điều này, trước khi bước ra trinh bày, bạn hãy hít thở sâu buông lỏng cơ thể (dùng phương pháp thở Yoga).  Các cử chỉ hành động phải dứt khoát, hãy đứng thẳng người, hai chân vững vàng trên mặt đất, giao tiếp với mọi người bằng mắt và thường xuyên mỉm cười.
4/ Chuẩn bị tâm lý trước những tình huống bất ngờ.
Thỉnh thoảng, trong buổi nói chuyện bạn sẽ rơi vào những tình huống “khó đỡ” không lường trước được. cho dù tình huống đó là gì thì trước bưổi trình bày bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý để giữ được bình tĩnh, hãy đặt ra một vài cách để xử lý và giải quyết những tình huống đó.
5/ Đừng sợ người nghe “ăn thịt” bạn.
Bạn nên hiểu rằng, mọi người đang ngồi nghe bạn nói chứ không phải đang rình rập để tân công “ăn thịt” bạn. Thực ra họ muốn lắng nghe những lời hướng dẫn của bạn để phục vụ cho nhu cầu của họ, bạn là người họ cần và tin tưởng.
Vì thế , dù trong lòng bạn có thấy lo sợ đến đâu thì bạn cũng nên làm ngược lại, cố thể hiện một phong thái tự tin trước đám đông để chiếm được cảm tình ban đầu của người nghe.
  • Đứng về phía người nghe: Hãy coi người nghe như bạn bè, như vậy sẽ bớt căng thẳng hơn.
  • Hãy đam mê: Càng say mê với các ý tưởng, nội dung mình trình bày, bạn càng có sức mạnh và dễ dàng đưa cảm xúc vào bài nói của mình, khi đó cảm giác lo lắng hay run sợ trước đám đông sẽ cháy rụi dưới ngọn lửa đam mê của bạn.
  • Thể hiện sự hưng phấn: Tập trung vào những vấn đề quan trọng, ước muốn truyền đạt, chia sẻ đến người nghe sẽ giúp bạn bớt nghĩ về bản thân, và đây là cách hữu hiệu đẩy lùi nỗi sợ.
  • Hãy nhớ: Bạn là người nắm rõ vấn đề trình bày hơn người nghe, vì vậy họ mới cần bạn hướng dẫn và ngồi nghe bạn. Bạn hãy tin điêu đó để không còn cảm giác lo lắng sợ hãi nữa.
6/ Sợ làm trò cười.
Bạn thường run sợ trước đám đông bởi vì bạn luôn nghĩ rằng mình có thể sẽ phạm một lỗi nào đó chẳng hạn như nói vấp, lặp lại, quên chữ này sót chữ kia ..v..v… Tuy nhiên, người nghe luôn thông cảm, không bao giờ họ đòi hỏi bạn hoàn hảo. Điều họ muốn thấy là việc bạn xử lý những lỗi đó như thế nào cho tốt, cho hay.
110820144610 317 8591 300x259 Bí quyết để hết run sợ và gia tăng sự tự tin trước đám đông
  7/ Sợ nội dung bài nói không đủ hấp dẫn.
 Đây là nỗi sợ dễ vượt qua nhất bởi vì bạn hoàn toàn nắm thế chủ động trong việc chuẩn bị nội dung.
  • Chuẩn bị thật kỹ: Nên đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, chuẩn bị cần thiết cho nội dung bài trình bày. Nên chọn lựa và xử dụng ngôn từ, sửa nội dung bài trình bày cho đến khi bạn thấy nó hay và hữu ích cho người nghe.
  • Tập thật nhiều cho “nhuyễn”: Hãy tập luyện nhiều lần những gì mình sẽ nói cho đến khi nào bạn cảm thấy tự tin, có thể tập trước gương hoặc dùng máy điện thoại ghi âm lại, hoặc thử đứng nói trước nhóm bạn bè.
8/ Người nghe chưa bao giờ biết bài trình bày của bạn.
Bạn thường mất tự tin, hoảng loạn và mất tập trung khi bạn quên một chữ hay một dòng nào đó trong lúc trình bày. Đừng lo lắng, bạn phải nhớ rằng: người nghe chưa bao giờ được biết nội dung bài trình bày của bạn.
Người nghe làm sao biết được bạn định Nói cái gì, chữ gì và ý gì ? Do đó bạn cứ yên tâm, đừng sợ rằng mình sẽ nói thiếu câu này hoặc ý kia.

0 nhận xét: