Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Xin chúc mừng PGS, TS Phạm Văn Tình vừa đảm nhiệm tốt vai trò
chủ trì điều hành tiểu ban “Những vấn đề cơ bản và thời sự về Ngôn ngữ
học ứng dụng” trong Hội thảo khoa học quốc tế “Ngôn ngữ Việt Nam 30 năm
đổi mới và phát triển”!
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến hội thảo khoa học quốc tế vừa rồi. Tiểu ban của tôi có 50 bài nghiên cứu gửi đến, trong đó có 12 báo cáo viên quốc tế, còn lại là các báo cáo viên trong nước. Tiểu ban đã tạo được không khí học thuật chuyên sâu, cởi mở và có ý nghĩa với ngôn ngữ trong thực tiễn đời sống.
Thưa ông, Ngôn ngữ học ứng dụng tập trung vào việc xác định, điều
tra và cung cấp các giải pháp cho vấn đề có liên quan đến ngôn ngữ
trong thực tiễn đời sống. Vậy, ông đánh giá như thế nào về hiện tượng
“lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay?
Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ mạng (facebook, zalo, blog, gmail…) và tiếng lóng trong giao tiếp của giới trẻ đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Có hai luồng ý kiến của dư luận trước hiện tượng trên là chấp nhận và không chấp nhận. Tuy nhiên, đại đa số ý kiến đều phê phán gay gắt những cách sử dụng tùy tiện về ngôn ngữ “thời đại a còng”. Nhưng dưới góc độ của Ngôn ngữ học xã hội thì đây cũng là một vấn đề cần xem xét cẩn trọng hơn. Có những nhân tố mới mà ta phải chấp nhận như một phần tất yếu của ngôn ngữ.
Thực tế, nếu căn cứ vào những cách viết, lối nói được coi là lạ như: 2 e! (chào em!), Mìn k hỉu nủi (Mình không hiểu nổi), 3’ t Hoàn del rùi (Bà thằng Hoàn mất rồi), tình iu (tình yêu), đừng có hồng lâu mộng (đừng có mơ mộng), nó cá chê tao rồi (nó chê tao rồi), hoy (thôi)... để đối chiếu với tiếng Việt toàn dân thì các “tiêu bản” này rõ ràng phải coi là rất “lệch chuẩn”. Chúng chỉ phù hợp khi sử dụng trong phạm vi giao tiếp hẹp, mang tính giải trí đơn thuần của một bộ phận giới trẻ. Việc một cộng đồng nào đó sử dụng một “mã” giao tiếp riêng, không ảnh hưởng đến người khác, không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục thì đó là quyền của họ. Tuy nhiên, sẽ là đáng báo động nếu được sử dụng nhiều, trở thành thói quen gây ra “nghiện” ngôn từ “lệch chuẩn”. Điều đó dẫn đến việc mất kiểm soát, dùng ngôn ngữ một cách tùy tiện trong văn hóa giao tiếp và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.
Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng trên, thưa ông?
Nguyên nhân thì có nhiều, tôi tóm tắt trong 4 vấn đề như sau:
Thứ nhất, giới trẻ thờ ơ với tiếng mẹ đẻ. Định hướng nghề nghiệp xã hội khiến những môn khoa học xã hội trong đó có môn Văn học và Tiếng Việt không được chú trọng trong một khoảng thời gian dài. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc trau dồi văn hóa, ngôn ngữ truyền thống của dân tộc.
Thứ hai, công nghệ thông tin làm cho mọi chuyện phức tạp hơn. Con người đặc biệt là giới trẻ mất quá nhiều thời gian vào tiện ích của công nghệ thông tin. Chúng ta có thể ngồi nhà mà vẫn giao tiếp, trao đổi, trò chuyện với thế giới mở trên mạng xã hội. Với sự trợ giúp của mạng xã hội, những “lệch chuẩn” tiếng Việt có tốc độ lan truyền nhanh, trở thành những hiện tượng ngôn từ chưa được kiểm duyệt.
Thứ ba, một phần không nhỏ giới trẻ coi việc sử dụng những “lệch
chuẩn” trong ngôn ngữ là thời thượng, “mốt” ngôn từ. Họ coi đó là cách
nói “sành điệu” mang đến sức hút trong cộng đồng giới trẻ.
Thứ tư, vấn đề giáo dục cũng rất đáng lo. Gia đình, nhà trường và xã hội có vai trò định hướng thẩm mỹ trong xử lý vấn đề về ngôn ngữ. Bố mẹ lơ là, sao nhãng, nhà trường không có định hướng tốt, xã hội thả nổi khiến một bộ phận giới trẻ tự do sử dụng ngôn từ trong giao tiếp, không tự định hướng được văn hóa giao tiếp chuẩn mực.
Nếu cần lời khuyên cho giới trẻ trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, ông sẽ nói gì?
Các bạn trẻ hiện nay rất năng động trong việc sử dụng ngôn ngữ. Những dấu hiệu “lệch chuẩn” trong ngôn ngữ của họ là quy luật chung của ngôn ngữ trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Nhưng không vì thế mà lạm dụng và sử dụng tùy tiện trong giao tiếp. Một giáo sư đại học ở Ma-ni-la có nói “việc các sinh viên chat bằng jejemon (ngôn ngữ công nghệ) hay nói tiếng lóng với nhau là quyền của họ, miễn là nó đừng ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa và chỉ dùng trong bối cảnh riêng. Nó không được sử dụng trong nhà trường và trong các bài thi”. Chúng ta nhai kẹo cao su để giảm stress chứ không nhai để sống. Ngôn ngữ “lệch chuẩn” cũng vậy, các bạn trẻ cần tự ý thức, tiết chế, biết sử dụng một cách hợp lý trong bối cảnh giao tiếp hẹp và đặc biệt không được lạm dụng một cách tùy tiện, vô lối!
Ngoài ý thức của giới trẻ, cũng cần nhắc đến vấn đề giáo dục một cách hệ thống, đồng bộ. Mỗi người thụ đắc ngôn ngữ từ nhỏ, “bé không vin cả gãy cành”, những sai lệch về ngôn từ đến độ trưởng thành sẽ rất khó sửa chữa. Cốt cách của một dân tộc được thể hiện qua “quốc văn, quốc sử, quốc ngữ”, chính vì vậy cần có một chiến lược trong đào tạo ngôn ngữ. Đặc biệt là việc dạy tiếng Việt như thế nào cho phù hợp, đồng thời biết trau dồi văn hóa giao tiếp là một trong những vấn đề cấp thiết trong thế giới hội nhập ngày nay.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến hội thảo khoa học quốc tế vừa rồi. Tiểu ban của tôi có 50 bài nghiên cứu gửi đến, trong đó có 12 báo cáo viên quốc tế, còn lại là các báo cáo viên trong nước. Tiểu ban đã tạo được không khí học thuật chuyên sâu, cởi mở và có ý nghĩa với ngôn ngữ trong thực tiễn đời sống.
PGS, TS Phạm Văn Tình.
Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ mạng (facebook, zalo, blog, gmail…) và tiếng lóng trong giao tiếp của giới trẻ đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Có hai luồng ý kiến của dư luận trước hiện tượng trên là chấp nhận và không chấp nhận. Tuy nhiên, đại đa số ý kiến đều phê phán gay gắt những cách sử dụng tùy tiện về ngôn ngữ “thời đại a còng”. Nhưng dưới góc độ của Ngôn ngữ học xã hội thì đây cũng là một vấn đề cần xem xét cẩn trọng hơn. Có những nhân tố mới mà ta phải chấp nhận như một phần tất yếu của ngôn ngữ.
Thực tế, nếu căn cứ vào những cách viết, lối nói được coi là lạ như: 2 e! (chào em!), Mìn k hỉu nủi (Mình không hiểu nổi), 3’ t Hoàn del rùi (Bà thằng Hoàn mất rồi), tình iu (tình yêu), đừng có hồng lâu mộng (đừng có mơ mộng), nó cá chê tao rồi (nó chê tao rồi), hoy (thôi)... để đối chiếu với tiếng Việt toàn dân thì các “tiêu bản” này rõ ràng phải coi là rất “lệch chuẩn”. Chúng chỉ phù hợp khi sử dụng trong phạm vi giao tiếp hẹp, mang tính giải trí đơn thuần của một bộ phận giới trẻ. Việc một cộng đồng nào đó sử dụng một “mã” giao tiếp riêng, không ảnh hưởng đến người khác, không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục thì đó là quyền của họ. Tuy nhiên, sẽ là đáng báo động nếu được sử dụng nhiều, trở thành thói quen gây ra “nghiện” ngôn từ “lệch chuẩn”. Điều đó dẫn đến việc mất kiểm soát, dùng ngôn ngữ một cách tùy tiện trong văn hóa giao tiếp và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.
Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng trên, thưa ông?
Nguyên nhân thì có nhiều, tôi tóm tắt trong 4 vấn đề như sau:
Thứ nhất, giới trẻ thờ ơ với tiếng mẹ đẻ. Định hướng nghề nghiệp xã hội khiến những môn khoa học xã hội trong đó có môn Văn học và Tiếng Việt không được chú trọng trong một khoảng thời gian dài. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc trau dồi văn hóa, ngôn ngữ truyền thống của dân tộc.
Thứ hai, công nghệ thông tin làm cho mọi chuyện phức tạp hơn. Con người đặc biệt là giới trẻ mất quá nhiều thời gian vào tiện ích của công nghệ thông tin. Chúng ta có thể ngồi nhà mà vẫn giao tiếp, trao đổi, trò chuyện với thế giới mở trên mạng xã hội. Với sự trợ giúp của mạng xã hội, những “lệch chuẩn” tiếng Việt có tốc độ lan truyền nhanh, trở thành những hiện tượng ngôn từ chưa được kiểm duyệt.
Tấm áp phích tuyên truyền bảo
vệ sức khỏe người dân được thể hiện bằng song ngữ Việt - Mông tại huyện
Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Nguyên Đức
Thứ tư, vấn đề giáo dục cũng rất đáng lo. Gia đình, nhà trường và xã hội có vai trò định hướng thẩm mỹ trong xử lý vấn đề về ngôn ngữ. Bố mẹ lơ là, sao nhãng, nhà trường không có định hướng tốt, xã hội thả nổi khiến một bộ phận giới trẻ tự do sử dụng ngôn từ trong giao tiếp, không tự định hướng được văn hóa giao tiếp chuẩn mực.
Nếu cần lời khuyên cho giới trẻ trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, ông sẽ nói gì?
Các bạn trẻ hiện nay rất năng động trong việc sử dụng ngôn ngữ. Những dấu hiệu “lệch chuẩn” trong ngôn ngữ của họ là quy luật chung của ngôn ngữ trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Nhưng không vì thế mà lạm dụng và sử dụng tùy tiện trong giao tiếp. Một giáo sư đại học ở Ma-ni-la có nói “việc các sinh viên chat bằng jejemon (ngôn ngữ công nghệ) hay nói tiếng lóng với nhau là quyền của họ, miễn là nó đừng ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa và chỉ dùng trong bối cảnh riêng. Nó không được sử dụng trong nhà trường và trong các bài thi”. Chúng ta nhai kẹo cao su để giảm stress chứ không nhai để sống. Ngôn ngữ “lệch chuẩn” cũng vậy, các bạn trẻ cần tự ý thức, tiết chế, biết sử dụng một cách hợp lý trong bối cảnh giao tiếp hẹp và đặc biệt không được lạm dụng một cách tùy tiện, vô lối!
Ngoài ý thức của giới trẻ, cũng cần nhắc đến vấn đề giáo dục một cách hệ thống, đồng bộ. Mỗi người thụ đắc ngôn ngữ từ nhỏ, “bé không vin cả gãy cành”, những sai lệch về ngôn từ đến độ trưởng thành sẽ rất khó sửa chữa. Cốt cách của một dân tộc được thể hiện qua “quốc văn, quốc sử, quốc ngữ”, chính vì vậy cần có một chiến lược trong đào tạo ngôn ngữ. Đặc biệt là việc dạy tiếng Việt như thế nào cho phù hợp, đồng thời biết trau dồi văn hóa giao tiếp là một trong những vấn đề cấp thiết trong thế giới hội nhập ngày nay.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
PGS, TS Phạm Văn Tình sinh năm 1954 tại Nam Định. Ông từng công tác
tại Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và
Bách khoa thư Việt Nam và hiện nay là Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt
Nam, Phó tổng biên tập Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư. Ông đã
công bố 15 cuốn sách, trong đó có chuyên luận Phép tỉnh lược và Ngữ trực
thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt (NXB Khoa học Xã hội, 2002).
Theo Nguyễn Đức Hà
Quân Đội Nhân Dân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét