Lời bàn của người dịch:Những ứng dụng và game bạn đang sử dụng hàng ngày không tự nhiên mà có - một ai đó, ở một nơi nào đó, đã lập trình ra nó.
Lần trước trong bài viết "8 Cấp độ của nghề lập trình viên" trên blog Vinacode, chúng ta đã bàn về các cấp độ trong nghề thảo chương. Lần này chúng ta sẽ điểm qua một số lập trình viên có tầm ảnh hưởng nhất mà hiện nay vẫn còn làm việc. Những người này đều thuộc cấp độ "Lập trình viên bất tử" và "Lập trình viên thành công". Bạn có thần tượng nào trong danh sách này không?
Điều này cũng đúng với những nền tảng và phần cứng phía dưới mà các ứng dụng chạy trên đó, và cả thế giới web cũng như toàn bộ mạng Internet nữa.
Ngay cả những ngôn ngữ lập trình được người ta sử dụng để xây dựng nên những sản phẩm này trước tiên cũng được tạo ra bởi một người nào đó.
Vậy thì những người nào được xem là có tầm ảnh hưởng nhất trong thế giới lập trình mà hiện nay họ vẫn đang làm việc và cống hiến?
Linus Torvalds là người tạo ra hệ điều hành miễn phí Linux, trong phòng ký túc xá của mình tại Đại học Helsinki, Phần Lan. Ngày nay, Linux là hệ điều hành được lựa chọn cho các trung tâm dữ liệu (data center), các siêu máy tính, và các server farm ở khắp mọi nơi - cũng như nhận được sự tin tưởng của những người đam mê máy tính.
Ngài Tim Berners - Lee là người duy nhất trong danh sách này được nhận danh hiệu hiệp sĩ từ Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Ông đã phát minh ra giao thức truyền siêu văn bản (hypertext transfer protocol - HTTP), là công nghệ mà toàn bộ thế giới World Wide Web được xây dựng trên đó.
Công việc nghiên cứu của Donald Knuth trong lĩnh vực khoa học máy tính đã mang lại cho ông danh hiệu "cha đẻ của việc phân tích các thuật toán". Tất cả mọi thứ từ thuật toán news feed của Facebook cho đến phần gợi ý của Amazon đều nợ một cái gì đó từ kết quả công việc của ông.
Brenden Eich là người phát minh ra JavaScript, là tiêu chuẩn cơ bản dành cho phát triển ứng dụng web.
Solomon Hykes là người khởi đầu tạo ra Docker, một công nghệ "siêu hot" mà các lập trình viên rất yêu thích, bởi vì nó cho phép họ viết code một lần và chạy nó bất cứ đâu.
Mark Zuckerberg nổi tiếng vì đã tạo ra mạng xã hội Facebook trong phòng ký túc xá của mình tại trường Đại học Harvard. Hiện nay, câu khẩu hiệu nổi tiếng của Facebook là "move fast and break things - tiến nhanh và thay đổi mọi thứ" truyền văn hóa khởi nghiệp trên toàn thế giới.
Lập trình viên người Đan Mạch tên là David Heinemeier Hansson (trong cộng đồng lập trình thường gọi tắt là DHH) là tác giả của Ruby on Rails, một framework lập trình web siêu phổ biến đã giúp anh ta kiếm được danh hiệu "Hacker of the Year - Hacker của năm" vào năm 2005 từ Google.
Richard Stallman là người đã đấu tranh cho tự do phần mềm từ những năm 1980's, dẫn đầu nhiều dự án thành công để truyền bá một thông điệp rằng các chương trình và công cụ là không thuộc quyền sở hữu bởi bất kỳ một công ty nào cả.
Bram Cohen là người đã phát minh ra giao thức BitTorrent vào năm 2001, nó đã mang lại cho người dùng khả năng download nhanh hơn rất nhiều bằng cách chia một tập tin lớn thành một bó những thứ nhỏ hơn mà có thể tải về một cách đồng thời.
James Gosling là người phát minh ra ngôn ngữ Java, thường được gắn liền với JavaScript là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới. (Hai ngôn ngữ này thực ra không có điểm gì giống nhau cả, ngoại trừ cái tên của chúng.)
Nhà khoa học máy tính người Đan Mạch là Bjarne Stroustrup đã phát minh ra ngôn ngữ lập trình C++ vào năm 1978, dựa trên ngôn ngữ C được phát minh trước đó bởi Dennis Ritchie và bổ sung thêm những đặc trưng mới làm nó trở nên hữu dụng hơn.
John Carmack, đồng sáng lập của id Software, được biết đến nhiều nhất với vai trò là tác giả của Doom. Nhưng ông được xem là người đi tiên phong trong các thủ thuật và kỹ thuật đồ họa 3D mà vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét