|
Một trong những phương cách hữu hiệu
để tìm nguồn gốc tiếng Việt là xác
định được ngữ hệ và các cấu
tạo cơ bản của tiếng Việt. Các công
trình nghiên cứu tiếng Việt từ xưa
chỉ trông cậy vào các học giả Tây phương,
nhưng hiện nay họ ít nghiên cứu tiếng
Việt vì có thể họ cho rằng người
Việt có đầy đủ khả năng và đã
khảo sát kỹ càng tiếng Việt.
Thực tế thì trái lại rất ít người
Việt chịu khó nghiên cứu nguồn gốc
tiếng Việt, nhất là cách cấu tạo cơ
bản, vì ngôn học là môn học rất khó
hiểu, khô khan, không lôi cuốn được người
đọc. Còn nếu có học giả khảo
cứu thì thường đưa ra nhiều kết
luận không rõ ràng, không phù hợp với các định
nghĩa. Bài này có mục đích minh định
lại các phần cơ bản nhất của ngôn
ngữ, đó là âm vị mà số học giả
Việt khảo cứu tiếng Việt còn ít hơn
cả người Trung Hoa.
Sở dĩ có bài này là do cách nay một vài năm có
đọc trên Internet nước ngoài đăng
tải một phát biểu của tiến sĩ ngôn
ngữ Hà Nội cho rằng tiếng Việt có 36 âm
vị và từ đó đến nay không ai thắc
mắc gì cả. Nhận định của nhà ngôn
ngữ đã làm tác giả ngạc nhiên vì nếu căn
cứ theo nhiều tài liệu Tây phương thì
số âm vị này quá ít nếu đem so với
tiếng Khmer và Thái. Tiếng Việt là tổng
hợp của nhiều thứ tiếng, trong số
đó có cả tiếng Mon-Khmer và Thái, nên không
thể nào có số âm vị quá khiêm nhường như
thế.
Cuốn Thai phrase book & dictionary chi thấy tiếng Thái
có 74 âm vị gồm 21 phụ âm, 48 nguyên âm và 5
thanh. Cuốn sách hướng dẫn du lịch Cambuchia
của nhà xuất bản Lonely Planet cho rằng
tiếng Khmer có 57 âm vị gồm 33 phụ âm và 24
nguyên âm.
Ngay cả tiếng Anh tuy là ngôn ngữ đa âm
tiết mà cũng có 43 âm vị gồm 13 nguyên âm và
30 phụ âm theo bảng Phoneme Codes, International Phonetic
Alphabet (IPA), tự điển Wikipedia. Một tác
giả khác cho tiếng Anh có 40 âm vị. Vì âm vị
rất khó hiểu và khó phân tích nên ngay cả các nhà
ngôn ngữ học Tây phương cũng không
nhất trí về con số âm vị tiếng Anh,
huống hồ là ta.
‘’Nghe
nói chồng ba ta là nhà ngôn ngữ học ?’’
‘’Vâng, ông ta nói được ba thứ
tiếng.... đế quốc-doanh, bia đá ôm Đại-hàn
và cờ Tây
‘’
Vốn không biết một tí gí về ngôn ngữ
học và cái ông Tiến sĩ này lại chỉ phát
biểu suông, không đưa ra giải thích hay nêu ra
bảng liệt kê các âm vị nên không rõ ông ông ta
đếm theo kiểu nào để ta có thể phân tích
và bàn luận
‘’Cô có
biết đã lái hơn 100 cây số một giờ không?”,
cảnh sát công lộ hỏi.
“Không thể được”, cô Ký Điệu
chống chế.”Tôi chỉ mới rời nhà có hai mươi
phút mà”
Như vậy là có ba loại người trong xã
hội - người biết đếm và người
không biết đếm.
Tuy không có một chút đầu mối nào nhưng
muốn tìm hiểu thì không phải là không có cách. Cách
dễ nhất là thăm dò những người có
thẩm quyền về ngôn ngữ học coi họ có
ý kiến như thế nào. Đi hỏi một
Tiến sĩ ngôn ngữ học VN là tiếng Việt
có bao nhiêu âm vị thì được trả lời
là có 36, y chang cái ông Hà Nội. Lại hỏi thêm
‘’oi’’trong oi ả có bao nhiêu âm vị thì trả
lời là 2. Câu trả lời này cho thấy có
một sự khác biệt với ý niệm thông thường
của các nhà ngữ học Tây phương. Số âm
vị quá ít là do sự đồng hoá âm vị
với chữ cái, nghĩa là đập vỡ các âm
vị phức tạp thành từng mảnh vụn theo
kiểu bắn phá nguyên tử bằng trung hòa tử,
một điều mà Tây không làm.
Phương cách khác, không phải bằng cách tra
cứu sách vở vì sách vở về âm vị tiếng
Việt rất hiếm hoi, mà tìm kiếm Vietnamese
phoneme trên Internet bằng máy rà tìm Google. Có nhiều
trạm mạng về Chinese phoneme nhưng chỉ có
một bài của ngừơi Việt về âm vị
VN.
Vài bài của người Trung Hoa viết về âm
vị tiếng Việt !!!
Bài của tác giả Taiffalo thì khá rõ ràng gồm có
bốn bài, nghiên cứu và phân tích âm vị tiếng
Việt thuộc, tác giả cũng cho rằng
tiếng Việt phát âm miền Bắc gồm có 36 âm
vị và phân chia như sau :
19 phụ
âm
b , /c/ chết , /d/ (đi), /f/ phở, g , h , /k/ (C, K, Q như
quít kia cà), l , m, n , nh , /ng/ (nghi ngờ), p (pin), /s/
(cả x lẫn s như xứ sở), t, /th/ , /v/, /x /
(khí), /z / (gi và r như ra gì)
11 nguyên âm
i /i/ lính biết, đi chịu
ê /e/ ếch hiểu hết
ư / / tư người
ơ /F/ chợ sớm
u /u/ chụp chum
ô /o/ tôi buồn quốc hôm
e /E/ meo
o / / ngon
a /a/ bài làm
ă /ce/ ăn
ay /A/ may phay
Tổng cộng có 36 âm vị = 6 thanh+19 phụ âm + 11
nguyên âm
Cuối cùng rồi cũng tìm ra được đâu
là âm vị tiếng Việt. Như vậy là nhất
quá tam, cả ba học giả gạo cội đều
nhất trí về cùng con số 36. Tuy thế nhưng xác
suất đúng có thể không cao vì chưa được
chọn lựa một cách ngẫu nhiên vì có thể
cả ba học cùng một sách vở hay thuộc cùng
một trường phái cổ điển, không coi các
nhị trùng âm và tam trùng âm là âm vị. Họ đồng
nghĩa âm vị với chữ cái, cộng thêm các
dấu ă,â,ô,ơ,ư,ê và 6 thanh thành 36 âm
vị. Phải chăng các nhà ngôn ngữ này có
nhận định đúng hơn các nhà ngôn ngữ
học Tây phương?
Bài duy nhất của người Việt trên Internet
không đề xuất xứ cho rằng tiếng
Việt miền Bắc có 44 âm vị gồm có 6 thanh,
22 phụ âm (không có r, tr,s, giống như nhận
định của nhà ngôn ngữ học Nguyễn
Đình Hoà nói ở dưới), 13 nguyên âm, 3 nhị
trùng âm (có nhị trùng âm nhưng quá ít). Vì phần
liệt kê bị để trắng nhách không nhìn
thấy gì cả nên cũng không có cách gì để
phê phán.
Muốn biết các nhận định của người
Trung Hoa về ngôn ngữ Việt có chính xác hay không,
ta hãy xem người Trung Hoa khảo cứu âm vị
tiếng Trung Hoa như thế nào để thẩm
định khả năng của họ.
Âm
vị tiếng Hán
Một bài khảo cứu rất công phu của Chinese
Accademy of Sciences ở Beijing lốt xuống (download)
từ Internet cho rằng
-tiếng Trung Hoa có 140 âm vị với thanh sắc
(Chinese has 140 phonemes considering tone)
-Tiếng Trung Hoa có 405 âm tiết không thanh sắc
(Chinese has 405 syllables without tone (C+V or C+V+Nasal).
-Tiếng Trung Hoa có số âm tiết với thanh
sắc khoảng 1300 (Chinese has a limited number of syllables
about 1,300 considering tone)
Viện ngôn ngữ BK có nhận định sai lầm
là sát nhập thanh sắc vào âm vị chớ không coi
thanh sắc là âm vị (Xem phần thanh sắc ở dưới).
Vì số âm vị được nhân với 5 thanh nên
tổng số âm vị trở thành 140 âm vị, đứng
vị trí number one trên thế giới, qua mặt
cả tiếng Việt Thái Khmer! Điều này khó có
thể là một hiện thực.
Các nhà ngôn ngữ học Trung Hoa định nghĩa
âm vị khác, mỗi người một ý. Một
học giả khác cho rằng tiếng Trung Hoa có 45 âm
vị như sau :
5 thanh không sắc hỏi huyền nặng
25 phụ âm:
b p m f d t n l g k h j q x zh ch sh r x c s @ (th) y w yu
15 nguyên âm:
a o/e ai ei/ie ao ou an en ang eng ong I u u” er
Tác giả coi nhị trùng âm là âm vị. Có sự
nhầm lẫn là các âm an, en, ang, eng, ong không phải
là âm vị mà là âm tiết. Ang là một âm tiết
gồm có hai âm vị a và ng. Như vậy tiếng
Trung Hoa chỉ có 10 nguyên âm.
Thay vì có 25 + 15 + 5 = 45 âm vị tiếng Trung Hoa có
tổng số âm vị là
25 phụ âm + 1 (ng) + 10 nguyên âm + 5 thanh = 41 âm vị,
ở vị trí trung bình.
Con số 41 cũng còn nhiều hơn số âm vị
tiếng Việt, một điều khó có thể xãy
ra vì tiếng Việt có số âm tiết gắp 20
lần tiếng Hán nên không thể nào có số âm
vị ít hơn được.
Muốn biết sự thật như thế nào thì không
còn cách nào khác hơn là phải xem xét lại
thật cặn kẽ các định nghĩa về
nguyên âm và âm vị.
Các định
nghĩa cơ bản
Các định nghĩa dưới đây về
phoneme, syllable, word được phối hợp và
điều chỉnh lại từ nhiều tự điển
tiếng Anh. Ngay cả các định nghĩa trích
từ các tự điển to tổ bố này cũng
không thật chặt chẽ, đâu ra đấy mà thường
là để lửng lơ như con cá vàng, ai hiểu sao
thì hiểu và do đó dễ gây ra ngộ nhận.
Sẽ đưa ra định nghĩa
Nguyên âm.
Sau đây là
vài định
nghĩa của nguyên âm từ nhiều tự điển:
*Một đơn vị nhỏ nhất của lời
nói có thể làm thành một tiết.
*Một đơn vị nhỏ nhất của lời
nói có thể tự thành hình bằng một luồng
hơi thở liên tục và cũng có thể, tự mình,
làm thành một tiết.
*Tiếng nói tạo bởi sự rung động
của dây phát âm nhưng không có sự cọ sát nghe
được.
Tóm lại ‘’Nguyên âm là đơn vị nhỏ
nhất của lời nói, phát âm liên tục, có
thể tự làm thành một tiết’’
Từ oai có bao nhiêu nguyên âm? Các nhà ngôn ngữ
học Việt và Trung Hoa cho là có ba nguyên âm là o, a và
i nhưng theo định nghĩa trên thì chỉ có
một nguyên âm duy nhất vì từ oai phát âm liên
tục chớ không bị đứt đọan.
Phụ âm còn được gọi là tử âm
(consonant, có nghĩa là hoà hợp tiếng), một
tiếng khi thành lập một tiết phải kết
hợp với nguyên âm nghĩa là tự một mình nó
không thể tạo ra một âm được như
các âm t, m, k.
Bán âm
là
âm nằm giữa nguyên âm và phụ âm nghĩa là phát
âm như nguyên âm nhưng phải đi kèm theo nguyên
âm. Tiếng
Anh có hai bán âm /j/ ( phát âm giống y, như young hay D
nhẹ miền Nam) và /w/ (phát âm gần với
giống u, như with). Tiếng Pháp có ba bán âm là /j/,
w và /hui/ như trong huit (tám).
Tiếng Việt có bán âm w như quà (wà, miền Nam)
và Y ký hiệu là /j/ đọc như D nhẹ.
Một cán bộ nói joke (dốc) với dân miền
Nam
“Nông trường ở miền Bắc rất
rộng, ruộng của công tử Bạc Liêu đem
so thì chẳng thắm vào đâu. Công nhân thường
thức dậy vào lúc 5 giờ sáng, lái xe cả ngày,
tới chiều tối may ra mới đi hết nông
trường”
Một nông dân miền Nam suy nghĩ hồi lâu rồi
trả lời:”Chúng tôi đôi khi cũng có một
chiếc xe như thế”
Nguyên âm
kép
(Nhị
trùng âm, diphthong):
còn gọi là nguyên âm lướt tức là gliding
vowel, một âm thay đổi phẩm chất trong
một tiết đơn độc. Âm bắt đầu
từ một nguyên âm và chuyển sang một nguyên âm
khác. Thí dụ như ấy,
oi, hao, biu, hia, toát, ai, tâu, tương.
Nguyên âm
ba
(tam trùng âm,
triphthong) như khuya,
tươi, tuyên.
Tiếp tố (Affixation) : prefix tiền tố, suffix
hậu tố. Tiếng Việt không có tiếp tố
nên ta khỏi mất công khảo cứu.
Âm
vị
(phoneme): Đây
là một trong những từ khó định nghĩa
cho thật chặt chẽ và rõ ràng. Nhiều tự
điển Anh ngữ có một định nghĩa khác
nhau như dưới đây:
*Đơn
vị nhỏ nhất của một ngôn ngữ có
thể truyền đạt một ý nghĩa cá
biệt, như m
của mat và b của
bat.
*Đơn vị của tiếng nói cá biệt từ
đó âm tiết được thành hình.
*Âm vị là tiếng nhỏ nhất (smallest sound) trong
ngôn ngư.õ
*Đơn vị âm thanh không thể phân tích thành
đơn vị nhỏ hơn (mà không làm thay đổi
nghĩa của từ.
*Đơn vị nhỏ nhất của tiếng nói
trong một ngôn ngữ có thể làm phân biệt hai
từ như pan và ban.
*Âm vị là đơn vị nhỏ nhất một
đơn vị cơ bản và lý thuyết của
tiếng nói của âm có thể làm thay đổi nghĩa
của một từ. Tùy theo ngôn ngữ và tùy theo
chữ cái, âm vị có thể được viết
bằng một chữ cái, có nhiều trường
hợp ngoại lệ (nhất là trong tiếng Anh).
*Đơn vị nhỏ nhất của âm trong một
ngôn ngữ, và là thành phần cấu tạo tiết,
như đơn vị ba thành phần (phụ âm, nguyên
âm, phụ âm) mà sự thay đổi sẽ làm thay
đổi nghĩa của từ (word), như làm phân
biệt hai từ ban và van, chỉ khác nhau bởi hai
nguyên âm b và v, và được gọi là âm vị,và
ban và bin, chỉ khác nhau ở nguyên âm /a/ và /i/, cũng
được gọi là âm vị, tiếng Anh bait là
một đơn âm có ba âm vị b, ai (ghi âm là ei) và
t.
Vài định nghĩa để lơ lững ai
hiểu sao cũng được nên nhiều học
giả, ngay cả các tiến sĩ ngôn ngữ
học, cũng bị nhầm lẫn để rồi
đem phân tích các trùng âm thành nhiều nguyên cơ
bản và kết luận tiếng Việt có 36 âm
vị và tiếng Tàu có 140 âm vị.
Âm vị được định nghĩa tổng
hợp lại như sau:
‘’Âm vị là một đơn vị nhỏ
nhất và liên tục của tiếng nói, làm phân
biệt các từ, từ đó tiết được
thành lập’’
Trùng âm
có phải là âm vị hay không?
Cái mấu chốt của vấn đề là ở
chỗ các nhị và tam trùng âm là một âm vị hay
tập hợp nhiều âm vị.
Trường phái cổ điển không công nhận
trùng âm là âm vị.
Trường phái Tây phương coi mỗi trùng âm là
một âm vị.
Quan niệm cổ điển không đúng vì các lý do
sau đây :
-Nếu chúng ta đã khẳng định các phụ
âm kép đầu từ /th/, /ng/, /nh/, /kh/ là âm vị
thì sẽ không nhất quán nếu chúng ta không công
nhận các trùng âm là âm vị. Phụ âm và nguyên âm
đều có tác động như nhau trong sự thành
lập âm vị.
-Mỗi âm vị phải được phát âm
một cách liên tục, nói khác đi âm vị không
thể đập vỡ ra cho nhỏ hơn nữa mà
không làm thay đổi nghĩa của từ. Thí
dụ âm Ía không thể phân tích thành hai âm Í và a vì
như thế sẽ có nghĩa khác như câu
“Cô Thúy uể oải tới Chú Ía hát hò”
nếu tách rời các trùng âm thì sẽ có nghĩa hoàn
toàn khác hẳn là
“Cô Thú-y ủ-ê o ai ? Tới Chú, í-a hát hò”
-Bây giờ ta hãy dùng lý luận để xem các trùng
âm có vị trí như thế nào trong văn phạm.
Lấy thí dụ âm ‘oai’ trong từ ngoái là từ,
âm tiết hay âm vị?
Rõ ràng oai không phải là từ vì ngoái mới là
từ.
oai cũng không phải là âm tiết vì ngoái mới là
âm tiết.
Còn nếu ta phân tách thành ngó-ai thì từ sẽ có
hai âm tiết ngó và ai. Điều này mâu thuẩn
với sự thật không chối cải được
là ngoái chỉ có một âm tiết. Đó là chưa
kể phân tích như thế sẽ làm thay đổi
nghĩa của từ, điều này không được
làm. Không phải là từ, không phải là âm
tiết, cũng không thể phân tích ra nhỏ hơn nên
oai phải là âm vị, không còn con đường nào
khác để chọn lựa.
-Tách rời các trùng âm là trái với quan điểm
của các nhà ngôn ngữ học Tây phương khi
nghiên cứu ngôn ngữ Á Châu. Các nguyên âm ghép sau
đây đều được coi là vowel hay phoneme :
ai, ao, ưa, ia, iu, uay, nguyên âm dài như uu trong
tiếng Thái hay ai,ao,ay,oa trong tiếng Khmer hoặc ai,au
trong tiếng Indonesia.
Tách rời các trùng âm sẽ làm thay đổi ý nghĩa
của một câu nói, tương tự như cách
chấm câu.
Một Giáo thụ (Professor) ngôn ngữ học viết
một số từ lên bảng
‘’Đàn bà không có đàn ông là con số không’’
rồi ra lệnh cho sinh viên chấm câu cho đúng.
Con trai viết :’’Đàn bà, không có đàn ông, là
con số không’’
Con gái viết :’’Đàn bà không có, đàn ông là
con số không’’
Đa hệ viết : ‘’Đàn bà không, có đàn ông,
là con số không’’
-Cứ cho là các học giả Tây không rành ngôn
ngữ Á Châu nên xếp sai các trùng âm vào âm vị
đi nữa, nhưng tại sao bốn nhị trùng âm
tiếng Anh, tương đương với bốn
âm tiếng Việt, đều được đặt
trong bảng âm vị ?
Thật vậy theo bảng Amercan English Phoneme
Representation thì tiếng Anh có 40 âm vị phân chia ra như
sau :
24 phụ âm
15 nguyên âm gồm có 11 nguyên âm đơn (monothongs), 4
nguyên kép (dipthongs, đó là /aw/ trong bout, /ay/ trong bite,
/yu/ trong butte hay tiu nguỷu, /oy/ trong boy) và
1 untressed âm /er/ như trong banana.
Nếu nhị trùng âm là âm vị thì đương
nhiên các tam trùng âm trong tiếng Việt phải
được coi là âm vị.
-Nhiều âm tuy ghi giống hệt nhau nhưng đọc
khác nên số âm vị phải khác nhau. Thí dụ
seatle, vì đọc là si- ê - thầu nên ea có hai âm
vị e và a nhưng seat vì đọc là si:t nên ea
chỉ có một âm vị.
Tùy theo ngôn ngữ và chữ cái, âm vị có thể
được viết bằng một chữ cái nhưng
cũng thường được viết bởi
nhiều chữ cái như âm vị eau trong beauty
tiếng Anh hay iêu trong biêu tiếng Việt.
Không phải khi viết ba nguyên âm kề nhau như are
là có ba âm vị. Âm are chỉ có một âm vị
với ký hiệu aI. Bought chỉ có bốn âm vị là
b, ao, t và dấu nhấn, gh không tính vào âm vị, theo
một bộ tự điển tiếng Anh.
Thanh sắc : Thanh sắc được đo lường
bằng tần số (Hz). Cái gì làm cho má khác với
má, ma, mã, mả, mạ ? Đó là thanh sắc. Vì âm
vị là một đơn vị âm thanh làm phân
biệt các từ với nhau nên thanh sắc là âm
vị chớ không phải là một thành phần
của âm vị như viện ngôn ngữ học
Bắc Kinh đã phân loại như trên.
Số thanh thay đổi từ 4 đến 8 như
tiếng BK có 5 thanh, tiếng QĐ tự xưng là có
8 thanh, điều này cũng nên xét lại vì
nhiều thanh chính người QĐ cũng không phân
biệt được. Tương tự chỉ có
50% dân miền Bắc là phát âm đúng hỏi ngã theo
một kết quả của một học giả khi
phân tích âm thanh của một số người, 50% còn
lại phát âm dấu hỏi gần như là dấu
nặng, dấu nặng thành lơ lững, dấu ngã
gần dấu sắc.
Muốn cho từ ngữ không lẫn lộn thì 5 thanh
như tiếng Thái là mức tối đa (làm sao qua
mặt được thanh sắc tiếng Thái,
được coi như phát xuất ra thanh sắc
tiếng Việt và Tàu?), nhiều hơn thì chữ tác
đánh chữ tộ, chính ngay dân địa phương
còn không phân biệt được thì nói gì đến
những người thuộc miền khác, họ nghe
không quen thì tưởng là bỏ dấu sai. Khi có
nhiều sắc tộc cùng xữ dụng một ngôn
ngữ thì ngôn ngữ sẽ từ từ trở nên
giản dị, dễ hiểu, dễ phát âm như
tiếng BK đã tự động đào thải
nhiều âm phức tạp hay tiếng Sanscrit đã
giản dị hóa để trở thành tiếng
Ấn hiện tại.
Tiếng Mã Lai, Tây Tạng, Mon có âm điệu
nằm giữa dấu nhấn và thanh nghĩa là khá
quan trọng, không phải là không có cũng không sao như
tiếng Anh.
Mẫu tự Latin. Tập hợp 26 âm vị cơ
bản nhất gồm có 5 phụ âm a, e, i, o, u và 21
phụ âm, đủ để ghi tòan bộ âm vị
tiếng Latin nhưng không đủ để ghi
hết tất cả các âm vị của mọi ngôn
ngữ.
Số âm vị không căn cứ vào số nguyên âm
hay phụ âm. Tổng số âm vị của một ngôn
ngữ có thể nhiều hơn hay ít hơn tổng
số 26 chữ cái Latin. Một âm vị có thể dùng
một hay nhiều chữ cái để tượng trưng.
Từ 26 chữ cái ta có thể ghi hằng trăm âm
vị. Từ số âm vị ta có thể ghi hằng
chục ngàn âm tiết. Tiếng Hán có 41 âm vị và
1347 âm tiết. Vì chữ Hán ghi âm tiết nên tối
thiểu cũng phải có hằng ấy chữ tượng
hìmh. Nhưng số từ cần thiết dùng trong văn
hóa kỹ thuật cần ít nhất hằng chục
ngàn từ nên không thể tránh được mỗi
từ có rất nhiều từ đồng âm. Để
tránh từ nọ đọ với từ kia họ
phải sáng chế nhiều chữ Hán khác nhau cho
mỗi từ đồng âm, vì thế có chừng mười
ngàn chữ Hán cho hơn một ngàn âm tiết.
Muốn đọc được sách báo phải
cần hơn hai ngàn chữ và mất khoảng
bảy năm.
Chữ Quốc ngữ dùng mẫu tự Latin để
ghi âm vị và tổng số âm vị tiếng
Việt là 81 nên học rất dễ trung bình
chừng hai tháng. Làm một con tính ta thấy ngay
nếu phải học 2000 chữ Hán thì thời gian là
(2000: 81) x 2 = 49 tháng hay 4 năm. Còn nếu phải
học 10000 chữ thì thời gian dài gắp năm
lần tức 20 năm.
Bỏ ra 20 năm chỉ để học chữ Hán
thì hơi phí của. Thời gian dài đăng đẳng
này có thể dùng để lấy được
mấy cái bằng Tiến sĩ. Thời cổ văn
minh Trung Hoa rất xán lạn nhưng dần dần
đứng khựng lại trong khi Tây phương phát
triển mạnh mẽ, có thể một phần là
lối chữ tượng hình, tuy có điểm
lợi là thống nhất được nước
Trung Hoa nhưng đồng thời một phần nào
đó đã ngăn cản sự tiến bộ
về khoa học kỹ thuật.
Để ghi tiếng nói người Nhật dùng
chữ chữ Hán và chữ Nhật. Cả hai ghi âm
tiết nhưng vì tiếng Nhật chỉ có 140 âm
tiết nên chữ Nhật chỉ cần bằng
ấy chữ viết.
Tiếng Việt phức tạp hơn nhiều vì có
số âm tiết khổng lồ khỏang 18000, tạm
gọi là đủ để diễn tả mọi
sự việc thông thường mà không bị làm khó
hiểu bởi từ đồng âm và do đó có
thể dùng chữ cái Latin để viết rời
từng từ một cách dễ dàng, rõ ràng và
gọn ghẽ.Trái lại nếu ta dùng chữ Hán
để ghi tiếng Việt thì sẽ gặp muôn vàn
khó khăn, như chữ Nôm chẳng Hạn khó
học khó nhớ hơn cả chữ Hán vì phải
nhớ tới 18000 chữ khác nhau.
Ngôn ngữ có thể có từ 2 tới 25 nguyên âm, và
5 tới 100 phụ âm (độ chừng, có ai
biết chính xác là bao nhiêu không?). Tổng số âm
vị trong mỗi ngôn ngữ thay đổi từ ít
nhất là 11 trong tiếng Rotokas (Papa New Guinea), 12 trong
tiếng Hawaiian tới nhiều nhất lên đến
141 của bộ lạc !Xu ở Phi châu. Xin kể thêm
vài trường thái quá như có:
2 nguyên âm trong vài phương ngữ của tiếng
Abkhaz
3 nguyên âm trong nhiều tiếng dân da đỏ Mỹ
châu, Á Rập hay Úc đen
25 nguyên trong tiếng Punjabi
6 phụ âm trong tiếng Rotokas
Hơn 100 phụ âm trong tiếng !Xu
Ta thấy có sự tương tự giữa Vật lý
và ngôn ngữ. Phân tử, nguyên tử và hạch nhân
tương ứng với từ, âm tiết và âm
vị. Từ gồm một hay nhiều âm tiết
giống như phân tử cấu tạo bởi
một hay nhiều nguyên tử. Nguyên tử có thành
phần là hạt nhân tương ứng âm tiết có
thành phần là âm vị.
Tưởng cũng nên lập lại vài định
nghĩa để dễ bề so sánh :
Phân tử (molecule) : mãnh nhỏ nhất (thường
là một nhóm nguyên tử) của vật chất
được làm cho nhỏ hơn bằng cách phân
chia mà không làm thay đổi đặc tính hoá
học.
Nguyên tố (element) : Chất không thể phân giải
được thành chất đơn giản hơn
bằng phương tiện hoá học.
Nguyên tử (atome) : phần tử nhỏ nhất
của nguyên tố hoá học hay là phần nhỏ
nhất của vật chất không thể chia nhỏ
hơn nữa bằng phương tiện hoá học.
Hạch nhân (nucleus) : Hạt nằm ở trung tâm nguyên
tử gồm có proton và neutron. Âm vị là cái
mầm, cái lỏi, cái cốt lỏi, cái cùi, cái ngòi,
cái hạt nhân hay hạch nhân của tiếng
Việt.
Và cũng giống như sinh vật, mọi sinh
vật ngoài một số gen riêng biệt còn có
một số gen chung với các giống khác. Ngôn
ngữ cũng thế, kể cả tiếng Việt,
ngoài một số từ riêng tư cho từng ngôn
ngữ còn có một số từ chung cho toàn thể
tiếng nói của nhân loại. Tiếng Việt
chứa nhiều tiếng Anh từ thời tiền
sử cũng là chuyện thường tình, không có
mới là quái lạ. Nếu DNA có thể được
dùng để tìm nguồn gốc người Việt
thì ngôn ngữ cũng rất hữu dụng trong công
cuộc truy cứu gốc tích người Việt nói
riêng và Bách Việt nói chung.
Allophone (âm vị giống) là biến thể của âm
vị. Allophone của miền này có thể là phoneme
của miền khác. Ch và Tr là allophone của miền
Bắc nhưng là phoneme của miền Trung và Nam. Tương
tự n và ng cuối âm tiết là âm vị miền
Bắc nhưng là allophone của miền Nam. Câu
‘’Chị Lan than thở trên thang’’ nếu ở
miền Bắc thì trở thành ‘’Chzị Lan zầu
zĩ than thở chzên thang’’ còn miền Nam sẽ là
‘’Chị Lang rầu rỉ (dấu hỏi) thang
thở trên thang’’
Morpheme (hình vị) là đơn vị nhỏ nhất
có ý nghĩa (a word or meaningful part of a word for instance 'the',
'speak' or the 'en' of 'spoken') như là một cơ bản
(base), tiền tố hoặc hậu tố. Một
từ có thể chứa hơn một hình vị.
‘Unable’ có thể chia thành hai hình vị- tiền
tố ‘un’ và ‘able’, trong khi đó ‘mahogamy’ không
thể chia nhỏ được nữa.
Tiếng Việt không có tiếp tố nên không có hình
vị và mỗi từ đa số chỉ có một
âm, ngoại trừ một số ít từ đa âm
tiết như sa-vông, lông bông, cà nhổng, ba ba.
Vì ngôn ngữ học rất rắc rối và khó
hiểu nên ít người chú ý tới và do đó
số học giả ngôn ngữ học rất
hiếm, đếm được trên đầu các
ngón tay của một bàn tay. Nếu người nào
để ý nghiên cứu thì lại hiểu vấn
đề một cách lộn xộn, kể cả
những nhà ngôn ngữ học. May ra thì mấy nhà toán
học mới hiểu thấu mọi gút mắc
của vấn đề nhưng mấy ông này còn lâu
mới rớ tới vì đâu phải là nghề
của chàng. Mà có muốn cũng không được.
Sau khi đã trang bị đầy đủ các định
nghĩa thì bây giờ là lúc ta thẩm định
lại số âm vị tiếng Việt.
Âm
vị tiếng Việt
Nếu ta theo đúng định nghĩa Tây phương
về âm vị và phân tích theo các nhà ngôn ngữ Tây
phương về nguyên âm thì tiếng Việt có
rất nhiều âm vị. Xin liệt kê âm vị
tiếng Việt phát âm miền Bắc như sau:
6 thanh điệu: không, sắc, huyền, hỏi,
nặng, ngã
20 phụ âm (ký hiệu phát âm được ghi trong
hai gạch //, nhưng để giản dị, không
ghi ký hiệu nếu phát âm trùng với chữ cái).
B, /K/ (C vàK), /Chz/ (CH và Tr miền Bắc), /d/ (Đ), /G/
(G và Gh), H, Kh, L, M, N, Ng (Ngh), Nh, P (Phụ âm đầu
từ P là âm cổ nay dần dần phục hồi
trở lại như pông sô, pia nô, pin), /Kw/ (Qu như
quít), /F/ (Ph), T, Th, V, X, /Z/ (D, R, Gi miền Bắc).
Miền Nam có thêm 7 phụ âm Ch, Tr, R, S, J (/ / như
Jarai, jăm bông, ăn jơ), Y (Y, ghi âm quốc tế
là /j/, là phụ âm đầu từ D nhẹ miền
Nam và dùng cho các từ ngoại quốc như đồng
Yen, ya ua, yo yo, yoga), W (Qu, oa, Hoa), nhưng không có âm Chz,
Z, Kw, V.
Tổng số phụ âm của phát âm miền Nam là
20 - 4 + 7 = 23.
Tổng số phụ âm cho mọi phương ngữ
là 20 + 7 = 27
Đến đây ta mới thấy sự khó khăn và
tài tình của các nhà tiền phong khi sáng tạo
chữ Quốc ngữ. Họ phải suy nghĩ
nhiều cách để cả ba miền cùng xữ
dụng một thứ chữ nhưng có thể đọc
theo phát âm của mình, tương tự như Hán
tự dùng cho mọi sắc dân Trung Quốc.
Các ca sĩ trẻ nước ngoài phát âm Ch thành Chs tương
tự như âm Ch tiếng Anh, nghe rất kỳ lạ
và ngộ nghĩnh y như Mỹ nói tiếng Việt,
lơ lớ giọng mũi.
Liệt kê các âm vị rất khó khăn nên mỗi
người một ý kiến. Như Giáo sư ngôn
ngữ học Nguyễn Đình Hòa trong ‘Tiếng
Việt không son phấn’ cho tiếng Việt gồm
mọi phương ngữ có 22 tử âm, thể theo
một bài lấy từ Internet ‘’Đáng lưu ý là
bảng liệt kê 22 âm vị tử âm (consonant
phonemes) dùng trong mọi phương ngữ Việt Nam
-- bằng ký hiệu như /b-/, /f-/, /z-/, vân vân -- có
thể đứng đầu các âm tiết, cùng
với những chữ cái trong mẫu tự Việt
được dùng để biểu hiện những
âm vị này. Thí dụ, âm vị /k-/ thường
được biểu hiện bằng những
chữ cái c-, k-, q- (con cá, cái kim, quả cam) (trang 20).
Biểu đồ của 6 thanh điệu (trang 20) cho
người đọc thấy rõ độ cao
thấp cùng với đường uốn lượn
của từng thanh điệu’’
22 phụ âm là gồm cả R, Tr, S. Không có nên không
biết GS cho biết có bao nhiêu nguyên âm.
Ch và Tr ở miền Bắc hơi nặng phát âm thành
chz, không có âm J nhưng có âm nặng hơn Gi. Vì
thế các âm J đều bị thay thế bởi âm
Gi như Jarai, Java, jăm bông, nạc jăm biến thành
Gia Lai, Gia va, giăm bông, nạc giăm.
Gi không phải là một âm gồm hai âm vị G và I
mà là một vị duy nhất /z/. Âm Gi có nguồn
gốc xa xưa từ âm /ji/ tiếng Hán, ngày nay
chỉ một số nhỏ đọc đúng Gi, còn
đa số đọc là /z/ nên ta có thể cho
nhập chung vào âm vị /z/.
Tương tự Qu không phải tạo thành bởi
hai âm vị mà là một âm vị duy nhất /kw/ , khác
biệt với âm vị /k/ (phụ âm c). Quả cam không
phải là /k/ủa cam -vì như thế sẽ đọc
là của cam- mà là /kw/ả cam. Tương tự
quốc là /kw/ốc chớ không phải là /k/uốc vì
như thế sẽ đọc là cuốc (xuổng).
Sở dĩ các nhà tiền phong không dùng Kw mà dùng Qu
để ba miền đều đọc được
theo đúng phát âm của mình. Qu đọc là /kw/ như
trong từ quit tiếng Anh. Tiếp theo là nói về
nguyên âm.
11 nguyên âm đơn (monothong): a, ă, â, e, ê, i (y), o,
ô, ơ, u, ư
28 nguyên âm kép (diphthong, nhị trùng âm) : ai, ay, ây, ao,
au, âu, eo, êu, ia, iu, iê, oa, oă, oe, oi , ôi, ơi, ua, uâ,
uê, ui, uô, uy, ưa, ưi, ươ, ưu, ia.
9 nguyên âm ba (triphthong, tam trùng âm): iêu, oai, oay, uây, uôi,
ươi, ươu, uya, uyê
Tuy tên gọi là tam trùng âm nhưng nhiều khi chỉ
là nhị trùng âm dài. Thí dụ như uôi là uui,
ươi là ư ư i,ươu là ưưu.
Tổng số nguyên âm là 11 + 28 + 9 = 48
Miền Bắc có 6 thanh +20 phụ âm + 48 nguyên âm = 74
âm vị, bằng với số âm vị tiếng Thái.
Miền Nam có 5 thanh +23 phụ âm + 48 nguyên âm = 77 âm
vị,
Tiếng Việt chung cho mọi phương ngữ có
= 74 + 7 = 81 âm vị.
Để tiện so sánh xin ghi lại (pâ là phụâm,
nâ là nguyên âm) các nhận định của
Tiến sĩ 6 thanh +19 pâ+11 nâ đơn= 36
bài Internet 6 thanh +22 pâ+ 13 nâ đơn+ 3 nâ kép = 44
Tiếng Thái 5 thanh +21 pâ +48 nâ =74 âm vị
Tiếng Khmer 33 pâ + 24 nâ =57 âm vị
Tiếng Anh 24 pâ+11 nâ đơn+4 nâ kép+1 untressed âm= 40
âm vị
Tiếng Việt 6 thanh+23 pâ+11nâ đơn+28 nâ kép+9 nâ
ba= 81 âm vị
Số âm vị phù hợp với dự đoán là
tiếng Việt phải có số âm vị bằng hay
nhiều hơn số âm vị tiếng Khmer (57) hay
tiếng Thái (74) và nhiều hơn hai lần tổng
số 36 âm vị do các nhà ngôn ngữ học Việt
và Trung Hoa gán cho tiếng Việt. Tiếng Việt có
ít phụ âm nhưng có rấtù nhiều nguyên âm.
Miền Nam tuy có âm vị nhiều hơn miền
Bắc nhưng có ít âm tiết hơn vì không phân
biệt được các phụ âm cuối từ như
lan với lang, tiếc với tiết, hoa với qua và
oa.
Nếu kể thêm nhiều phụ âm kép đầu
từ Bl, Dr, Pl, Fl, Fr, Ge đã được áp
dụng vào khoa học kỹ thuật hoặc trong các
từ Việt hoá như blốc nhà, dra trải giường,
Pleiku, platin, miếng plắc mạ vàng, fluor, Freon,
bẹt gê, gen nhiểm sắc thể, mà thời
tiền sử đã từng hiện diện trong
tiếng Việt thì tổng số âm vị tiếng
Việt còn cao hơn nữa, gần con số 90. Nhưng
thôi, như thế là quá đủ để chứng
minh số âm vị tiếng Việt trội hẳn
số âm vị mà các nhà ngôn ngữ học Ta và Tàu
đã gán cho tiếng Việt.
Nếu đếm theo kiểu Trung Hoa tức là
nhập thanh sắc vào âm vị thì tổng số âm
vị tiếng Việt là (81- 6)x 6 = 450. Số này quá
cao, và không ai đếm lọa kỳ như thế.
Xem ra thì ngôn ngữ học rất khó hiểu nên ngay
cả viện ngôn ngữ học cũng sai lầm như
thường.
Một số câu hỏi mà thầy giáo không muốn
gặp :
-Tại sao âm học không đánh vần theo cách phát
âm như Y được ghi âm là /j/ ?
-Tại sao monosyllabic chỉ từ đơn âm sao
lại có 5 âm tiết ?
-Tại sao Đề li 24 giờ, 365 ngày một năm
mà lại có ổ khoá ?
-Tại sao vô giá trái ngược với vô giá
trị hay không giá?
- Nếu xe chạy nhanh bằng tốc độ ánh sáng,
cái gì xãy ra nếu ta vặn đèn sáng lên ?
Âm R trong
tiếng Việt cổ
Có người cho miền Bắc thời cổ không có
âm R. Nếu không xem xét kỹ ta thấy nhận xét này
không phải là không có lý vì các ngừơi bạn láng
giềng như Lào, Miến Điện và mọi
loại người Tàu đều không có R.
Thực sự thời tiền sử người Văn
Lang đã phát âm R, có thể giống âm R của phát
âm miền Trung hay âm R của Khmer, hơi khác với
miền Nam. Ở miền Trung âm khi phát ra âm R thì lưởi
chạm vào bên trên phía trong, phát âm lăn tròn (rolling)
gần âm R tiếng Anh còn miền Nam thì lưỡi
ở phía ngoài gần âm R tiếng Pháp. Âm R Khmer thì lưỡi
run động nhiều hơn.
Âm R Miền Bắc bị biến mất là do ảnh
hưởng phát âm Bắc Kinh. Thật vậy có
nhiều từ cổ miền Bắc vay mượn
tiếng Mã Lai có âm R như co ro tiếng Mã Lai dùng
để chỉ con rùa, rông chơi là do ronda tiếng
ML, rổng là do rongga tiếng ML và râng tiếng Khmer.
Cứ cho là người Việt thời tiền
sử không có âm R và sau đó đã vay mượn
tiếng ML từ thời Văn Lang đi, nhưng ta không
thể giải thích được tại sao lại có
những từ trùng hợp với tiếng Khmer mà ta
chỉ mới tiếp xúc với họ từ thế
kỷ 17, như ruồi là do ruôi và rượt là do rươt
tiếng Khmer? Còn nữa, tại sao có nhiều từ
trùng với tiếng Mon như rồi là rà, mưa rào
là pròa mà ta không bao giờ tiếp xúc với họ.
Chỉ có thể giải thích là tiếng Việt có
âm R từ thời tiền sử và tiếng Việt có
liên hệ với tiếng Mon Khmer và Mã Lai. Âm R bị
biến mất dưới thời Bắc thuộc vì
vùng Hà Nội bị ảnh hưởng nặng
nề của phát âm Bắc Kinh. Và không phải
mọi người Bắc đều không nói
được R. Có nhiều vùng miền Bắc xa
trung ương dân chúng nói ra R khá rõ, có khi còn rõ ràng
hơn cả miền Trung và Nam.
Điều đáng chú ý là âm R hầu như hiện
diện trong mọi ngôn ngữ chỉ trừ ngữ
tộc Sino-Tiberto, Lào và miền Bắc. Tiếng Thái
trên nguyên tắc có âm R nhưng người Thái thường
nói thành L. Lý do là một số người Thái
từ Vân Nam tràn tới Thái Lan chiếm đất
của người Mon Khmer vào thế kỷ thứ 13
không có R như người Lào. Phát xuất từ bên
Tàu thì đương nhiên không có R. Còn người
Thái củ hay có học Phạn ngữ, cùng với người
Mon và người Khmer gần ranh giới Campuchia thì có
R. Các tiếng nói thuộc ngữ tộc Sino-Tiberto như
tiếng Tàu (mọi loại), tiếng Tây Tạng và
Miến Điện đều không có R nhưng
lại có âm Z, tương tự như phát âm
miền Bắc.
Ngữ
hệ tiếng Việt
Như vậy có phải là tiếng Việt thuộc
ngữ tộc Sino-Tiberto như vài học giả đã
và đang đưa ra giả thuyết này?
Nếu cho là không thì tại sao một số âm
miền Bắc lại gần với phát âm Hán
Tạng? Câu trả lời là sỡ dĩ phát âm
giống tiếng BK là do bị ảnh hưởng
tiếng BK cả về từ ngữ lẫn phát âm.
Các âm R, Tr và cả các âm W, phụ âm đầu
từ Y, Dr, Pl, Pr, Fl, Fr và nhiều phụ âm phức
tạp đầu từ khác đã hiện hữu
trong phát âm người Văn Lang, nhưng dưới
thời đô hộ các âm trên đã bị âm Hán
lấn áp. Cửu Chân và Nhật Nam ít bị ảnh hưởng
nên vẫn còn giữ được âm R, Tr như ta
đã thấy.
Có rất nhiều giả thuyết về ngữ
hệ tiếng hệ, không có giả thuyết nào
đúng mà cũng không có giả thuyết nào hòan tòan
sai hẳn.
Tiếng Việt không thuộc ngữ hệ Hán
Tạng nghĩa là không có nguồn gốc Trung Hoa vì
nhiều lý so như sau :
-Tiếng Việt có số âm vị gần với
tiếng Thái và Khmer hơn là tiếng Hán.
-Mặc dầu tiếng Việt có chứa hơn phân
nửa tiếng Hán Việt nhưng các tiếng Nôm
lại trùng với ngữ tộc Mon-Khmer và Thái hơn.
-Phát âm miền Bắc tuy gần giống phát âm BK,
nhất là âm Z, nhưng không vì thế mà ta có thể
kết luận tiếng Việt thuộc ngữ
tộc Hán Tạng vì có nhiều âm vị mà tiếng
Hán không có.
Một điểm đặc biệt của ngữ
hệ Hán Tạng là chứa rất nhiều từ có
âm vị Z như tiếng BK có âm Z, Zh, Tz, tiếng Tây
Tạng có và âm giống Z như tso là hồ,
zing-kyong, tiếng Miến Điện có Z, không R và Tr.
Mã Lai có một số âm Z. Các tiếng thuộc
ngữ tộc Mon-Khmer và Thái, Lào đều không có Z.
Phát âm miền Bắc có rất nhiều âm Z và không
R. Phải chăng tiếng Việt thuộc ngữ
hệ Hán Tạng?
Không phải, tiếng Việt nhất định không
phải thuộc ngữ hệ Hán Tạng. Sau 1000 năm
bị ảnh hưởng nặng nề của văn
hóa Trung Hoa, tiếng Việt khó có thể phát
triển nhanh chóng từ 41 âm vị sang 81 âm vị và
từ 1347 âm tiết thành 18000 âm tiết, trừ phi là
tiếng Việt lại chịu ảnh hưởng
nề của tiếng một nước khác. Lịch
sử trong thời kỳ độc lập không
thấy nói người Việt bị người Mon
Khmer, Thái hay bất kỳ một nước nào khác
đô hộ. Tiếng Việt chịu ảnh hưởng
tiếng Thái không phải trong thời độc
lập, và càng không phải trong thời Bắc
thuộc, mà phải trước hay chậm nhất
trong thời Văn Lang Aâu Lạc.
Phát âm Hà
Nội
Phát âm Hà Nội ngày nay nghiên về phát âm Thanh
Nghệ Tĩnh do dân chúng các nơi khác tràn vào thành
phố nâng mực độ từ 100000 lên hơn
một triệu, phát âm Hà Nội ngày xưa trở thành
thiểu số, chỉ còn chừng 50000, có cơ
bị tuyệt giống. Như vậy phát âm Hà
Nội xưa không phổ quát, chỉ tập trung
ở khu vực Hà Nội và vùng lân cận, có
thể không phải là phát âm nguyên thuỷ của người
Việt. Nếu là thế thì nó có nguồn gốc
từ đâu? Có thể từ phát âm BK chăng ?
Tiếng Việt bị ảnh hưởng nặng
nề tiếng Hán về mặt từ ngữ thì quá
đã quá rõ ràng. Nếu ta cho rằng tiếng
Việt chỉ bị ảnh hưởng về
mặt từ ngữ mà không bị ảnh hưởng
bởi phát âm BK thì là một chuyện hi hữu, trái
với đà phát triển tự nhiên. Một số
âm Hà Nội rất gần với phát âm Bắc Kinh
như các âm rịu (rượu) là do jỉu, không có
âm R, Tr nhưng có nhiều Z (tiếng BK có âm ghi là R
nhưng lại có phát âm tương tự S với lưỡi
đụng vào vòm khẩu cái). Chỉ có dân chúng
chung quanh Hà Nội bị ảnh hưởng sâu đậm
phát âm BK vì ngày xưa chỉ có Hà Nội và Nam Định
là có trường dạy và thi tiếng Hán, do các giáo
sư nguyên gốc giảng dạy nên dân chúng ở
đây giỏi tiếng Hán về cả từ ngữ
và phát âm. Các vùng khác chỉ học lóm hay do mấy
Ông đồ lô can giảng dạy nên phát âm sai
giọng hay ít bị ảnh hưởng tiếng Hán.
Chính vì thế có thể dân ở khu vực xa trung
ương còn giữ được phần nào phát
âm nguyên thủy của người Việt.
Miền Nam thì dốt đặc cán mai, một chữ
Hán cũng không có.
Cứ so sánh tên họ hai miền thì thấy rõ ngay. Tên
họ miền Bắc và Trung nghe rất văn chương
tao nhã, đôi khi quá Hán làm cho không ai hiểu nghĩa
là gì. Thí dụ như Cung Tằng Tôn Nữ Trịnh
Nhữ Như Thi made in Hòang gia, Đoàn Châu Các Các made
in phim Hongkong, Tăng Thiên Diệp made in China, Đặng
Trần Quế made by Ông đồ ta. Hầu như không
tìm được ai có tên họ hoàn toàn tiếng Nôm
ở Hà Nội, trừ bần cố nông như
Thị Mẹt.
Trái lại Miền Nam rất ư là nôm na, tuy dễ
hiểu nhưng nhiều khi bình dân quá độ như
Trần Trụi Bông Giấy, Nguyễn thị Út
Nữa (rán nín đẻ nhưng cuối cùng lại
lọt thêm một trự), Trịnh thị Rót
(miễn bàn), Địch thanh Tủng, Bùi thị
Rớt (bị đẻ rớt), Đặng Thành
Được (đánh cá ngựa là trúng cá cặp
ngay), Huỳnh văn Đực Rựa (làm gì có
Huỳnh thị Đực Rựa?), Thái Thành Mắm
(con cháu bà giáo Thảo hay gốc gác Châu Đốc),
Thạch Sanh Mười Lăm (đẻ dữ
tợn).
Phát âm Sàigòn
Phát âm Sàigòn và phát âm miền Nam rồi đây cũng
sẽ thay đổi vì chịu ảnh hưởng
của phát âm Hà Nội và Hà Nội cũng sẽ
phải thay đổi phần nào đó theo phát âm Sàigòn
vì nhiều lý do. Một trong các lý do là dân Hà
Nội, dân miền Trung vào miền Nam khá đông.
Mặt khác thông tin, giao lưu văn hoá hai miền
sẽ có ảnh hưởng qua lại.
Phát âm miền Nam đã được tôi luyện, xào
nấu, thêm thắt lại từ phát âm miền Trung
và miền Bắc, do di dân nghèo hay của tội
phạm nhẹ bị phát vãng trong công cuộc Nam
tiến, lại thêm mắm thêm muối từ các
tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu,
Khmer, Chàm, Chà Châu Giang (Giang là sông, Chà là do chữ
Java, Châu Đốc là do Châu Toch, tên con sông ở
gần Châu Đốc, phía bên Kampuchia. Tên núi Sam
ở Châu Đốc là từ nói trại đi
của từ Chàm, Kompong Chàm ở Campuchia là Vũng Chàm.
Java đã biến thành sông Bà Hoà ở Cửu Chân.
Một số người Chà Châu Giang hay một
số dân miền Trung có thể lai giống Á Rập
nên khá cao, nhất là các em sinh tại nước ngòai
rất cao mặc dầu cha mẹ ở mức trung bình).
Như vậy phát âm miền Nam đã được
chọn lọc tự nhiên để từ từ
trở thành đại chúng, do đó phải giản
dị, dễ hiểu, dễ phát âm để mọi
sắc tộc đều nói được. Chính vì
thế mà âm V, Z đã biến mất nhường
chỗ cho âm D nhẹ, W, J, R, Tr. Tuy nhẹ nhàng
uyển chuyển và dễ uốn lưỡi theo
tiếng nước khác nhưng cũng rất khó thay
đổi thêm vì nó đã thay đổi rồi, không
còn đường nào để binh
‘’Hai mươi năm mới gặp lại mà sao
anh trông vẫn còn trẻ?’’û
‘’Vâng. Trẻ mãi không già vì tôi đã già ngay
từ khi còn rất trẻ’’
Phát âm Hà Nội rồi ra cũng phải thay đổi
cho hiện đại, hợp thời trang, với
khuynh hướng tòan cầu hóa ngôn ngữ và kinh
tế, với Anh ngữ, với trào lưu thông tin,
Internet, và dân nước ngoài, nhất là dân Hà
Nội xưa trong lẫn ngòai nước
“Khi cán ngố vào Sàigòn thì mức độ thông
minh IQ cả hai miền trở nên ngang ngửa”
Phát âm người Việt nước ngoài khác người
trong nước vì nhiều phương diện như
không dùng từ made in China, lai giọng Tây, nói chậm
hơn do ít xữ dụng, ít người để
đối thoại, nhiều khi cả ngày chỉ nói
chuyện bà xã hay với đầu gối, không
bị thúc đẩy bởi cuộc sống lúc nào cũng
‘khẩn trương’.
Bạn biết mình là Việt kiều khi:
Thủ sẵn giấy 5, 10 đô trước khi
về đến phi cảng.
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao, xài
tiền như công tử Bạc Liêu, hơn cả
Mẽo thời xưa.
Dân buôn bán mừng húm như bắt được vàng
khi vớ được mình, tha hồ trấn
lột.
Thậm thụt bên vệ đường -‘’Vùng
vằng nữa ở nữa về’’- để
chờ cơ hội ngàn năm một thuở theo bén
gót đoàn bộ hành băng qua đường. Người
trong nước coi xe cộ là vật hư ảo,
đường ta ta cứ đi, cùng lắm là vào nhà
thương, nhằm nhò gì.
Già cúp bình thiếc củng cưới được
vợ trẻ.
Tiếng Việt cho mọi phương ngữ có
khoảng 81 âm vị. Con số có thể thay
đổi đôi chút nhưng không thể nào là 36 hay
44 được. Quí vị độc giả nghĩ
sao ?
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét