Hệ thống tiếng Việt
Sơ đồ khái quát hệ thống từ loại tiếng Việt
DANH TỪ
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DANH TỪ
Danh từ là một từ loại lớn, bao gồm một số lượng từ rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong họat động nhận thức, tư duy và giao tiếp của con người.
Hoạt động đọc
Cho đoạn văn sau:
“Tôi lắng nghe tiếng xôn xao từ cánh đồng. Những âm thanh ấy tác động thật mạnh mẽ đến tốc độ chín vàng của lúa. Mới đây thôi đồng lúa phơi một màu vàng chanh , còn lúc này nó đã rực lên một màu vàng cam rồi. Mặt trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa.Dường như đồng lúa và mặt trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đấy.”
SV tìm các DT có trong đoạn văn trên?
“Tôi lắng nghe tiếng xôn xao từ cánh đồng. Những âm thanh ấy tác động thật mạnh mẽ đến tốc độ chín vàng của lúa. Mới đây thôi đồng lúa phơi một màu vàng chanh , còn lúc này nó đã rực lên một màu vàng cam rồi. Mặt trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa.Dường như đồng lúa và mặt trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đấy.”
Trả lời câu hỏi
Em dựa vào những tiêu chí nào để nhận ra DT? Từ đó hãy rút ra đặc điểm của DT?
SV xét danh từ trên 3 tiêu chí nhận diện từ loại nói chung:ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp.Cụ thể là:
Ý nghĩa khái quát: danh từ là từ thường chỉ sự vật, chỉ người, chỉ hiện tượng tự nhiên - xã hội và các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù tinh thần.
VD: cánh đồng, dãy núi, âm thanh,xã hội, tư tưởng...
-Khả năng kết hợp: thường kết hợp với từ chỉ lượng ở đằng trước và từ chỉ định ở đằng sau. Tức là,danh từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh từ.
Chức vụ cú pháp: đảm nhận vai trò của các thành phần câu (thành phần chính và thành phần phụ)
Phân tích ví dụ
Hãy tìm những tổ hợp chứa danh từ để xem xét khả năng kết hợp của danh từ trong đoạn văn trên?.
Tôi lắng nghe tiếng xôn xao từ cánh đồng. Những âm thanh ấy tác động thật mạnh mẽ đến tốc độ chín vàng của lúa. Mới đây thôi đồng lúa phơi một màu vàng chanh , còn lúc này nó đã rực lên một màu vàng cam rồi. Mặt trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa.Dường như đồng lúa và mặt trời đang có một sựđua tài thầm kín nào đấy.”
Thực hành
Hãy tìm các thành phần câu mà danh từ ( cụm danh từ) đảm nhận.
Tôi lắng nghe tiếng xôn xao từ cánh đồng. Những âm thanh ấy tác động thật mạnh mẽ đến tốc độ chín vàng của lúa. Mới đây thôi đồng lúa phơi một màu vàng chanh , còn lúc này nó đã rực lên một màu vàng cam rồi. Mặt trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa.Dường như đồng lúa và mặt trời đang có một sựđua tài thầm kín nào đấy.”
Danh từ có thể đảm nhận mọi thành phần câu nhưng thường xuyên nhất là danh từ thường giữ chức vụ chủ ngữ và bổ ngữ.
Kiến thức cần đạt
Danh từ là một loại thực từ biểu thị sự vật tính (sinh vật, vật thể, hiện tượng, sự việc trong đời sống thực tại và tư duy), có những đặc trưng ngữ pháp sau đây: a) Không trực tiếp làm vị ngữ. Do đó, khi làm vị ngữ phải có hệ từ "là" (câu khẳng định) hoặc "không phải", "không phải là" (câu phủ định), không đặt sau các từ như "đừng", "hãy", "sẽ"... b) Có thể kết hợp với một trong những từ loại sau đây và được các từ loại này xác định, hạn chế: số từ (một, hai,...), đại từ chỉ số (tất cả), lượng từ (những, các), phó danh từ (con, cái,...), đại từ chỉ định (này, ấy, kia,...). (Nguyễn Kim Thản, "Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt". Nxb Khoa học, Hà Nội, 1963. Tr. 162)
Danh từ là từ chỉ người, sự vật. Danh từ có thể kết hợp với những từ chỉ số lượng ở trước nó và những từ để trỏ ở sau nó. Khi dùng vị ngữ, danh từ thường phải đặt sau từ "là". (Trương Dĩnh. "Về vấn đề hình thành khái niệm ngữ pháp cho học sinh phổ thông". Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, năm 1974. Tr. 19)
Nói chung danh từ thường chỉ sự vật (bao gồm đồ vật, động vật, thực vật), chỉ người (bao gồm tên người và cả tên các nghề nghiệp,chức vụ của con người), chỉ các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội, và các khái niệm. (Nguyễn Anh Quế. "Giáo trình lí thuyết tiếng Việt". Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, 1976. Tr. 19)
Danh từ là loại từ không thể độc lập làm vị ngữ. Đó là một từ loại không có vị ngữ tính. (Nguyễn Tài Cẩn. "Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại". Nxb KHXH. Hà Nội, 1975. Tr. 29). Trên phương diện ý nghĩa có thể coi danh từ là lớp từ chỉ các khái niệm sự vật cụ thể, các khái niệm trừu tượng và tất cả các khái niệm khác được nhận thức một cách độc lập. (Đinh Văn Đức. "Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt". Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, năm 1978. Tr.37)
Về mặt ý nghĩa, danh từ là những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ sự vật và các khái niệm trừu tượng. (Hữu Quỳnh. "Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại". Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1980. Tr.55) Danh từ là những từ có khả năng đứng giữa và kết hợp hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp với số từ (hay những phụ từ chỉ lượng - những, các, mọi, mỗi, mấy; hay những đại từ chỉ lượng - bao nhiêu, bấy nhiêu,...) và với từ chỉ định (này, kia, ấy, đó, nọ,...) để tạo ra cấu trúc danh ngữ. (Hồ Lê. "Một số vấn đề xung quanh vị trí bắt buộc và vị trí tùy ý trong danh ngữ tiếng Việt hiện đại". Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1983. Tr.37)
Các tiểu loại của danh từ
Các nhà nghiên cứu thường chia danh từ thành 2 loại lớn là: danh từ chung và danh từ riêng.
Danh từ riêng- Chỉ tên riêng của người, vật, địa điểm....
VD: Lan, Hoa, Hà Nội, Sài Gòn,...
-Khả năng kết hợp: kết hợp hạn chế với từ chỉ số lượng và từ chỉ định.
VD: Không thể nói: ba Hà NộiHà Nội ấy
Bởi vì tên riêng của một cá thể đã được xác định nên danh từ riêng không cần và không thể được xác định về mặt lượng và được chỉ định để khu biệt với các cá thể khác có tên chung. [1]
- Tuy nhiên, khi có sự trùng tên riêng thì ta cũng có thể nói "Lan này" hay "Lan kia".- Đôi khi ta gặp trường hợp:(1) Đó là một Điện Biên Phủ trên không đối với nước Mỹ.(2) Đó là những Hoạn Thư thời nay.=>các danh từ riêng trên, nghĩa đã bị chuyển theo phương thức ẩn dụ.
Danh từ chung
Trả lời câu hỏi
Danh từ chung phân biệt với danh từ riêng ở đặc điểm nào?Danh từ chung là những danh từ gọi tên chung tất cả các cá thể trong cùng một lớp sự vật.
VD: ghế, bàn, nhà, sách, vở, bảng, bút...
Từ ghế là một tên chung cho tất cả các vật do con người tạo ra, có chân, có một mặt phẳng, để con người có thể ngồi trên đó. Các cá thể ghế có thể khác nhau về các phương diện : hình dáng, kích thước, chất liệu,mầu sắc,... nhưng đều được con người gọi tên bằng một tên chung là ghế.
Trả lời câu hỏi
Hãy nêu các tiểu loại của danh từ chung và đặc điểm của chúng?
Trả lời câu hỏi
Dựa vào đặc điểm chung của danh từ, anh (chị) hãy cho biết những từ sau đây có gì đặc biệt?
quần áo, vợ chồng, nhà cửa, binh lính, sách vở, bếp núc, máy móc, bạn bè,...
Danh từ tổng hợp hay tổng thể (đối lập với đanh từ không tổng hợp, hoặc danh từ đơn thể)
- Chúng chỉ gộp các sự vật khác nhau nhưng gần gũi với nhau, thường đi đôi với nhau và hợp thành một loại sự vật.
- Chúng không kết hợp trực tiếp với số từ (chính xác), không kết hợp với danh từ chỉ đơn vị cá thể, nhưng có thể kết hợp với các từ chỉ tổng thể (tất cả, cả, toàn thể, hết thảy...), và các từ chỉ đơn vị tổng thể (bộ, đàn, tốp, đống, đoàn, lũ,…).
VD: - Không nói :+ hai quần áo, năm nhà cửa,... .+ chiếc máy móc, cây tre pheo,... - Có thể nói :+ tất cả quần áo, hết thảy bạn bè,...+ tốp binh lính , chồng sách vở, . . .
Về cấu tạo, danh từ tổng hợp có cấu tạo theo kiểu từ ghép đẳng lập , có thể có một tiếng mờ nghĩa hoặc một tiếng có gốc thuộc ngôn ngữ khác ( như đất nước, quần áo,xe cộ, tre pheo,…) hoặc từ láy (máy móc, bạn bè, gai góc,...)
Thảo luận
Những từ dưới đây có điểm gì khác biệt với danh từ nói chung?
VD: tư tưởng, thái độ, quan điểm lập trường, ý nghĩ, đạo đức, ý nghĩa, cuộc sống, sức sống, niềm vui, nỗi buồn, cái ăn, cái đẹp,..
Danh từ trừu tượng (đối lập với các danh từ cụ thể)- Chúng chỉ các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù tinh thần (không thể cảm nhận được bằng các giác quan).
- Chúng có thể kết hợp trực tiếp với các từ có ý nghĩa số lượng (số từ hoặc lượng từ) : hai, ba. những, các, vài, mấy, mọi, mỗi,...
VD: hai quan điểm, một thái độ, vài ý nghĩ, những nỗi buồn, các ý nghĩa, mỗi cái đẹp,...
Đôi khi giữa danh từ trừu tượng và từ chỉ số lượng có thể dùng một danh từ đơn vị.
Tìm hiểu tài liệu
Qua việc đọc giáo trình, anh (chị) hãy trình bày các tiểu loại của danh từ chỉ đơn vị?
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiênĐó là các danh lừ chỉ rõ dạng tồn tại tự nhiên của sự vật. Chúng vừa có ý nghĩa chỉ đơn vị, vừa có ý nghĩa chỉ loại sự vật (được phân biệt theo quan niệm của người bn ngữ). Vì vậy các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên còn được gọi là loại từ hay danh từ chỉ loại, danh từ loại thể.Đó là các danh từ như : cái, con, chiếc , cây, tấm, bức , tờ, quyển, cục, hòn, giọt, sợi, hạt,...Trong đó tiêu biểu cho việc thể hiện loại bất động vật là các loại từ cái, chiếc, còn tiêu biểu cho việc thể hiện ý nghĩa động vật là loại từ con.
Các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên mang mầu sắc hình tượng và biểu cảm.Chúng thể hiện cách nhìn, cách cảm đối với sự vật của người Việt Nam Vì vậy có nhiều danh từ khác nhau chỉ đơn vị tự nhiên được dùng để biểu hiện một sự vật, tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận sự vật trong từng tình huống.
VD: cái cờ, chiếc cờ, cây cờ, ngọn cờ, lá cờ
+ Danh từ chỉ đơn vị đo lường, tính toánĐó là các danh từ chỉ đơn vị đo lường, tính toán với các sự vật là chất liệu.Các đơn vị này có tính quy ước chính xác.
VD: cân, lít, mét, tạ, tấn, mẫu, sào , . . .
Chúng được dùng trực tiếp sau số từ và trước các danh từ chất liệu :
VD:hai lít nước ; ba cân đường ; năm cân thịt,...
+ Danh từ chỉ đơn vị tập thểChúng chỉ đơn vị cho các sự vật tồn tại dưới dạng tổng thể. Vì vậy chúng thường dùng trước các danh từ tổng hợp (tổng thể) và sau các từ chỉ lượng.Đó là các từ như : bộ, cặp, bọn, tụi, đàn, đoàn, tốp, lũ, chồng, đống,...
VD: vài bộ bàn ghế, một đàn trâu bò, mấy tốp binh lính, những đống máy móc.
+ Danh từ chỉ đơn vị thời gianĐó là các từ : giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm, tuần, quý, mùa, thế kỷ, thiên niên kỉ, ,...+ Danh từ chỉ đơn vị tổ chức hành chínhĐó là các từ : làng, xã, tỉnh, huyện, thôn, xóm, quận, phường, tổ, nhóm , đoàn, tiểu đội, đại đội,...+ Danh từ chỉ đơn vị hành động, sư việcChúng được dùng để chỉ đơn vị hành động sự việc như : lần, lượt, trận, chuyến, phen, cuộc, cú, nắm, bó, gánh, vốc, ngụm,…
Các danh từ đơn vị trên đây dễ dàng dùng trực tiếp sau số từ nên được quy vào các danh từ đếm được.Thuộc vào số các danh từ đếm được còn có các danh từ chỉ sự vật đơn thể mà mục sau đây sẽ trình bày(tuy rằng muốn đếm được, danh từ đơn thể thường phải có một danh từ đơn vị đứng giữa nó và số từ).