Có lẽ là đã có quá nhiều bài viết hướng dẫn các bạn lập trình C/C++ trên Ubuntu hoặc Linux nói chung nhưng mình vẫn thấy các bạn hỏi rất nhiều trên các group facebook và cả nhắn tin trực tiếp nữa, đại loại như là “Em mới học (làm việc, cài đặt) Ubuntu, giờ muốn lập trình C trên này thì làm thế nào?” vân vân và vân vân những câu hỏi tương tự.
Nội dung
Cài đặt các gói thư viện
Sử dụng gedit và terminal
Sử dụng geany
Sử dụng Code::Block
Sử dụng eclipse
Cài đặt các gói thư viện
Sử dụng gedit và terminal
Sử dụng geany
Sử dụng Code::Block
Sử dụng eclipse
Không hiểu là các bạn không chịu search ông lớn Google hay là các bài viết đó vẫn quá khó khăn để các bạn tìm hiểu nữa. Cả 2 lý do này đều không nên có nhưng dù cho là lý do quái nào đi nữa thì bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn một cách chi tiết về việc cài đặt và làm quen với lập trình C trên Linux theo “các kiểu con đà điều” cho các bạn mới dùng
Cài đặt các gói thư viện
Trước tiên thì các bạn mở terminal lên (Ctrl + Shift + T) chạy lệnh sau để cài các gói thư viện cần thiết cho việc lập trình C/C++ (Cần nhập password)
1
| sudo apt-get install build-essential |
Lưu ý: Trong bộ thư viện C trên Linux không có thư viện conio.h và một số thư viện khác như ở trên window. Các bạn có thể tìm trên google các thư viện tương ứng.
Sử dụng gedit và terminal
Mọi chương trình C đều có thể và luôn luôn biên dịch và chạy được bằng terminal. Việc chạy như thế nào thì trước tiên hãy tạo ra một chương trình C đã. Bạn tạo 1 file tên là helloLinux.c bằng cách click chuột phải vào Desktop -> new document -> empty document mở nó ra (mặc định là mở bằng gedit trên Ubuntu) và viết chương trình với nội dung tương tự như sau:
1
2
3
4
5
| #include int main(){ printf ( "Chao mung ban den voi C trong Ubuntun" ); } |
Và rồi chúng ta mở terminal lên, thực hiện lệnh di chuyển đến Desktop (cd Desktop). Sau đó thực hiện lệnh biên dịch chương trình của chúng ta.
1
| gcc helloLinux.c -o helloLinux |
Nếu biên dịch thành công thì nó không báo gì cả và trên Desktop của các bạn xuất hiện thêm một file hình thoi làhelloLinux, nếu có lỗi hoặc cảnh báo (cảnh báo là chữ wraing gì đó, lỗi là error).
gcc là mã thông báo chúng ta dung gcc để dịch. gcc để dịch cho C (file *.c), các bạn có thể dùng g++ thay cho gcc (g++ dịch cho C++ (file *.cpp)).
helloLinux.c là file code của chúng ta
-o helloLinux thực hiện thông báo việc xuất ra file chạy tên là helloLinux. Các bạn có thể đặt tên khác (VD -o hello hoặc -o nguyenvanquan7826, …). Nếu không có tham số này tức là chúng ta chỉ chạy lệnh gcc helloLinux.c thì mặc định nó sẽ xuất cho chúng ta file chạy là a.out
helloLinux.c là file code của chúng ta
-o helloLinux thực hiện thông báo việc xuất ra file chạy tên là helloLinux. Các bạn có thể đặt tên khác (VD -o hello hoặc -o nguyenvanquan7826, …). Nếu không có tham số này tức là chúng ta chỉ chạy lệnh gcc helloLinux.c thì mặc định nó sẽ xuất cho chúng ta file chạy là a.out
Đó mới chỉ là biên dịch thôi @@ còn việc chạy nữa. Để chạy chương trình các bạn thực hiện tiếp lệnh:
1
| ./helloLinux |
Trên màn hình terminal xuất hiện dòng chữ Chao mung ban den voi C trong Ubuntu
Vậy là xong con ong rồi =)). Tất cả các chương trình của chúng ta đều có thể biên dịch trên terminal và đặc biệt một số dạng (đồ họa,…) cần phải chạy trên terminal mới được.
Vậy là xong con ong rồi =)). Tất cả các chương trình của chúng ta đều có thể biên dịch trên terminal và đặc biệt một số dạng (đồ họa,…) cần phải chạy trên terminal mới được.
Sử dụng Geany
Việc thực hiện biên dịch và chạy chương trình trên terminal bằng lệnh có vẻ hơi lâu và mất thời gian thì phải. Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu một công cụ hỗ trợ việc lập trình C là Geany. Nó giống như là dev-C trên Windows vậy.
* Cài đặt Geany
Việc cài đặt Geany các bạn có thể dễ dàng thực hiện trong Ubuntu sofware center, biểu tượng ấm trà đang được đun sôi =))
Việc cài đặt Geany các bạn có thể dễ dàng thực hiện trong Ubuntu sofware center, biểu tượng ấm trà đang được đun sôi =))
Hoặc các bạn có thể cài trực tiếp bằng lệnh trong terminal:
1
| sudo apt-get install geany |
* Sử dụng Geany lập trình C
Sau khi cài xong, khởi động và mở hoặc code 1 chương trình ta có giao diện như thế này
Sau khi cài xong, khởi động và mở hoặc code 1 chương trình ta có giao diện như thế này
Chức năng của các vùng trong giao diện cũng như các bước thực hiện được miêu tả trong hình trên. Nói chung mọi việc rất là đơn giản =)). Tuy nhiên có một nhược điểm của Geany là việc debug (tìm và sửa lỗi) trên này hơi khó và mình chưa bao giờ thử làm @@.
Sử dụng Code::Block
Việc cài đặt Code::Block tương tự như Geany. Trên Ubuntu software center bạn tìm với từ khóa codeblock, còn cài đặt trong terminal thì chạy lệnh sau:
1
| sudo apt-get install codeblocks |
Sau khi cài đặt bạn khởi động lên nó sẽ hiển thị hộp thoại chọn trình biên dịch khi dịch chương trình. Mặc định thì nó dùng Gcc, bạn cứ ấn Ok là xong.
Khởi động lên chúng ta sẽ có giao diện start page của code::Block (ở đây mình vừa cài bản 13.12 trên Ubuntu)
Sử dụng Eclipse
* Cài đặt eclipse
Việc sử dụng eclipse để code C/C++ là một giải pháp rất rất tốt vì nó hỗ trợ nhiều thứ như debug dễ dàng, căn chỉnh code đẹp mắt, tránh rất nhiều lỗi khi code vì nó báo lỗi ngay nếu bạn code sai cú pháp hoặc một thứ gì đó có nguy cơ xảy ra lỗi,…
Việc sử dụng eclipse để code C/C++ là một giải pháp rất rất tốt vì nó hỗ trợ nhiều thứ như debug dễ dàng, căn chỉnh code đẹp mắt, tránh rất nhiều lỗi khi code vì nó báo lỗi ngay nếu bạn code sai cú pháp hoặc một thứ gì đó có nguy cơ xảy ra lỗi,…
Nếu bạn muốn cài đặt một bản eclipse có thể lập trình nhiều thứ (như java, android) thì hãy xem cách cài đặt eclipse ở đây hoặc đã cài đặt rồi thì tốt quá ^^. Nhưng nếu như bạn chỉ muốn cài eclipse để lập trình C/C++ thôi thì hãy vào đây và download eclipse cho C/C++
Nếu dùng eclipse for C/C++ thì chỉ cần down về và giải nén ra là xong. Nếu bạn sử dụng eclipse chuẩn ở cách 1 thì phải cài thêm Eclipse CDT (C/C++ development tools) để có thể lập trình C/C++ như sau:
Vào menu Help -> Install New Software
Cửa sổ dưới đây hiện ra bạn chọn Add và chọn một trong số các link sau tương ứng với bản eclipse bạn đang dùng (ở đây eclipse của mình là Kepler, để biết bạn dùng eclipse gì vào Help -> About)
Eclipse 4.3 (Kepler): http://download.eclipse.org/releases/kepler
Eclipse 4.2 (Juno): http://download.eclipse.org/releases/juno
Eclipse 3.7 (Indigo): http://download.eclipse.org/releases/indigo
Eclipse 3.6 (Helios): http://download.eclipse.org/releases/helios
Eclipse 3.5 (Galileo): http://download.eclipse.org/releases/galileo
Eclipse 4.3 (Kepler): http://download.eclipse.org/releases/kepler
Eclipse 4.2 (Juno): http://download.eclipse.org/releases/juno
Eclipse 3.7 (Indigo): http://download.eclipse.org/releases/indigo
Eclipse 3.6 (Helios): http://download.eclipse.org/releases/helios
Eclipse 3.5 (Galileo): http://download.eclipse.org/releases/galileo
Đợi một chút nó load các plugin, nhìn bảng bên dưới tìm đến Programming Language và chọn C/C++ Development Tools sau đó “Next” -> … -> “Finish”
* Tạo project và chạy chương trình đầu tiên
Mở eclipse lên vào File -> New Project -> C/C++ Project và chọn C hoặc C++ project bạn muốn tạo.
Mở eclipse lên vào File -> New Project -> C/C++ Project và chọn C hoặc C++ project bạn muốn tạo.
Nhập tên project và next. Chọn project trống hoặc hello world và finish
Xong ta được project và đoạn code hello world.
Muốn chạy bạn dịch chuơng trình trước bằng cách vào menu Project -> Build Project hoặc Build All Sau đó thì ấn nút Run để chạy nếu không sẽ báo lỗi Launch Failed: Binary not found
Muốn chạy bạn dịch chuơng trình trước bằng cách vào menu Project -> Build Project hoặc Build All Sau đó thì ấn nút Run để chạy nếu không sẽ báo lỗi Launch Failed: Binary not found
Đọc xong bài này chắc các bạn cũng thây mết con nhà mệt. Mềnh viết còn mệt nữa là =)). Nhưng cố gắng đọc thêm các bài sau nhé ^^
Đồ họa C trên Linux
Chuột trong C trên Linux
Đồ họa C trên Linux
Chuột trong C trên Linux
0 nhận xét:
Đăng nhận xét