Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Những phần mềm nên cài cho Ubuntu, Elementary OS, Linux

Những phần mềm nên cài cho Ubuntu, Elementary OS, Linux

| 6.7.14 |
Bạn ơi, hãy nhấn vào link quảng cáo để ủng hộ blog duy trì hoạt động nhé. :)



Blog sẽ tuyển chọn những phần mềm cần thiết nhất cho hệ điều hành Ubuntu nói riêng và Linux nói chung. Cố gắng liệt kê theo nhu cầu sử dụng và có sự tương ứng với các phần mềm trong Windows để cho bạn dễ theo dõi
Đa phần các phần mềm đều có trong Ubuntu Software Center (USC), vì thế blog chỉ nêu tên của các phần mềm đó, các bạn tự tìm trong USC nhé. Nếu phần mềm nào không có trong USC, blog sẽ dẫn link download (thông thường là file .deb).
Bạn có thể xem danh sách rút gọn ở cuối bài: click vào [đây].

Phần mềm văn phòng

  • Bộ phần mềm LibreOffice: Chức năng hoàn toàn tương tự như bộ phần mềm MS Office, gọn nhẹ và chạy khá mượt, hỗ trợ tiếng Việt. Tuy nhiên nó không có giao diện dạng tab Ribbon như trong MS Office. Nó cũng không có chức năng mở nhiều tài liệu thành tab mà mỗi tài liệu là một cửa sổ riêng biệt.


  • Bộ phần mềm KingSoftOffice: Nếu bạn muốn một phần mềm khắc phục được 2 nhược điểm trên của LibreOffice, bạn có thể chọn KingSoftOffice (WPS-Office). Nó có giao diện dạng Ribbon giống MS Office, tích hợp chức năng mở tài liệu dạng tab. Nói chung nó bắt chước hết mức có thể phần mềm MS Office. Đây là một phần mềm của Trung Quốc.


  • TeXLive: gói lệnh dành cho biên dịch LATEX, có thể cài thông qua đĩa hoặc thông qua câu lệnh sau (dung lượng khoảng 2Gb, cài khá lâu). Bạn có thể xem thêm cách cài LaTeX hoàn chỉnh tại đây.
    sudo apt-get install texlive-full

  • TeXMaker: phần mềm soạn thảo LATEX tích hợp xem PDF ngay trong trình soạn thảo giúp chỉnh sửa nhanh. Syntax Highlight. Chức năng hay nhất của nó là người dùng có thể tự định nghĩa Completion theo ý mình. Đây là những từ gợi ý giúp đánh máy nhanh hơn. Nhược điểm của nó là khó khăng trong gõ tiếng Việt. Chỉ có thể dùng ibus-unikey để gõ tiếng Việt trong TeXMaker, tuy nhiên khi ấy chức năng gợi ý từ khóa sẽ bị mất tác dụng.


  • Gummi: phần mềm soạn thảo LATEX với chức năng update theo thời gian thực, tích hợp PDF ngay trong trình soạn thảo.

Phần mềm hệ thống và tiện ích

  • Unity Tweak Tool: phần mềm tùy chỉnh giao diện Unity với nhiều chức năng, bạn nhất thiết phải cài phần mềm này.


  • CompizConfig Settings Manager: phần mềm tùy chỉnh giao diện và thiết lập hệ thống.


  • Startup Disk Creator: tạo usb boot được, có chức năng tương tự như các phần mềm tạo hệ điều hành boot từ usb.


  • GParted Partition Editor: phần mềm quản lý và phân chia ổ cứng.


  • Guake Terminal: terminal đẹp và tiện dụng. Bạn có thể tùy chỉnh giao diện, gọi nó bất cứ khi nào với phím tắt F12.


  • Synaptic Pakage Manager: phần mềm quản lý các gói lệnh cài đặt trong Ubuntu.


  • Gdebi Package Installer: thay thế Ubuntu Software Center để cài đặt các phần mềm .deb. Sử dụng nó tiện lợi vì nếu dùng USC mở lên rất lâu.


  • ibus-bogo: phần mềm gõ tiếng Việt, đang được phát triển. Bạn cài thông qua câu lệnh sau:
    wget -O - http://bogoengine.github.com/debian/stable/installer.sh | sudo sh
    Nếu không thành công, bạn có thể cài thông qua file .deb

  • ibus-unikey: phần mềm gõ tiếng Việt, hiện đã hết được phát triển, tuy nhiên vẫn còn một số chức năng hữu ích mà ibus-bogo không có. Cài thông qua lệnh
    sudo apt-get install ibus-unikey

  • Wine: Bạn có thể chạy những ứng dụng trong Windows (.exe) trên Linux nhờ vào phần mềm này.


  • CrossOver: tương tự như Wine nhưng đây là một phần mềm có phí. Cũng chính vì thế mà nó hoàn hảo hơn, chạy mượt hơn. Bạn có thể tải bản dùng thử trong vòng 15 ngày.


Phần mềm internet

  • Pidgin: phần mềm trò chuyện, tích hợp Yahoo, Google Talk, Skype và Facebook chat (cùng một sô dịch vụ ít phổ biến khác). Cái hay của nó so với Empathy là có nhiều tiện ích cho mình lựa chọn. Blog sẽ có một bài chi tiết về nó sau.


  • ThundarBird Mail: phần mềm quản lý email. Tuy không thật sự xuất sắc nhưng nó là lựa chọn hàng đầu cho người dùng Linux. Bạn có thể cài thêm hai tiện ích hiển thị dạng conversation và dịch thuật trực tiếp cho nó, blog sẽ có một bài viết riêng về điều này. Ngoài ra, bạn còn có một lựa chọn khác đó là Geary Mail, giao diện đẹp và trực quan hơn, chỉ có một khuyết điểm là khả năng xem offline hơi kém.


  • FileZilla: phần mềm kết nối giao thức FTP. Thật ra, người dùng Ubuntu có thể dùng trực tiếp Nautilus-Files (phần mềm quản lý tập tin mặc định của Ubuntu) vẫn có thể kết nối được, thậm chí còn hay và tiện dụng hơn cả FileZilla.


  • uGet: Phần mềm download giống Internet Download Manager dành cho Ubuntu. Tuy nhiên nó cần một addon phụ trợ trong Firefox là FlashGot. Blog sẽ có một bài viét chi tiết hơn về cái này sau.


  • Flash Video Downloader: thật ra đây là một addon dành cho Firefox, có chức năng download video/nhạc tương tự như IDM (hiển thị nút cho mình nhấn vào). Sau khi nhấn vào, nó bắt link và dùng trình download mặc định của Firefox để down.

Game

Thật ra game trên Linux không nhiều lắm nếu muốn xét tới các game có đồ họa đẹp. Ở đây mình chỉ nói sơ vài game mà mình biết để bạn tham khảo:
  • Steam: nếu có cái này, bạn có thể chơi những game bom tấn với đồ họa cực đẹp. Tuy nhiên bạn chỉ có thể chơi được những game miễn phí mà thôi.


  • 0 A.D. : game chiến thuật rất hay, gần giống Cossacks khi xưa. Đồ họa 3D.


  • Chess, Soduku, Mine (đặt mìn),... và một số game cơ bản khác, đồ họa cũng khá đẹp.

Phần mềm giáo dục

  • GoldenDict: phần mềm từ điển đa năng dành cho Ubuntu nói riêng và Linux nói chung. Ưu điểm vượt trội là khả năng sử dụng bộ từ điển của Babylon (.bgl) cũng như tích hợp phím tắt dịch thuật rất nhanh. Bạn có thể đọc chi tiết về phần mềm này cũng như cách cài đặt tại đây.


  • Verbiste: phần mềm này rất cần thiết cho bạn nào học tiếng Pháp. Nó có chức năng chia động từ trong tiếng Pháp.


  • Scilab: nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm tương tự như Matlab hay Mapple trong Ubuntu thì đây là lựa chọn hàng đầu vì nó hoàn toàn miễn phí.


  • Matlab for Linux: chắc không cần phải giới thiệu nhiều về phần mềm này, nó rất cần thiết cho dân Toán và lập trình tính toán. Bạn có thể tham khảo cách cài Matlab trong Ubuntu/Linux ở đây.


  • Mendeley: phần mềm quản lý tài liệu và trích dẫn, có thể xuất ra BibTeX rất dễ dàng. Rất tiện dụng cho bạn nào làm trong lĩnh vực khoa học. Nó tích hợp đồng bộ online, xem trực tiếp file văn bản theo dạng tab.



  • Paraview: phần mềm mô phỏng số dành cho dân toán và lập trình.
    sudo apt-get install paraview
  • Geany: trình soạn thảo văn bản, script và KDE dành cho dân lập trình. Tích hợp Syntax Highlight, gợi ý từ. Xem theo dạng tab. Bạn có thể dùng nó như là một sự thay thế hoàn hảo cho Notepadd++ trong Ubuntu.

Phần mềm thiết kế

  • Inkscape: phần mềm giúp bạn vẽ vector, có thể nó là sự thay thế tuyệt vời cho Adobe Illustrator trong Windows và iOS.


  • GIMP: phần mềm chỉnh sửa ảnh nổi tiếng, sự thay thế hoàn hảo cho Adobe Photoshop.


  • Mirage: phần mềm xem và quản lý ảnh với một vài tùy chọn chỉnh sửa nhanh và cơ bản. Blog khuyên bạn nên để phần mềm này làm trình xem ảnh mặc định.


  • Pinta: một trình chỉnh sửa ảnh khác so với GIMP.


  • LaTeXDraw: trình vẽ hình và xuất ra code .tex dành cho dân chuyên LaTeX.



  • Dia: trình thay thế hoàn hảo cho MS Office Visio. Dùng để vẽ các loại sơ đồ.


  • Blender: trình thay thế 3DSMax, Mayer cho Linux.


Phần mềm đa phương tiện

  • VLC Media Player: phần mềm xem video đa năng, có thể stream video cho những máy khác.


  • Banshee: trình nghe nhạc mạnh mẽ dành cho Ubuntu. Mình thấy nó xứng đáng là trình nghe nhạc mặc định.

DANH SÁCH RÚT GỌN

  1. Phần mềm văn phòng
    • LibreOffice, 
    • KingSoftOffice (WPS Office),  
    • TeXLive, 
    • TeXMaker, 
    • Gummi.
  2. Phần mềm hệ thống và tiện ích
    • Unity Tweak Tool, 
    • CompizConfig Settings Manager, 
    • Startup Disk Creator, 
    • Gparted Partition Editor, 
    • Guake Terminal, 
    • Synaptic Package Manger, 
    • Gdebi Package Installer, 
    • ibus-bogo, 
    • ibus-unikey.
  3. Phần mềm internet
    • Pidgin, Thunderbird, 
    • FileZilla, 
    • uGet, 
    • Flash Video Manager,
  4. Phần mềm giáo dục: 
    • GoldenDict, 
    • Verbiste, 
    • Scilab, 
    • Mendeley, 
    • Paraview, 
    • Gnuplot, 
    • Matlab
  5. Phần mềm thiết kế
    • Inkscape
    • Blender
    • GIMP
    • Pinta
    • LaTeX Draw
    • Dia
    • Mitage
  6. Game
    • Steam
    • 0 A.D.
    • Chess, Sodoku, Solitaire
  7. Phần mềm đa phương tiện
    • VLC Media Player
    • Banshee
Từ khoá tiếng Anh để tìm kiếm bài này : You should install these apps on your Ubuntu, ELementary OS, Linux. The most important applications for Ubuntu, eOS, Linux. The most useful apps for Ubuntu, Linux, ElementaryOS.

0 nhận xét: