|
Một bài viết đánh giá khá đầy đủ về hai đối thủ chính trong trận
chiến hệ điều hành "nóng bỏng": Microsoft Windows và Linux. Còn quá sớm
để nói câu kết luận, và có thể chẳng bao giờ rút ra được chân lý bởi
điều đó phụ thuộc vào yêu cầu, lĩnh vực sử dụng, và hơn nữa còn vào quan
điểm và... cả cảm tính.
Lời
BBT. Đối với người dùng thông thường, họ chẳng cần quan tâm đến câu
chuyện bàn ở đây: Windows, Linux, Unix, hay Mac OS... Không quan trọng,
miễn bật máy tính lên là có thể làm việc được, càng đơn giản càng tốt.
Tuy nhiên, đằng sau tấm bình phong yên lặng đó là những trận chiến nóng
bỏng giữa các hệ điều hành mà Windows của Microsoft đang giữ thế thượng
phong. Linux, HĐH mới - đối thủ chính của Windows, đang nổi và tập hợp
quanh đó là những người cổ vũ. Bài viết này là một đánh giá khá đầy đủ
về hai HĐH và thể hiện phần nào quan điểm của người viết. Còn quá sớm để
nói câu kết luận, và hơn nữa có thể chẳng bao giờ rút ra được chân lý
bởi điều đó phụ thuộc vào yêu cầu, lĩnh vực sử dụng, và hơn nữa còn vào
quan điểm và... cả cảm tình của người nhận xét.
ĐÔI NÉT VỀ CÁC HÊ ĐIỀU HÀNH
Kể từ khi xuất hiện máy tính, hệ điều hành (HĐH) đã được biết đến là một thành phần thiết yếu. Đã có rất nhiều HĐH xuất hiện, phát triển và... biến mất, rồi các HĐH mới lại ra đời trên cơ sở kế thừa những HĐH trước. Ngày nay, người ta nói nhiều đến các HĐH Windows, Linux, Unix, FreeBSD, Sun Solaris, Mac OS, BeOS... nhưng vốn trước đó đã có các HĐH cổ hơn như CP/M dành cho các máy 9 bit, OS/2 của IBM, System 7 của Macintosh... Unix vốn một thời thống trị ngành công nghiệp máy tính đã bị Windows chiếm mất một phần lớn thị phần kể từ năm 1991. Tuy nhiên Unix đã đặt nền tảng phát triển cho nhiều HĐH khác như FreeBSD, Linux, Sun Solaris... FreeBSD có lãnh địa riêng của mình, đó là tính toán, nghiên cứu khoa học. Sun Solaris có thị phần ứng dụng phân tán, cơ sở dữ liệu và dịch vụ web chịu tải lớn. Linux không giống những HĐH kia, nó có thể dùng cho các hệ thống server từ cỡ lớn, vừa và nhỏ cho đến các hệ thống cực nhỏ.
Hệ điều hành Windows NT/2000
Windows NT là HĐH cao cấp của Microsoft, cung cấp môi trường hoàn toàn 32-bit trên các hệ thống đơn hay đa xử lý. Hệ thống này được quảng cáo là hỗ trợ mạng tối ưu để thi hành các ứng dụng nền (back-end) cho rất nhiều máy khách (client). Đồng thời HĐH Windows NT được thiết kế đặc biệt để phục vụ nhu cầu của người sử dụng mạng và cho hiệu năng làm việc cùng với độ an toàn cao. Windows 2000 (còn được gọi là Windows NT 5.0), XP và 2003 cũng đều dựa trên nền công nghệ Windows NT.
Đặc điểm quan trọng của Windows NT (theo www.microsoft.com): kiến trúc 32-bit; hỗ trợ nhiều bộ xử lý (4 và có khả năng nâng cấp lên 32); đa xử lý và đa luồng (multithreading).
Hệ điều hành Linux
Linux đã là HĐH đa nhiệm, hỗ trợ 32 bit chạy được trên nhiều nền tảng phần cứng. HĐH này miễn phí và cho phép sao chép mã nguồn. Nhân Linux phiên bản 2.0 hỗ trợ nhiều nền tảng hệ thống, nhân 64-bit hỗ trợ SMP (symmetrical multiprocessing - đa xử lý đối xứng). Linux phù hợp với những tiêu chuẩn X/Open và POSIX cho HĐH tương tự Unix, chạy được những chương trình dùng cho SCO và hệ thống Unix SVR4.
Cuộc cạnh tranh chỉ mới bắt đầu
Linux đã không còn là bài thực hành của cậu sinh viên năm thứ hai, nó đã được thương mại hóa và trở thành hiện tượng trong lĩnh vực CNTT. Đặc biệt đối với Microsoft điều này còn ý nghĩa hơn vì đó là mối 'nguy cơ', và lại là 'nguy cơ lớn nhất', theo lời của giám đốc điều hành Steve Balmer.
Linux đang dần chiếm lĩnh những lãnh địa mà Microsoft vốn là lựa chọn thứ nhất và duy nhất. Tuy nhiên, với phần lớn người dùng đã quen với Windows thì Linux vẫn còn khá xa lạ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên thị trường máy chủ toàn cầu vào năm 1999 Linux mới chỉ chiếm 15%, trên máy PC tương ứng là 4% (theo IDG) nhưng các chuyên gia dự báo đã bày tỏ lạc quan về sự tăng trưởng ngày càng mạnh của nó. Microsoft cũng nhận thức được tất cả và đang cố gắng để đưa ra những chính sách thích hợp. Một cuộc cạnh tranh phức tạp đang bắt đầu.
Sau đây là so sánh Linux và Window trên các khía cạnh và lĩnh vực khác nhau như kĩ thuật, kinh tế, ứng dụng, văn hóa và hỗ trợ người dùng.
CÁC KHÍA CẠNH KỸ THUẬT
1. Cài đặt và khởi động
Các chi tiết về cài đặt vào một máy tính mới hoặc đã có sẵn HĐH được tổng kết trong bảng 1.
ĐÔI NÉT VỀ CÁC HÊ ĐIỀU HÀNH
Kể từ khi xuất hiện máy tính, hệ điều hành (HĐH) đã được biết đến là một thành phần thiết yếu. Đã có rất nhiều HĐH xuất hiện, phát triển và... biến mất, rồi các HĐH mới lại ra đời trên cơ sở kế thừa những HĐH trước. Ngày nay, người ta nói nhiều đến các HĐH Windows, Linux, Unix, FreeBSD, Sun Solaris, Mac OS, BeOS... nhưng vốn trước đó đã có các HĐH cổ hơn như CP/M dành cho các máy 9 bit, OS/2 của IBM, System 7 của Macintosh... Unix vốn một thời thống trị ngành công nghiệp máy tính đã bị Windows chiếm mất một phần lớn thị phần kể từ năm 1991. Tuy nhiên Unix đã đặt nền tảng phát triển cho nhiều HĐH khác như FreeBSD, Linux, Sun Solaris... FreeBSD có lãnh địa riêng của mình, đó là tính toán, nghiên cứu khoa học. Sun Solaris có thị phần ứng dụng phân tán, cơ sở dữ liệu và dịch vụ web chịu tải lớn. Linux không giống những HĐH kia, nó có thể dùng cho các hệ thống server từ cỡ lớn, vừa và nhỏ cho đến các hệ thống cực nhỏ.
Hệ điều hành Windows NT/2000
Windows NT là HĐH cao cấp của Microsoft, cung cấp môi trường hoàn toàn 32-bit trên các hệ thống đơn hay đa xử lý. Hệ thống này được quảng cáo là hỗ trợ mạng tối ưu để thi hành các ứng dụng nền (back-end) cho rất nhiều máy khách (client). Đồng thời HĐH Windows NT được thiết kế đặc biệt để phục vụ nhu cầu của người sử dụng mạng và cho hiệu năng làm việc cùng với độ an toàn cao. Windows 2000 (còn được gọi là Windows NT 5.0), XP và 2003 cũng đều dựa trên nền công nghệ Windows NT.
Đặc điểm quan trọng của Windows NT (theo www.microsoft.com): kiến trúc 32-bit; hỗ trợ nhiều bộ xử lý (4 và có khả năng nâng cấp lên 32); đa xử lý và đa luồng (multithreading).
Hệ điều hành Linux
Linux đã là HĐH đa nhiệm, hỗ trợ 32 bit chạy được trên nhiều nền tảng phần cứng. HĐH này miễn phí và cho phép sao chép mã nguồn. Nhân Linux phiên bản 2.0 hỗ trợ nhiều nền tảng hệ thống, nhân 64-bit hỗ trợ SMP (symmetrical multiprocessing - đa xử lý đối xứng). Linux phù hợp với những tiêu chuẩn X/Open và POSIX cho HĐH tương tự Unix, chạy được những chương trình dùng cho SCO và hệ thống Unix SVR4.
Cuộc cạnh tranh chỉ mới bắt đầu
Linux đã không còn là bài thực hành của cậu sinh viên năm thứ hai, nó đã được thương mại hóa và trở thành hiện tượng trong lĩnh vực CNTT. Đặc biệt đối với Microsoft điều này còn ý nghĩa hơn vì đó là mối 'nguy cơ', và lại là 'nguy cơ lớn nhất', theo lời của giám đốc điều hành Steve Balmer.
Linux đang dần chiếm lĩnh những lãnh địa mà Microsoft vốn là lựa chọn thứ nhất và duy nhất. Tuy nhiên, với phần lớn người dùng đã quen với Windows thì Linux vẫn còn khá xa lạ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên thị trường máy chủ toàn cầu vào năm 1999 Linux mới chỉ chiếm 15%, trên máy PC tương ứng là 4% (theo IDG) nhưng các chuyên gia dự báo đã bày tỏ lạc quan về sự tăng trưởng ngày càng mạnh của nó. Microsoft cũng nhận thức được tất cả và đang cố gắng để đưa ra những chính sách thích hợp. Một cuộc cạnh tranh phức tạp đang bắt đầu.
Sau đây là so sánh Linux và Window trên các khía cạnh và lĩnh vực khác nhau như kĩ thuật, kinh tế, ứng dụng, văn hóa và hỗ trợ người dùng.
CÁC KHÍA CẠNH KỸ THUẬT
1. Cài đặt và khởi động
Các chi tiết về cài đặt vào một máy tính mới hoặc đã có sẵn HĐH được tổng kết trong bảng 1.
BẢNG 1: CÀI ĐẶT VÀ KHỞI ĐỘNG
|
|||||
Linux
|
Windows NT/2000
|
||||
ưu điểm
|
|||||
Cài đặt lên
nhiều thư mục và phân vùng khác nhau. Ví dụ: /root được cài lên một
phân vùng nhỏ, một phân vùng khác dùng để lưu các file trao đổi động,
phần còn lại cài lên một phân vùng lớn. Các phân vùng có thể thiết lập
trên mạng.
|
Giao diện cài đặt thân thiện, chuyên nghiệp.
|
||||
Các lựa
chọn trong cài đặt rất phong phú và thích hợp với cả những người dùng
mới hoặc cao cấp. Có thể loại bỏ hoặc thêm bất kỳ một thành phần nào. Do
vậy việc cài đặt có thể nhanh hoặc chậm.
|
Quá trình cài khá nhanh.
|
||||
Có thể tạo
ra chế độ khởi động với nhiều HĐH khác nhau. Điều này giúp cho người
dùng có thể cài cả Linux và Windows lên cùng một ổ đĩa cứng vật lý.
|
Cấu hình đã được lựa chọn trước bởi Microsoft cho nên người dùng không cần quan tâm nhiều về quá trình cài.
|
||||
Có thể cài
một hệ thống máy tính mà các thành phần chính dùng chung, giúp cho việc
nâng cấp dễ dàng, chỉ cần nâng cấp ở một máy là coi như đã nâng cấp toàn
bộ mạng (nhờ chức năng ánh xạ qua hệ thống file mạng).
|
Hình ảnh, âm thanh trong quá trình cài đặt và khởi động lần đầu tiên khá ấn tượng.
|
||||
Cài đặt được từ xa.
|
Trợ giúp trong cài đặt khá tốt.
|
||||
Quá trình khởi động:
Chương trình mồi của BIOS tìm đến boot sector của master boot record sau đó nạp đoạn chương trình chứa trong đó lên bộ nhớ (LILO hoặc GRUB, lấy thí dụ là LILO). Đoạn chương trình này sẽ nạp file /etc/lib/lilo.conf, và biết là cần phải nạp nhân từ đâu. Sau đó khởi động một chương trình gọi là init. Chương trình này đến lượt mình lại đọc file /etc/inittab và chạy theo cấu hình đã thiết lập trong file. Quá trình hoàn tất người dùng mới có thể đăng nhập vào hệ thống. |
Quá trình khởi động:
Chương trình mồi của BIOS tìm đến boot sector của master boot record sau đó nạp đoạn chương trình chứa trong đó lên bộ nhớ. Tiếp theo NTLDR sẽ đọc và chạy theo cấu hình trong file Boot.ini. NTDETECT kiểm tra và phát hiện phần cứng. NTLDR nạp NTOSKRNL.EXE, tức là nhân của HĐH, và HAL.DLL - lớp trừu tượng hóa phần cứng (Hardware Abstarction Layer). Sau đó chương trình quản lý dịch vụ SMSS.EXE được nạp, nó sẽ biết cần nạp vào bộ nhớ những dịch vụ gì. SCREG và LSASS (Local Security Authority) được nạp cùng với Winlogon. Quá trình đăng nhập hoàn tất, Windows đã sẵn sàng. |
||||
Hạn chế
|
|||||
Đối với những người mới bắt đầu, việc cài Linux có thể làm hỏng hệ thống cũ.
|
Phải khởi động lại một số lần mới xong một quá trình cài.
|
||||
Hình ảnh trong khi cài khá đơn điệu, và mất nhiều thời gian để cài một bản đầy đủ (full).
|
Có rất ít tùy chọn cho người dùng. Việc bỏ một thành phần không cần thiết hoặc không mong muốn là điều khó khăn.
|
||||
Người dùng không có quyền lựa chọn để cho phép tồn tại một sản phẩm HĐH của hãng khác ngoài Windows.
|
|||||
Không có các chức năng cài từ xa, cài dùng chung, cài lên nhiều phân vùng như Linux.
|
2. Yêu cầu phần cứng
BẢNG 2: YÊU CẦU PHẦN CỨNG
|
||||||
Linux
|
Windows NT/2000
|
|||||
Đòi hỏi cấu hình thấp
|
Đòi hỏi cấu hình khá cao
|
|||||
Hỗ trợ một dải rất rộng các nền tảng phần cứng
|
Linux
chạy trên nhiều nền tảng phần cứng khác nhau, nói chung là HĐH này tỏ ra
rất dễ tính. Nó chấp nhận chạy trên cả những máy 386, 486. Windows thì
không thế, Windows NT 4.0 đòi hỏi cấu hình khá cao. Trong khi Linux
(phiên bản 1.x) chỉ đòi hỏi 2MB RAM (text mode) và 6MB (graphic mode)
thì Windows NT cần tới 12 MB; Linux chỉ cần 15MB ổ cứng thì Windows NT
cần tới 70MB. (Windows XP đòi hỏi tối thiểu 64MB RAM, Windows 2003 yêu
cầu tới 128MB). Điều đáng ngạc nhiên là ngoài việc chạy trên những cấu
hình siêu lớn và siêu mạnh như vậy, Linux còn có thể chạy tốt trên những
bộ xử lý nhỏ tích hợp trong các thiết bị điện tử dân dụng như điện
thoại di động.
Hiện nay, để kéo dài tuổi thọ của một số máy tính cũ, người ta chuyển từ dùng Windows sang dùng Linux. (Bảng 2)
3. Trình điều khiển thiết bị
Chính tính chất mã nguồn mở của Linux làm các nhà cung cấp thiết bị phần cứng nghi ngại. Vì họ không thể cung cấp trình điều khiển ở dạng mã hóa mà phải cung cấp cả mã nguồn. Điều này thực sự không thú vị cho lắm vì nó ảnh hưởng đến những bí mật công nghệ then chốt. Do đó một số trình điều khiển mới không có ở trong Linux. Nhưng bù lại, tất cả những thiết bị cũ khi cắm vào hệ thống Linux đều chạy trơn tru, như card ISA, ổ đĩa 51/2 inches, chip 80386 SX/DX... Ngày càng có nhiều công ty chú ý đến việc viết trình điều khiển cho Linux.
Có một số thiết bị như modem trong, bản thân chúng không có bộ xử lý riêng nhằm để hạ giá thành, thay vào đó sử dụng bộ vi xử lý của máy tính để làm việc nếu cần. Những modem còn gọi là winmodem vì chúng có chức năng gọi lệnh ở mức thấp của Windows, do vậy chúng không thể hoạt động với Linux.
Microsoft có mối quan hệ cực kỳ tốt đẹp với những nhà cung cấp phần cứng, các thiết bị mới nhất luôn đi kèm với trình điều khiển viết cho Windows. Tuy thỉnh thoảng có xung đột hệ thống khi sử dụng các thiết bị khác nhau trên nhiều phiên bản Windows nhưng hơn hết các thiết bị khi cắm vào đều có khả năng chạy được nhờ các trình điều khiển phong phú. (bảng 3)
Hiện nay, để kéo dài tuổi thọ của một số máy tính cũ, người ta chuyển từ dùng Windows sang dùng Linux. (Bảng 2)
3. Trình điều khiển thiết bị
Chính tính chất mã nguồn mở của Linux làm các nhà cung cấp thiết bị phần cứng nghi ngại. Vì họ không thể cung cấp trình điều khiển ở dạng mã hóa mà phải cung cấp cả mã nguồn. Điều này thực sự không thú vị cho lắm vì nó ảnh hưởng đến những bí mật công nghệ then chốt. Do đó một số trình điều khiển mới không có ở trong Linux. Nhưng bù lại, tất cả những thiết bị cũ khi cắm vào hệ thống Linux đều chạy trơn tru, như card ISA, ổ đĩa 51/2 inches, chip 80386 SX/DX... Ngày càng có nhiều công ty chú ý đến việc viết trình điều khiển cho Linux.
Có một số thiết bị như modem trong, bản thân chúng không có bộ xử lý riêng nhằm để hạ giá thành, thay vào đó sử dụng bộ vi xử lý của máy tính để làm việc nếu cần. Những modem còn gọi là winmodem vì chúng có chức năng gọi lệnh ở mức thấp của Windows, do vậy chúng không thể hoạt động với Linux.
Microsoft có mối quan hệ cực kỳ tốt đẹp với những nhà cung cấp phần cứng, các thiết bị mới nhất luôn đi kèm với trình điều khiển viết cho Windows. Tuy thỉnh thoảng có xung đột hệ thống khi sử dụng các thiết bị khác nhau trên nhiều phiên bản Windows nhưng hơn hết các thiết bị khi cắm vào đều có khả năng chạy được nhờ các trình điều khiển phong phú. (bảng 3)
BẢNG 3: TRÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ
|
|||||
Linux
|
Windows NT/2000
|
||||
ưu điểm
|
|||||
Trình điều khiển không có cho một số thiết bị mới, hoặc có nhưng muộn hơn Windows.
|
|
|
Hầu hết các loại thiết bị mới đều chạy được.
|
||
Có những thiết bị đặc biệt không thể hoạt động với Linux.
|
|
|
Quá trình cài đặt đơn giản, nhanh chóng.
|
||
Những thiết bị đã cũ vẫn hoạt động tốt trên Linux.
|
|
|
Không hỗ trợ một số thiết bị cũ.
|
||
Chưa hỗ trợ hoàn toàn các thiết bị USB
|
|
|
Các nhà cung cấp phần cứng viết các bản nâng cấp rất thường xuyên.
|
4. Nhân và môi trường
BẢNG 4: NHÂN VÀ MÔI TRƯỜNG
|
||||||
Linux
|
Windows NT/2000
|
|||||
ưu điểm
|
||||||
Thay đổi tham số để khởi động dễ dàng.
|
Cài đặt thiết bị dễ dàng, nhanh chóng.
|
|||||
Chỉ phải khởi động lại khi nâng cấp phần cứng.
|
Tốc độ xử lý nhanh và tối ưu.
|
|||||
Có thể gắn vào hệ thống, hoặc ánh xạ bao nhiêu ổ đĩa tùy thích
|
Có thể chỉnh cấu hình và tham số thông qua registry, hoặc chỉnh trực tiếp vào các file .INI.
|
|||||
Khi cài đặt, gỡ bỏ phần mềm ít khi phải khởi động lại
|
Không cần hiểu biết nhiều để có thể chỉnh được cấu hình khởi động như ý muốn
|
|||||
Người quản trị hệ thống có quyền điều chỉnh bất kỳ thứ gì. Kể cả chính nhân của HĐH.
|
|
|||||
Nhân của HĐH chạy được trên rất nhiều nền tảng phần cứng
|
||||||
Quản lý bộ nhớ rất chặt chẽ
|
||||||
Có thể chọn nhiều cấp độ làm việc
|
||||||
Hạn chế
|
||||||
Việc cài đặt các thiết bị mới khá khó khăn và mất thời gian.
|
Chỉ cho phép các ổ đĩa từ A-Z
|
|||||
Đối với những người mới bắt đầu hoặc người dùng trung bình, việc điều chỉnh cấu hình nhân là một điều không được khuyến khích.
|
Khi cài đặt, gỡ bỏ phần mềm hoặc điều chỉnh cấu hình người dùng thường phải khởi động lại
|
|||||
Có quá ít tham số khi khởi động nhân
|
||||||
Quản lý bộ nhớ kém, thường hay có lỗi bộ nhớ và một số chương trình, ví dụ như tắt đột ngột IE.
|
5. Giao diện đồ họa (GUI)
Microsoft đã làm nên một cuộc cách mạng thực sự với các sản phẩm Windows 9x và Windows XP.
Linux cung cấp cho người dùng giao diện đồ họa (GUI - Graphical User Interface) lẫn chế độ dòng lệnh (command line). Có tới 2 giao diện đồ họa, mỗi giao diện đồ họa lại có thể lựa chọn nhiều kiểu thể hiện khác nhau, đặc biệt là KDE. Tuy nhiên đây cũng là một điểm bất lợi cho chính bản thân HĐH bởi vì công việc phát triển bị phân tán, mất tập trung, khách hàng rơi vào trạng thái chờ đợi, do dự. Đã có nhiều cuộc hội thảo tranh cãi về việc KDE hay là GNOME sẽ là giao diện đồ họa chính nhưng cho đến tận phiên bản 9.0 vừa mới phát hành của Redhat điều này vẫn còn chưa ngã ngũ.
Theo tạp chí Windows and .NET, giao diện đồ họa GUI đối với Linux là tùy chọn, còn với Windows thì đó là một phần thiết yếu. Server hiệu quả, ổn định, tin cậy hơn nhiều nếu như chạy Linux mà không vào chế độ đồ họa - một điều mà Windows server không thể làm được. Chính bản chất độc lập, tách rời của Linux khiến cho việc điều khiển từ xa và quản trị từ xa một hệ thống Linux dễ dàng hơn và tự nhiên hơn so với Windows. (bảng 5)
Microsoft đã làm nên một cuộc cách mạng thực sự với các sản phẩm Windows 9x và Windows XP.
Linux cung cấp cho người dùng giao diện đồ họa (GUI - Graphical User Interface) lẫn chế độ dòng lệnh (command line). Có tới 2 giao diện đồ họa, mỗi giao diện đồ họa lại có thể lựa chọn nhiều kiểu thể hiện khác nhau, đặc biệt là KDE. Tuy nhiên đây cũng là một điểm bất lợi cho chính bản thân HĐH bởi vì công việc phát triển bị phân tán, mất tập trung, khách hàng rơi vào trạng thái chờ đợi, do dự. Đã có nhiều cuộc hội thảo tranh cãi về việc KDE hay là GNOME sẽ là giao diện đồ họa chính nhưng cho đến tận phiên bản 9.0 vừa mới phát hành của Redhat điều này vẫn còn chưa ngã ngũ.
Theo tạp chí Windows and .NET, giao diện đồ họa GUI đối với Linux là tùy chọn, còn với Windows thì đó là một phần thiết yếu. Server hiệu quả, ổn định, tin cậy hơn nhiều nếu như chạy Linux mà không vào chế độ đồ họa - một điều mà Windows server không thể làm được. Chính bản chất độc lập, tách rời của Linux khiến cho việc điều khiển từ xa và quản trị từ xa một hệ thống Linux dễ dàng hơn và tự nhiên hơn so với Windows. (bảng 5)
BẢNG 5: GIAO DIÊN ĐỒ HỌA GUI
|
|||||
Linux
|
Windows NT/2000
|
||||
ưu điểm
|
|||||
X-Windows là một chuẩn mở
|
GUI của Windows là một chuẩn đóng.
|
||||
Chạy chương trình ở máy A, nhưng giao diện thì ở màn hình của máy B. Đây không phải là mô hình Client-Server
|
Có nhiều giao diện đẹp và bắt mắt.
|
||||
Có thể từ máy B chạy chương trình ở máy A, nhưng giao diện thì lại ở máy C.
|
Xử lý đồ họa nhanh nhờ DirectX. Các trò chơi đồ họa cũng chạy tốt hơn trên Windows.
|
||||
Có thể tắt giao diện GUI
|
Giao diện thiết kế rất tốt, chuyên nghiệp, tiện dụng, thân thiện.
|
||||
Có chế độ màn hình ảo
|
|||||
Có thể chọn lựa nhiều kiểu theme khác nhau.
|
|||||
Yêu cầu bộ nhớ trong và card màn hình không cao.
|
|||||
Hạn chế
|
|||||
Giao diện còn hơi thô, với chế độ phân giải thấp có hiện tượng bị mất hình.
|
Giao diện chỉ ở trên máy hiện tại.
|
||||
Xử lý đồ hoạ động chậm hơn Windows do sử dụng OpenGL.
|
Không thể tắt giao diện đồ họa được.
|
||||
Có tới 2 giao diện đồ họa, chưa có sự thống nhất trong cộng đồng Linux.
|
Chỉ có một Desktop duy nhất.
|
||||
Một số ứng dụng không có giao diện đồ họ
|
Yêu cầu bộ nhớ card màn hình cao hơn Linux.
|
6. Mã nguồn và lỗi
Điều tất yếu là một phần mềm khi sản xuất ra rồi sẽ có lỗi, có một nhà khoa học đã từng phát biểu rằng: 'Đừng bao giờ thất vọng, vì làm ra được phần mềm chỉ là 10% của công việc, 90% còn lại là tìm và sửa lỗi'. Linux nổi tiếng nhờ HĐH này ít lỗi hơn Windows rất nhiều.
Có lẽ phải xét một chút về phương thức phát triển phần mềm mới có thể nói tại sao Linux được đánh giá là ổn định hơn. Microsoft Windows được phát triển bởi những nhân viên lập trình ẩn danh, và những lỗi của họ được che khuất khỏi con mắt của thế giới bên ngoài vì mã nguồn của Windows không được công bố rộng rãi, họ cho rằng đó là bí mật thương mại. Ngược lại, Linux được hàng trăm lập trình viên cùng phát triển, họ công bố mã nguồn một cách rộng rãi, do đó bất kỳ ai quan tâm cũng có thể xem xét. (bảng 6).
Điều tất yếu là một phần mềm khi sản xuất ra rồi sẽ có lỗi, có một nhà khoa học đã từng phát biểu rằng: 'Đừng bao giờ thất vọng, vì làm ra được phần mềm chỉ là 10% của công việc, 90% còn lại là tìm và sửa lỗi'. Linux nổi tiếng nhờ HĐH này ít lỗi hơn Windows rất nhiều.
Có lẽ phải xét một chút về phương thức phát triển phần mềm mới có thể nói tại sao Linux được đánh giá là ổn định hơn. Microsoft Windows được phát triển bởi những nhân viên lập trình ẩn danh, và những lỗi của họ được che khuất khỏi con mắt của thế giới bên ngoài vì mã nguồn của Windows không được công bố rộng rãi, họ cho rằng đó là bí mật thương mại. Ngược lại, Linux được hàng trăm lập trình viên cùng phát triển, họ công bố mã nguồn một cách rộng rãi, do đó bất kỳ ai quan tâm cũng có thể xem xét. (bảng 6).
BẢNG 6: MÃ NGUỒN VÀ LỖI
|
|||||
Linux
|
Windows NT/2000
|
||||
Nếu tìm thấy lỗi ở trong Linux:
1. Tìm xem có bản sửa lỗi thì copy về 2. Đề nghị chữa lỗi với tác giả 3. Nếu hai cách trên không mang lại kết quả mong muốn: Tự sửa lấy! |
Nếu chương trình đột ngột hiện ra một bảng thông báo lỗi, chúng ta sẽ làm thế nào?
1. Tìm xem có bản sửa lỗi thì copy về 2. Có thể gửi thông tin cho Microsoft. 3. Không thể tự sửa lấy. |
||||
Các lỗi
thường được khắc phục rất nhanh vòng 1 tuần. Có khi chỉ vài giờ sau khi
được thông báo. Những người báo cáo sẽ nhận được email của chính tác
giả.
|
Các lỗi
thường được khắc phục rất lâu sau đó, và sẽ phải trả tiền. Trừ các lỗi
nghiêm trọng liên quan đến bảo mật thì mới được khắc phục nhanh và thông
báo trên trang chủ.
|
||||
Nếu ngay chính các chuyên gia cũng không phát hiện ra lỗi trong các chương trình nguồn thì người dùng có thể tin tưởng.
|
Microsoft
luôn cho rằng Windows của họ là hoàn hảo khi đưa ra thị trường. Nhưng
điều đó có lẽ không được tin tưởng lắm. Chỉ một năm sau khi Windows 2000
ra đời đã có 60.000 lỗi được phát hiện. Và người ta tính rằng cứ khoảng
100 dòng lệnh thì lại có một lỗi!
|
||||
Người dùng có thể đổi hãng cung cấp Linux nếu muốn.
|
Không thể đổi hãng cung cấp Windows! chỉ có Microsoft thôi.
|
||||
Các lỗ hổng bảo mật dễ dàng được phát hiện do mã nguồn được công bố.
|
Các lỗ hổng bảo mật thường được phát hiện sau khi đã có một vụ tấn công nào đó vào điểm yếu này.
|
||||
Trước khi cho ra bản chính, sẽ có hàng ngàn người tham gia cùng săm soi từng dòng lệnh của bản Beta.
|
Microsoft thông báo rằng họ có tỷ lệ người lập trình/ người kiểm tra là 1/1.
|
||||
Chưa bao giờ Linux trễ ngày phát hành đã được công bố.
|
Windows thường ra đời muộn hơn so với quảng cáo của Microsoft.
|
||||
Mọi người
có mã nguồn của nhân, có nhiều công cụ và tiện ích, có luôn cả rất nhiều
ứng dụng. Và tất cả những gì họ muốn biết về Linux.
|
Người dùng không thể biết được thực sự là cái gì đang diễn ra trong HĐH. Không biết một chút gì về mã nguồn của chúng.
|
||||
Không có gì là bí mật sau các hoạt động của chương trình, vì ai cũng có thể xem xét mã của chúng.
|
Đã có nhiều hoạt động không công khai và xâm phạm đến thông tin người sử dụng của Windows được phát hiện.
|
7. Virus
BẢNG 7: VIRUS
|
||||||
Linux
|
Windows NT/2000
|
|||||
Là HĐH được coi là miễn nhiễm virus.
|
Có vô số virus, worm, trojan được viết trong môi trường Windows.
|
|||||
Có một vài con sâu và trojan nhưng tác dụng gây hại không đáng kể.
|
Đã có nhiều minh chứng trị giá hàng tỷ đô la cho tác dụng gây hại của các virus trên Windows.
|
Theo
số liệu của các cơ quan quản lý Internet thì số vụ tấn công vào
Microsoft Windows là nhiều nhất (nguồn Internet Storm Center,
www.incidents.org).
So sánh về mặt này, Linux có lợi thế hơn rất nhiều vì nó được coi là HĐH miễn nhiễm virus. Tuy cũng có sâu (worm) và trojan nhưng số lượng không đáng kể so với Windows và tác dụng gây hại không lớn. (bảng 7).
8. Bảo mật
Tính chất nguồn mở của Linux cho phép bất cứ người nào có thể xem xét tính bảo mật của nó, sửa đổi theo ý của họ. Trên thực tế các đoạn code của Linux bị sửa đổi rất nhanh và nhiều bởi những lập trình viên còn non kinh nghiệm. Không có một tổ chức hay một quy tắc nào quy định về việc xem xét lại các đoạn mã đó. Những lập trình viên của HĐH dòng Unix không mấy hứng thú với vấn đề này. Tuy nhiên Linux có một hệ thống firewall và các công cụ phát hiện xâm nhập rất đáng nể phục.
Microsoft luôn luôn đảm bảo rằng sản phẩm của họ là an toàn, bảo mật cao. Tuy nhiên thực tế cho thấy điều đó không lấy gì làm đảm bảo. Các sản phẩm của họ cũng không cho phép những hội đồng thanh tra có thể xem xét. Vì Windows là một hệ điều hành mã nguồn đóng cho nên người dùng không có cách nào để sửa chữa hoặc dự báo được các lỗi. (bảng 8).
So sánh về mặt này, Linux có lợi thế hơn rất nhiều vì nó được coi là HĐH miễn nhiễm virus. Tuy cũng có sâu (worm) và trojan nhưng số lượng không đáng kể so với Windows và tác dụng gây hại không lớn. (bảng 7).
8. Bảo mật
Tính chất nguồn mở của Linux cho phép bất cứ người nào có thể xem xét tính bảo mật của nó, sửa đổi theo ý của họ. Trên thực tế các đoạn code của Linux bị sửa đổi rất nhanh và nhiều bởi những lập trình viên còn non kinh nghiệm. Không có một tổ chức hay một quy tắc nào quy định về việc xem xét lại các đoạn mã đó. Những lập trình viên của HĐH dòng Unix không mấy hứng thú với vấn đề này. Tuy nhiên Linux có một hệ thống firewall và các công cụ phát hiện xâm nhập rất đáng nể phục.
Microsoft luôn luôn đảm bảo rằng sản phẩm của họ là an toàn, bảo mật cao. Tuy nhiên thực tế cho thấy điều đó không lấy gì làm đảm bảo. Các sản phẩm của họ cũng không cho phép những hội đồng thanh tra có thể xem xét. Vì Windows là một hệ điều hành mã nguồn đóng cho nên người dùng không có cách nào để sửa chữa hoặc dự báo được các lỗi. (bảng 8).
BẢNG 8: BẢO MẬT
|
|||||
Linux
|
Windows NT/2000
|
||||
ưu điểm
|
|||||
Tính bảo mật cao của Linux đã được kiểm tra và xác nhận bởi hàng triệu người dùng và chuyên gia trên toàn thế giới.
|
Các tùy chọn bảo mật phong phú. Có đầy đủ các chương trình ghi nhận, thống kê các tác vụ bất hợp lệ.
|
||||
Có thể nói
ngay được một file cụ thể đã bị thay đổi như thế nào nhờ việc ghi nhật
ký. Hơn nữa việc phân quyền chặt chẽ khiến cho việc xóa, ghi mà không
được phép trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với Windows.
|
Microsoft đã bán được khá nhiều phần mềm firewall.
|
||||
Firewall là một thành phần của hệ thống. Firewall của Linux nổi tiếng là đáng tin cậy.
|
|||||
Hạn chế
|
|||||
Quyền truy cập file hiện còn đơn giản:
READ - WRITE - EXECUTE dành cho USER - GROUP - OTHER |
Bảo mật vẫn
là vấn đề mà chính Microsoft thừa nhận là khó khăn nhất. Có rất nhiều
lỗi được báo cáo và công bố. Các lỗi này gây ra thiệt hại lớn về kinh tế
cho bản thân Microsoft và các công ty khách hàng.
|
||||
Chưa có các chương trình thống kê, ghi nhận và phát hiện các tác vụ không hợp lệ một cách chuyên nghiệp.
|
9. Độ tin cậy
Linux nổi tiếng là một HĐH tin cậy. Các server có thể hoạt động hàng năm trời mà không vấp phải một vấn đề gì. Tuy nhiên nếu dùng để thực hiện các giao dịch thì độ tin cậy chưa cao vì mặc định là giao thức đĩa không đồng bộ (non-synchronous disk I/O). Khi chẳng may hệ thống bị ngắt đột ngột thì dữ liệu có thể bị mất mát. Tuy nhiên nhìn chung Linux hoàn toàn có thể tin cậy được.
Người dùng Windows chắc hẳn ai cũng đã từng gặp 'Blue Screen of Death' - màn hình xanh chết chóc. Độ tin cậy tồi là một hạn chế rất lớn của HĐH này. Windows sử dụng rất nhiều tài nguyên hệ thống cho nên các server sử dụng HĐH này khó có thể chạy liên tục trong vòng vài tháng mà không gặp vấn đề gì, như lỗi bộ nhớ hoặc phân mảnh đĩa.
10. Hiệu suất
Linux hoạt động tốt với hầu hết các ứng dụng, tuy nhiên không được tối ưu lắm với việc tải dữ liệu lớn trên mạng. So với FreeBSD thì hiệu suất mạng của Linux chỉ khoảng 20 - 30% trên cùng một phần cứng (nghiên cứu của Gartner). Phiên bản 2.4 của nhân HĐH này đã hỗ trợ một hệ thống bộ nhớ ảo mới có cùng nguyên tắc như của FreeBSD. Cả hai HĐH này cùng là mã nguồn mở cho nên hiệu suất của chúng đã và đang được cải thiện một cách đáng kể và ngày càng nhanh chóng.
Windows là một HĐH khá tốt trong các ứng dụng của máy tính để bàn, tuy nhiên với các mạng lớn thì nó không làm việc được. Sử dụng Windows NT, thỉnh thoảng người sử dụng sẽ gặp báo lỗi mà không biết nguyên nhân.
► Linux và Windows NT: Đánh giá toàn diện (phần 2)
Nguyễn Xuân TàiCencious@yahoo.com
Linux nổi tiếng là một HĐH tin cậy. Các server có thể hoạt động hàng năm trời mà không vấp phải một vấn đề gì. Tuy nhiên nếu dùng để thực hiện các giao dịch thì độ tin cậy chưa cao vì mặc định là giao thức đĩa không đồng bộ (non-synchronous disk I/O). Khi chẳng may hệ thống bị ngắt đột ngột thì dữ liệu có thể bị mất mát. Tuy nhiên nhìn chung Linux hoàn toàn có thể tin cậy được.
Người dùng Windows chắc hẳn ai cũng đã từng gặp 'Blue Screen of Death' - màn hình xanh chết chóc. Độ tin cậy tồi là một hạn chế rất lớn của HĐH này. Windows sử dụng rất nhiều tài nguyên hệ thống cho nên các server sử dụng HĐH này khó có thể chạy liên tục trong vòng vài tháng mà không gặp vấn đề gì, như lỗi bộ nhớ hoặc phân mảnh đĩa.
10. Hiệu suất
Linux hoạt động tốt với hầu hết các ứng dụng, tuy nhiên không được tối ưu lắm với việc tải dữ liệu lớn trên mạng. So với FreeBSD thì hiệu suất mạng của Linux chỉ khoảng 20 - 30% trên cùng một phần cứng (nghiên cứu của Gartner). Phiên bản 2.4 của nhân HĐH này đã hỗ trợ một hệ thống bộ nhớ ảo mới có cùng nguyên tắc như của FreeBSD. Cả hai HĐH này cùng là mã nguồn mở cho nên hiệu suất của chúng đã và đang được cải thiện một cách đáng kể và ngày càng nhanh chóng.
Windows là một HĐH khá tốt trong các ứng dụng của máy tính để bàn, tuy nhiên với các mạng lớn thì nó không làm việc được. Sử dụng Windows NT, thỉnh thoảng người sử dụng sẽ gặp báo lỗi mà không biết nguyên nhân.
► Linux và Windows NT: Đánh giá toàn diện (phần 2)
Nguyễn Xuân TàiCencious@yahoo.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét