Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Bạc liêu quê tôi

BÀI DỰ THI “BẠC LIÊU QUÊ TÔI”

--------------------------------------------------------------
Họ và tên: Châu Văn Hiếu
Facebook: Hiếu Toàn (https://www.facebook.com/hieutoan.chau?fref=ts)
Đơn vị: CHSV Bạc Liêu - Hòa An
--------------------------------------------------------------
Bạc Liêu là một trong 13 tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Phía bắc giáp với Hậu Giang, phía đông và đông bắc giáp với Sóc Trăng, phía tây nam giáp với Cà Mau, phía tây bắc giáp với Kiên Giang, phía đông nam giáp với biển Đông, nhờ nằm ở vị trí địa lí thuận lợi gián với các đường giao thông huyết mạch của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và giáp với biển nên Bạc Liêu tận dụng các điều kiện thuận lợi về địa lí và cũng đồng thời tận dụng tiềm năng sẳn có của thiên nhiên ban tặng nơi này để góp phần phát triển kinh tế, xã hội mà đặc biệt là nền văn minh lúa nước đã phát triển từ thời xưa cho đến nay và trồng các loại cây ăn quả lâu năm, góp phần tô đậm nét một tỉnh Bạc Liêu trù phú, đa dạng và phong phú các loại cây ăn quả mang đậm bản sắc của miền nam. Bên cạnh đó người dân nơi đây cần cù sáng tạ, còn biết phát huy tiềm năng mà biển mẹ ban tặng cho con người nơi đây đó là một vùng nước biển xanh mát thuận lợi phát triển nghề làm muối, một ngành nghề rất phát triển nơi đây và nghề đánh bắt thủy hải sản….
Khi viết về con người Bạc Liêu mọi người rất tự hào vì ở đây nơi lại có những con người chất phúc hiền lành, luôn hiếu khách, là một xứ sở của những con người hào phóng nhân hậu trọng tình trọng nghĩa, cương trực, yêu chuộng chân trọng và yêu chuộng cái đẹp..., thấy chuyện bất bình chẳng tha, đoàn kết gắn kết-yêu thương với nhau trong mọi hoạt động. Có lẽ nhờ cái tính khí ấy mà Bạc Liêu vẫn “giữ mình”, tồn tại và phát triển, đứng vững đến ngày nay...
Chính vì có những phẩm chất tốt đẹp và tính khí đó con người xứ Bạc Liêu trở nên gần với mọi người trên khắp mọi miền của đất nước, để lại cho những suy nghĩ trong mọi người khi đã từng đến Bạc Liêu những ấn tượng khó mà phai nhạt được-một nơi đất lành chim đậu, với những địa danh quen thuộc gần gũi,những tác giả,những nghệ sĩ tài hoa để lại cho đời cho thế hệ con em mai sau những tình khúc “quê”, những bản nhạc dân ca giản dị, những trích đoạn cải lương mang đậm bản sắc Nam Bộ, không thể không kể đến một nghệ sĩ tài hoa để lại cho nghệ thuật cải lương một dấu ấn mới một phong cách kết tân của nghệ thuật đó là nghệ sĩ Cao Văn Lầu, ông là biết sữ dụng cái nghệ thuật cũ để kết tân cái mới để nghệ thuật cải lương bước sang một giai đoạn mới,một giai đoạn phát triển nhanh chóng được các giới nhạc sĩ, nghệ sĩ đón nhận và yêu thích tiêu biểu là bài “Dạ cổ hoài lang”. Là một bản nhạc cổ do ông sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm.
Vọng cổ làm thay đổi một phần rất lớn bộ mặt của Cải lương nam bộ nó riêng cả nước nói chung. Đây cũng là ưu điểm của nó, có lẽ là do tiếng nhạc du dương nhẹ nhàng và lời ca bình dị nhưng gần gủi rất phù hợp với người Nam Bộ chất phát hiền lành và phát họa lên một hình ảnh người chinh phụ đã hòa nhập thực sự vào cuộc sống đời thường, phản ảnh đúng tâm trạng yếu đuối bất lực của người phụ nữ khi xa chồng, nhất là trong những hoàn cảnh bắt buộc phải đôi uyên ương chia rẽ. Có lẽ chính cái "tính phi thường" này đã làm rung cảm người nghe.
Mọi người ai cũng biết không gian của đờn ca tài tử diễn ra những nơi lãng mạn hữu tình như sông nước, kênh rạnh, và những bóng cây mát mẻ, tiếng đờn tranh, đờn cò, đờn dây, câu hát cất lên những nơi ấy nghe sao lãng mạn xao xuyến nhưng mang đậm trữ tình.
Giữa dòng sông bao la, với từng cơn gió thổi nhẹ nhàng từ lòng sông lên lan tỏa ra cả một không gian mát rượi và trong lành, ánh trăng tỏa sáng trên đầu, mọi người kéo nhau thưởng thức khung cảnh trữ tình thơ mộng này, ai nấy chèo ghe chèo thuyền ngồi quây quần hát với nhau thật thân mật. Họ những tâm trạng khác nên tiếng đàn cùng với tiếng hát cũng đa dạng. Vì thế, đờn ca tài tử ở Bạc Liêu cứ từng bước phát triển phục vụ trong sinh hoạt cũng như trong du lịch miệt vườn khiến cho du khách luyến quyến mãi nơi này. Và một hoạt động không kém phần hấp dẫn đó là Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ nhất tại Bạc Liêu nhằm tôn vinh và quảng bá nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với chủ đề “Đờn ca tài tử - Tình người tình đất Phương Nam”.
Festival có 21 hoạt động chính, còn nhằm xây dựng phong cách con người Bạc Liêu “hiếu khách, văn minh, lịch thiệp”. Tạo nên một ngày hội “đẹp” để các tài tử thể hiện tài năng của mình và phục vụ khách du lich khắp mọi miền đất nước và du khách nước ngoài đến để xem. Đây là niềm tự hào của người dân Bạc Liêu khi được tự mình tỏa sáng “ngày hội” - được xem là ngàn năm có một không hai, trong ngày hội những công trình kiến trúc được chuẩn bị chu đáo, sắc sảo mang một dấu ấn của nghệ thuật.
Bên Cạnh những sự kiện nỗi tiếng ở Bạc Liêu còn có những địa điểm khách du lịch gần xa khó mà quên được đó là khách sạn công tử Bạc Liêu.Khách sạn Công Tử Bạc Liêu: chính là ngôi biệt thự của Công Tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy,ông đã thiết kế nó theo kiểu kiến trúc pháp. Trong đó có nhiều đồ vật có giá trị hàng trăm tỉ đồng, các hiện vật trang trí giống như phòng ngủ của Công Tử Bạc Liêu khi xưa. Bên cạnh các phòng nghỉ, khách sạn có nhà hàng với sức chứa 300 chỗ, và có những món ăn độc đáo được phục vụ khách du lịch có kì nghĩ tuyệt vời nhất.
Nhà hàng công tử Bạc Liêu bắt nguồn từ Công Tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy người Bạc Liêu nổi tiếng nhất Nam Kì lúc bấy giờ. Ông có nhiều giai thoại và chuyện kể về thói ăn chơi xa xỉ của vị "công tử" này khi lên Sài Gòn đô hội, trong đó có giai thoại “Hắc công tử… với giai thoại đốt tiền” làm tò mò người đọc và giai thoại lan rộng đến ngày nay.
Khách sạn Công Tử Bạc Liêu là công trình kiến trúc mang vẽ đẹp cổ xưa ngoài ra ở Bạc Liêu còn có các công trình kiến trúc khác hấp dẫn khách du lịch ở mọi miền đất nước như Phật Bà Nam Hải còn được gọi là mẹ Nam Hải hoặc Quan Âm Phật Đài,đây là một công trình kiến trúc văn hóa, tâm linh nổi bật nhất ở Bạc Liêu, hằng năm thu hút hang ngàn lượt khách đến hành hương, tham quan, du lịch,…
Du khách đến nơi này sẽ cảm nhận khuôn mặt dịu hiền, phúc hậu của Phật Bà. Theo tín ngưỡng của những người đi biển, Phật Bà đã phù hộ và chở che cho họ rất nhiều. Vì thế đây là một điểm du lịch lý tưởng của người dân trên khắc miền đất nước và khách du lịch. Ở gần biển Có Bãi Nước cạn thuận lợi cho nghề làm muối, Muối Bạc Liêu là một thương hiệu dân gian nổi tiếng rất lâu đời, nó phát triển thuận lợi nhằm cả mẹ ban tặng cho những hạt muốn tinh tôm trắng phao. Con người nơi đây giữ vững và phát huy một nghề truyền thống với xuất xứ sản phẩm muối Bạc Liêu huyền diệu như là một thương hiệu nổi tiếng của vùng đất Nam.
Biển Bạc Liêu là địa danh thu hút khách du lịch, một vẻ đẹp hoang sơ nhưng kì vĩ đẹp lạ thường thần bí của một xứ sở “hào hoa”.
Bạc Liêu là nơi có nhiều cảnh đẹp thơ mộng trử tình nhưng hoang sơ kì bí, một vẽ đẹp khiến ai đi rồi sẽ nhớ hoài, khi đến đây du khách có thể tận hưởng không khí mất dịu trong lành của những cách rừng hoang sơ ấy, đến những vườn chim để tham quan khi đến nơi đây du khách sẽ ngỡ nhàng vì tự mình cảm nhận một vườn chim tự nhiên tung bay, đậu trên những cành cây hót, kêu đủ thứ tiếng là náo động cả một khu rừng. Các loại chim tung bay khoe sắc màu lông của mình. Du khách còn chứng kiến chim mẹ choc chim con ăn trên tổ trông thật ấm cúm.
Vườn chim là khu bảo tồn đa đạng sinh học, bảo vệ hàng trăm loài có nguy cơ tuyệt chủng có một nơi sinh sôi nẩy nổi, đồng trách những kẻ bắt trộm chúng. Đây là một điểm du lịch lí tưởng cho khách du lịch khám phá thiên nhiên hoang dã, đồng thời nêu cao tinh thần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Nhờ thiên nhiên ban tặng điều kiện tự nhiên nên Bạc Liêu có nhiều vườn trái cây như vườn cam, vườn xoài, vườn chôm chôm, vườn mận, vườn bưởi,… một trong số đó có vườn nhãn là một điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch đến tham quan và thưởng thức hương vị ngọt thanh của nhãn Bạc Liêu, vẻ đẹp cổ kín nhưng hùng vĩ.
Tại đây, vườn nhãn cao, thoáng mát và diện tích lại rộng thích hợp làm nơi cắm trại, dã ngoại, nghỉ ngơi... nhất là du khách ở các tỉnh xa thường đến vào mùa hè để thưởng thức nhãn cổ Bạc Liêu chín rộ.
Về lâu dài, tại đây sẽ là nơi tổ chức các hội thi cây cảnh, cá cảnh, chim thú... vừa làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho người dân, vừa thu hút khách tham quan đến nhiều hơn. Đặc biệt, khu du lịch vườn nhãn còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống.
Bạc Liêu vùng cực nam của tổ quốc có những cách đồng lúa xanh bất tận,những hàng cây xanh mát cùng với những thủy hải phong phú đa dạng, với hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi cho việc mua bán cho nên từ lâu lưu truyền câu hát:
"Bạc Liêu là xứ cơ cầu
Dưới sông cá chốt, trên bờ tiều Châu"
Là một nói quen thuộc của người Bạc Liêu,rất gần gủi,thân quen được lưu truyền trong nhân gian.câu nói có ý nghĩa kêu gọi con người Bạc Liêu phải biết quý trọng những mà thiên nhiên ban tặng nơi đây. Phải phấn đấu vì tương lai tươi đẹp ngày mai.Giử gìn và phát huy những gì ông đã cất công xây dựng,….
Là thế hệ mai sau chúng ta phải giử gìn và phát huy những truyền thống quý báo mà ông cha đã tạo ra,phải có ý thức bảo vệ nó.Là một sinh viên chúng ta phải ra sức học tập và trao dồi kiến thức để có thể nối tiếp thế hệ ông cha của chúng ta.Phải biết tự hào vì mình sinh ra và lớn tại một vùng đất mang đậm bản sắc của dân tộc-vùng đất “tươi đẹp xứ Bạc”.
Vì thế mọi nếu có dịp hãy đến Bạc Liêu cùng người thân yêu của người để cảm nhận vẻ đẹp hoang sơ bí ẩn thiên nhiên Bạc Liêu và Con người Bạc Liêu hiền lành hiếu khách.

0 nhận xét: