G1. Làm chậm một
động tác
Mục đích: Vui,
khởi động
Đối tượng:
7-30 tuổi
Số lượng:
10-30 người
Không gian:
Ngoài sân
Thời gian:
15-20p
Dụng cụ: Không
Cách chơi:
MC đứng giữa
vòng tròn. Tất cả cùng bắt một số bài hát sinh hoạt (nên chọn những bài nhanh,
mạnh). MC bắt đầu trước, ví dụ là VỖ TAY (2 cái), lúc đó vòng tròn vẫn đứng
yên. MC chuyển sang DẬM CHÂN (2 cái), lúc đó vòng tròn mới bắt đầu thực hiện động
tác VỖ TAY. MC tiếp tục chống hai tay lên hông (2 cái), đồng thời vòng tròn sẽ
bắt đầu thực hiện động tác thứ hai của MC đó là DẬM CHÂN... trò chơi cứ thế tiếp
diễn theo bài hát, vòng tròn lặp lại các động tác của MC thực hiện, nhưng mà chậm
đi một động tác.
Luật chơi:
Ai làm sai,
làm khác, làm chậm sẽ bị phạt
Cách tạo kịch
tính: Để tăng thêm tính vui nhộn, MC có thể thực hiện những động tác liên tục,
và vận động mạnh như hít đất,... nhưng chú ý, phải thay đổi động tác liên tục
(mỗi động tác chỉ thực hiện trong vòng 2 nhịp) và không bị trùng lặp.
Chú ý: Tăng dần
mức độ vận động
G2. Lồng chim
Mục đích: Khởi
động, tạo không khí thoải mái
Đối tượng: Học
sinh, sinh viên
Số lượng:
Không hạn chế
Không gian: Nhỏ
và vừa
Thời gian: 10
- 15 phút
Dụng cụ: Không
Cách chơi:
- Chia thành
các nhóm 3 người. Hai người nắm tay tạo thành lồng chim và người còn lại ở giữa
làm chim
- Người điều
hành hô đổi lồng thì các con chim phải đổi lồng và người điều hành sẽ chui vào
một lồng chim . Người còn lại sẽ tiếp tục điều khiển
- Có thể MC tạo
sự vui vẻ, hài hước bằng các yêu cầu cho lồng hoặc chim
Luật chơi: Như
trên
Bài học: Tạo sự
vui vẻ thoải mái cho người chơi
Cách tạo kịch
tính: Tìm ra những trò mới cho lồng và chim
Chú ý: Mức độ
vận động nhẹ
G3. Vịt đẻ trứng
Mục đích: Vui
vẻ, khởi động
Đối tượng:
7-30 tuổi
Số lượng: 10-20 người
Không gian:
Trong phòng hoặc ngoài trời
Thời gian: 5-7
phút
Dụng cụ: Giấy
vụn vo tròn, hoặc hòn đá cuội
Cách chơi:
Tất xếp vòng
tròn nam nữ xen kẽ. tay chắp sau lưng. Cùng đi vòng tròn và hát “1con vịt xòe
ra hai cái cánh…”
Nam đóng vai vịt
đực, nữ - vịt cái.
Vịt cái có 1
quả trứng trong tay
Đang hát khi
MC hô đẻ trứng thì vịt cái thả ngay quả trứng ra, vịt đực phải nhanh chóng đón
lấy. MC bất ngờ hô “đằng sau quay”
Luật chơi:
Nếu trứng rơi
xuống đất - phạt cả đôi
Nếu thả trứng
chậm - phạt vịt cái
Cách tạo kịch
tính: MC hô bất ngờ, nhanh dần
Chú ý: Vận động
nhẹ
G4. Tiếng gọi
nơi hoang dã
Mục đích: Vui
vẻ, khởi động
Đối tượng:
10-30 tuổi
Số lượng:
20-30 người
Không gian:
Sân rộng
Thời gian:
15-20p
Dụng cụ: Khăn
đỏ hoặc khẩu trang
Cách chơi:
- Chia đội
- Mỗi đội chọn
1 con vật và tiếng kêu đặc trưng của nó
- Thống nhất
tiếng đó cho cả đội
- Phát khăn bịt
mắt
- Di tản đội
hình
- Các đội tìm
lại nhau chỉ bằng tiếng kêu
- Đội nào xông
nhất- thắng
Luật chơi:
- Đội nào có
thành viên gian lận sẽ bị thua
- Phải bịt mắt
cho đến khi đội đủ hết ng
Cách tạo kịch
tính: Bắt người chơi di chuyển nhiều MC có thể giả tiếng kêu của đội đó để lừa
người chơi
Chú ý: Mức độ
vận động nhẹ
G5. Muỗi đốt
Mục đích: Vui
vẻ hoạt náo
Đối tượng: Trẻ
em - sv
Không gian: Hội
trường trong nhà - ngồi 1 chỗ
Thời gian: 5 -
10p
Dụng cụ: Không
Cách chơi: Thực
hiện theo yêu cầu của ng MC
Luật chơi:
- MC hô: Muỗi
bay muỗi bay.
Vòng tròn: vì
vu vì vù. (chụm đầu ngón tay phải của mình lên, đưa tay bay qua bay lại)
- MC: Muỗi đậu
lên má người bên phải của mình.
Vòng tròn: (đặt
bàn tay phải lên má người bên phải)
- Cứ thế tiếp tục MC cho con muỗi đậu
"lung tung" lên thân thể của "nạn nhân".
- Nếu nghe MC
hô "cắn" thì người "bị cắn" phải nhanh tay "đập"
cho trúng vào "con muỗi" đang đậu trên mặt mình (nếu đập không trúng,
hậu quả như thế nào thì cứ ráng mà tưởng tượng).
Cách tạo kịch
tính: Tạo những tình huống gây cười, bị cắn những chỗ đặc biệt
Chú ý: Vị trí
nhạy cảm hài hước theo mức độ tăng dần
G6. Nhảy dây tập
thể
Mục đích: Khởi
động, kêu gọi người chơi
Đối tượng:
7-30 tuổi
Số lượng:
15-30 người
Không gian:
Sân rộng
Thời gian:
10-15p
Dụng cụ: Dây
thừng to, dài
Cách chơi:
Có 2 người
quay dây, từng ng vào một sao cho có số ng đông nhất nhảy mà ko bị vướng dây
Luật chơi: Người
nào bị vướng dây sẽ phải vào quay dây
Cách tạo kịch
tính: Cố gắng để đông ng vào nhảy nhất
Chú ý: Mức độ
vận động bình thường
G7. Chụp cá
Mục đích: Vui,
tạo sự thân thiện
Đối tượng:
7-30 tuổi
Số lượng:
20-50 người
Không gian:
Ngoài sân
Thời gian:
15-20p
Dụng cụ: Không
Cách chơi: Có
các bạn làm nơm cá, khi MC hô thì nơm sẽ chụp cá. Các bạn làm cá sẽ di chuyển
theo MC hô
Luật chơi:
Làm theo những
gì MC yêu cầu
Bạn nào bị chụp
sẽ bị phạt, nơm nào ko có cá cũng bị phạt
Cách tạo kịch tính: Di chuyển nhanh hơn.
Thay đổi liên tục các hướng di chuyển
Chú ý: MC cho
di chuyển từ từ ko sẽ dễ bị ngã
Mức độ vân động
mạnh
G8. Nhạc trưởng
Mục đích: Cách
quan sát, phân tích logic
Đối tượng: Ko
giới hạn
Không gian:
Vòng tròn
Thời gian:
5-7p
Dụng cụ: Ko cần
Cách chơi: Chọn
1 người đứng giữa vòng trong và 1 người là lãnh đạo(bí mật chỉ không cho người
kia biết) Tất cả những người còn lại làm theo những gì lãnh đạo làm. Người đứng
giữa đi tìm xem ai là lãnh đạo.
Luật chơi: Ko
tìm đc hoặc tìm sai ng lãnh đạo,ng đó sẽ bị phạt
Cách tạo kịch
tính: Cho ng lãnh đạo làm những hành động lỳ cục,khó
Chú ý: Mức độ
vận động nhẹ
Post Những trò chơi tập thể cho giới trẻ
Những trò
chơi tập thể cho giới trẻ
Những trò
chơi tập thể phù hợp với giới trẻ, giúp phát huy tinh thần làm việc độc lập,
làm việc nhóm và phát hiện năng lực tiềm ẩn của từng cá nhân.
1. Quan
Sát Nhanh
- Khoảng
30 đồ vật khác nhau để trên bàn, được phủ khăn che kín.
- Các tổ
chơi đứng xung quanh bàn, mỗi tổ được phát cho một cây viết và giấy.
- Bắt đầu
chơi tất cả cùng hát vui một lúc. Sau đó NĐK mở khăn ra để NC quan sát đồ vật rồi
đậy lại.
- NC trong
mỗi tổ họp lại với nhau và ghi nhanh tên các đồ vật đã được quan sát. Tổ nào
ghi đúng được nhiều sẽ thắng.
2. Quan Sát Thoáng Qua
- Để khoảng
20 đến 30 đồ vật trong một cái hộp
- NĐK tuần
tự lấy từng đồ vật giơ cao cho các tổ xem rồi đặt vào hộp thứ 2.
- Sau cùng
mỗi tổ họp lại ghi danh sách những đồ vật đã quan sát được qua tay NĐK. Tổ nào
ghi đúng được nhiều sẽ thắng.
3. Người
Này Là Ai ?
- Mỗi tổ
chọn ra một người, người này đeo mặt nạ trùm kín cả mặt, đầu cổ, chỉ trừ hai
con mắt ra,
và được
trùm kín từ đầu tới chân (kể cả đôi dép) nhưng để lộ hai con mắt. Tất cả những
người còn lại trong tổ đi trốn hết.
- NĐK dẫn
người được hóa trang này đến các tổ khác để đoán xem người này là ai. Tổ nào
đoán đúng thì đạt. Tương tự như vậy các tổ khác cũng hóa trang một người đến tổ
kia để đoán xem là ai ?
4. Ngửi
Đoán Đồ Vật
- Chuẩn bị
một số lá cây, hoa các loại hoặc trái cây các thứ và một cái khăn bịt mắt.
- Mỗi tổ cử
ra một người bị bịt mắt, NĐK đưa một loại lá cây hoặc trái cây cho người bị bịt
mắt. Người này sờ hoặc ngửi để đoán xem là thứ gì ? Ai đúng thì người đó sẽ thắng.
5. Sờ Đồ Vật
Ghi Liền
- Dụng cụ
khoảng 20 đồ vật khác nhau và khăn bịt mắt cho mỗi người trong tổ.
- Tất cả
NC trong tổ được bịt mắt xếp hàng ngang, NĐK đưa từng đồ vật cho người đầu
hàng. người này được quyền sờ mó đồ vật rồi chuyền cho người thứ 2, cứ thế tiếp
tục các em trong tổ đều được sờ đến 20 đồ vật khác nhau.
- Sau đó mở
khăn ra họp tổ lại và ghi danh sách các đồ vật đã được sờ, tổ nào đúng nhiều sẽ
thắng.
* Nếu
không có khăn bịt mắt thì mỗi em trong tổ được sờ đồ vật trong một cái bao, hoặc
tắt đèn rồi họp tổ ghi lại danh sách.
6. Chuyền
Đồ Vật Xuôi Ngược
- Mỗi đội
xếp thành hàng ngang, số đồ vật ở đầu hàng bằng số đồ vật ở cuối hàng mỗi đội.
- Bắt đầu
chơi, mỗi đội chuyền ngược và xuôi đồ vật (đến đầu và cuối hàng) xem đội nào
nhanh nhất là thắng.
* Vừa chuyền
đồ vật đi, vừa nhận.
7. Ngậm Muỗng
Chanh
- Mỗi tổ 2
cái muỗng và một trái chanh, xếp hàng dọc. Vẽ một vòng tròn phía trước cách 3 –
4m.
- Người đầu
hàng mỗi tổ cầm một cái muỗng và một trái chanh, người thứ hai cầm một cái muỗng
còn lại.
- Bắt đầu
chơi, người đầu hàng ngậm cái muỗng vào miệng, bỏ trái chanh lên muỗng đi về
phía điểm vòng, trở về sang trái chanh qua muỗng người thứ hai (không được dùng
tay) và trao muỗng cho người thứ ba và chạy ra phía sau. Người thứ hai cứ tiếp
tục cho đến hết, tổ nào xong trước không phạm lỗi là đạt.
* Lưu ý :
Có thể dùng trái ping pong thay vì trái chanh.
8. Nhặt
Khoai (Mận) Bỏ Vào Hộp (Rổ)
- Mỗi tổ một
cái hộp (rổ) và khoảng 5 củ khoai (mận), một khăn bịt mắt.
- Cử ra một
người trong tổ bịt mắt, để cái hộp (rổ) trước mặt, bỏ khoai mận xung quanh người
bị bịt mắt. Trong mỗi tổ cử một người hướng dẫn người bị bịt mắt nhặt khoai bỏ
vào hộp (rổ). Người hướng dẫn chỉ được nói tới mấy bước, lui trái, phải, mà
thôi. Tổ nào xong trước thì thắng cuộc.
9. Ném
(Đá) Bóng Vào Vòng (Giỏ)
- Dựng đứng
cái vòng trên đất hay treo nó trên một nhánh cây sát đất hoặc trên cao.
- Người
chơi đá hoặc ném một quả bóng vào vòng là đạt.
10. Thả
Bút Vào Chai (thả ống hút vào ly)
- Theo thứ
tự mỗi người ra giữa vòng tròn, nơi đó có để sẵn một cái chai và ba cây bút
chì.
- Khi tới
chỗ để chai, người đó đứng hơi xoãng chân ra để làm sao chai sẽ ở giữa hai bàn
chân. Với tư thế này, người đó sẽ dùng tay trỏ và ngón cái của bàn tay phải và
tìm cách thả cây bút chì vào chai.
- Mỗi người sẽ được thả ba lần, và mỗi
lần thả trúng sẽ được một điểm.
11. Ném Lá
Bài Vào Nón
- Mỗi tổ một
cái nón và một bộ bài.
- NC mỗi tổ
lần lượt đứng cách nón khoảng 1,5m, thẳng lưng, tay cầm lá bài ném vào nón là
thắng.
- Có thể
ném một lần nhiều lá gộp lại
12. Ném Hạt
Đậu Vào Ly
- Mỗi đội
có một cái ly không phía trước, cách người đầu hàng dọc mỗi tổ khoảng 2m. Mỗi tổ
có một lon hạt đậu, mỗi người trong tổ lần lượt, dùng tay bốc một hạt đậu ném
vào ly (mỗi người ném 5 lần).
- Cuối
cùng xem tổ nào ném được nhiều hạt đậu vào ly là thắng cuộc.
13. Đặt
Mũi Trong Vỏ Bao Quẹt Tiếp Sức
- Mỗi đội
xếp hàng dọc, phía trước có vạch một điểm cách 3m.
- NC đầu
tiên của mỗi đội cầm bao hộp quẹt cây đặt lên lỗ mũi của mình hít vào rồi đi tới
vạch phía trước, rồi vòng về đưa vỏ quẹt cho người thứ hai bằng cách đặt bao quẹt
vào mũi bạn. Người này hít vào và tiếp tục làm như người trước. Không dùng đến
tay. Đội nào xong trước là thắng.
* Lưu ý: Nếu
ai đánh rớt phải lượm lên làm lại.
14. Xâu
Chuỗi Hạt Gạo
- Vật dụng:
một nắm gạo và một cuộn chỉ cho mỗi đội.
- Bắt đầu
chơi, mỗi người trong đội hợp tác cầm lấy sợi chỉ và nhặt các hạt gạo lên buộc
vào sợi chỉ bằng cách thắt nút.
* Lưu ý: Qui định thời gian đội nào nhiều hạt
chuỗi là thắng.
15. Thổi Tắt
Ngọn Nến
- Mỗi đội
một ngọn nến và một khăn bịt mắt.
- Mỗi đội
cử ra một người được bịt mắt và dẫn đến cách ngọn nến chừng 5 bước rồi yêu cầu
người đó xoay mình 3 lần. Sau đó tiến lại gần ngọn nến thổi ba lần, tắt ngọn nến
là đạt.
16. Ai Thổi
Khỏe Hơn
- Mỗi tổ cử
ra một em khỏe mạnh nhất. Các em này đứng quay mặt xuống khán giả. Phát cho mỗi
em một bong bóng chưa thổi.
- Bắt đầu
chơi các em này dùng miệng thổi bong bóng. Ai thổi bể bong bóng trước là thắng
cuộc.
* Lưu ý:
Chỉ dùng tay cầm bong bóng, không được dùng tay ép cho bể.
17. Ai Ăn
Nhanh Hơn
- Một cọng
dây ni lông dài 1m. 3 cục kẹo được cột vào dây này ở hai đầu và chính giữa sợi
dây.
- Từng hai
tổ một thi đấu với nhau, mỗi tổ cử ra một em. Hai em này đứng đối diện với
nhau. Mỗi em ngậm một cục kẹo ở một đầu của sợi dây trên. Còi thổi, hai em cố
nuốt nhanh sợi dây cho đến khi ngậm được cục kẹo giữa là thắng cuộc.
* Lưu ý:
Không được dùng tay và không được cắn kéo sợi dây mạnh quá.
18. Đố
Nhau
(chia làm
2 phe A và B)
- Phe A hỏi
: Bồ ơi bồ con chó nó kêu làm sao ?
Bồ ơi bồ
con chó nó kêu thế nào ?
(thay con
chó bằng bất cứ con khác : Gấu, mèo, chuột…)
- Phe B trả
lời : Bồ ơi bồ con chó nó kêu gâu gâu
Bồ ơi bồ
con chó nó kêu gâu gâu
* Lưu ý:
Có thể đổi ngược lại
0 nhận xét:
Đăng nhận xét