Tỉnh Bạc Liêu
|
|||
Đường phố ở Thành phố Bạc Liêu
|
|||
Địa lý
|
|||
Diện tích
|
2.526 km²
|
||
Dân số (2013)
|
|
||
Tổng cộng
|
876.800 người
|
||
Mật độ
|
355 người/km²
|
||
Dân tộc
|
|||
Hành chính
|
|||
Quốc gia
|
|||
Vùng
|
|||
Tỉnh lỵ
|
|||
Thành lập
|
01/01/1900
tái lập 01/01/1997
|
||
Chủ tịch HĐND
|
Võ Văn Dũng
|
||
Bí thư Tỉnh ủy
|
|||
Đại biểu quốc hội
|
Trương Minh Chiến, Huỳnh Minh Hoàng, Lê Quang Huy, Võ Thị Hồng
Thoại, Trần Bình Minh,
Nguyễn Tấn Vạn,
|
||
Phân chia
hành chính
|
|
||
Mã hành chính
|
|||
Mã bưu chính
|
|||
Mã điện thoại
|
|||
Biển số xe
|
|||
Website
|
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng bằng sông Cửu
Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 và
chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1900.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956,
tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên. Ngày 8 tháng 9 năm 1964,
tỉnh Bạc Liêu được tái lập trở lại. Tháng 2 năm 1976,
tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Ngày 06 tháng 11 năm 1996,
tỉnh Bạc Liêu được tái lập thêm lần nữa, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 cho
đến ngày nay.
Bạc Liêu có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Người
Bạc Liêu có phong cách phóng khoáng, đặc trưng của vùng Nam Bộ. Bạc Liêu
có Công tử Bạc Liêu lừng
danh một thuở giàu có và chịu chơi, ngoài ra vùng đất này còn gắn liền với tên
tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và
bài Dạ cổ hoài lang đặt
nền móng cho sự phát triển của nền cổ nhạc Nam Bộ. Bạc Liêu
được nhiều người biết đến bởi nghề làm muối, muối Bạc Liêu xưa nay vốn nổi
tiếng về chất lượng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất. Thời Pháp, Mỹ, hoạt động kinh
doanh muối Bạc Liêu rất rộng lớn, chiếm cứ toàn vùng Nam Bộ, ra tới
tận Phan Thiết miền
Trung và đặc biệt giao lưu xuất khẩu theo đường sông Mêkông qua Campuchia, hiện nay nghề làm muối tuy không
còn thịnh như trước nhưng Bạc Liêu vẫn là vùng sản xuất muối lớn nhất miền Tây.
Bạc Liêu từng là vùng đất
có một vị trí quan trọng trong chiến lược khai thác và xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu
Longcủa người Pháp, được người Pháp lên
kế hoạch xây dựng thành
trung tâm hành chính của miền Tây, đồng thời đầu tư nhiều tiền của xây cất dinh
thự và công sở tại đây. Bạc Liêu cũng nổi tiếng là vùng đất có nhiều người Hoa sinh sống qua câu ca dao:
“
|
Bạc Liêu là xứ cơ cầu,
dưới
sông cá chốt trên bờ Triều Châu
|
”
|
Mục lục
·
4Lịch sử
·
5Kinh tế
·
7Dân cư
·
8Du lịch
·
10Y tế
·
13Ảnh
Tỉnh Bạc Liêu nằm trên
bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu
Long, miền đất cực nam của Việt Nam, với diện tích đất tự nhiên là
2.570 km2, chiếm gần 0.8% diện
tích cả nước và đứng hàng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long. Phía bắc giáp với Hậu Giang, phía đông và đông bắc giáp với Sóc Trăng, phía tây nam giáp với Cà Mau, phía tây bác giáp với Kiên Giang, phía đông nam giáp với Biển Đông với
đường bờ biển dài 56 km.
Tọa độ địa lý của tỉnh
Bạc Liêu:
·
Điểm cực Bắc ở vĩ độ 9o37’00’’
Bắc tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân
·
Điểm cực Nam ở Vĩ độ 9o00’00’’
Bắc tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải
·
Điểm cực Tây ở Kinh độ 105o15’00’’
Đông tại xã Tân Thạnh, thị xã Giá Rai
·
Điểm cực Đông ở Kinh độ 105o52’30’’
Đông tại xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi
Vùng biển thuộc quyền
quản lý của tỉnh Bạc Liêu rộng hơn 20.000 km2, một vùng biển giàu tiềm
năng, nguồn lợi hải sản rất phong phú và đa dạng. Bạc Liêu nằm ở vị trí trung
chuyển trên tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng của cả nước (quốc lộ
1A), cách thành phố Cần Thơ khoảng 110 km và thành phố Hồ Chí Minh khoảng
280 km về phía Bắc; hiện nay còn có các tuyến đường mới như Nam Sông Hậu,
Ngã Bảy - Cà Mau (Quản Lộ - Phụng Hiệp) đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu. Đây là
điều kiện rất thuận lợi cho Bạc Liêu trong sự giao lưu, phát triển kinh tế.
Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, không có đồi,
núi chính vì lẽ đó cũng không có các chấn động địa chất lớn. Địa hình chủ yến
là đồng bằng, sông rạch
và kênh đàochằng chịt. Bạc
Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô hay còn gọi là mùa nắng thường
bắt đầu từ tháng 10, tháng 11 năm
trước đến tháng 4, tháng 5 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10, tháng 11. Nhiệt độ trung
bình năm 28,50C, nhiệt độ thấp nhất
trong năm là 210C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 360C. Bạc Liêu thuộc hệ sinh
thái rừng ngập mặn các rừng chủ yến như rừng tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ,... Bên dưới là thảm
thực vật gồm cỏ và các loài dây leo[1]. Rừng Bạc Liêu có 104
loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, 8 loài bò sát,...
Bạc Liêu có bờ biển dài
56 km. Biển Bạc Liêu có nhiều
loài tôm, cá, ốc, sò huyết,... Hàng năm, sản lượng khai thác đạt
gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Trong đó, sản lượng tôm gần 10 nghìn tấn. Hệ thống
sông ngòi tại Bạc Liêu chia làm hai nhóm. Nhóm 1 chảy ra hải lưu phía nam, nhóm
2 chảy ra sông Ba Thắc. Bờ biển
thấp và phẳng rất thích hợp để phát triển nghề làm muối, trồng trọt hoặc nuôi
tôm, cá. Hàng năm, sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu ngày một tăng. Đây là điều kiện
lý tưởng cho Bạc Liêu phát triển thêm quỹ đất, đồng thời là yếu tố quan trọng
đưa kinh tế biển của Bạc Liêu phát triển[2].
Bài chi tiết: Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của Bạc Liêu
Hiện nay, Bạc Liêu có 7
đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm
1 thành phố,
1 thị xã , 5 huyện , trong đó có 63 đơn vị hành chính
cấp xã, gồm có 10 phường, 5 thị trấn và
49 xã.
Ðơn vị hành chính cấp Huyện
|
Thành phố
Bạc Liêu |
Thị xã
Giá Rai |
Huyện
Hồng Dân |
Huyện
Hòa Bình |
Huyện
Phước Long |
Huyện
Vĩnh Lợi |
Huyện
Đông Hải |
Diện tích (km²)
|
175,4
|
344,6
|
423,6
|
411,8
|
404,8
|
249,4
|
561,6
|
Dân số (người)
|
190.045
|
137.249
|
105.177
|
106.792
|
117.700
|
98.155
|
143.590
|
Mật độ dân số (người/km²)
|
1.084
|
398
|
248
|
259
|
290
|
393
|
256
|
Số đơn vị hành chính
|
7 phường (1, 2, 3, 5, 7, 8, Nhà Mát); 3 xã
(Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông)
|
3 phường (1, Hộ Phòng, Láng Tròn); 7 xã (Phong
Tân, Phong Thạnh, Phong Thạnh A, Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh Tây, Tân
Phong, Tân Thạnh)
|
1 thị trấn (Ngan Dừa); 8 xã (Lộc Ninh, Ninh
Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A, Ninh Hòa, Ninh Quới, Ninh Quới A, Vĩnh Lộc, Vĩnh
Lộc A)
|
1 thị trấn (Hòa Bình); 7 xã (Minh Diệu, Vĩnh
Bình, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Thịnh)
|
1 thị trấn (Phước Long); 7 xã (Hưng Phú, Phong
Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Phước Long, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, Vĩnh
Thanh)
|
1 thị trấn (Châu Hưng); 7 xã (Châu Hưng A,
Châu Thới, Hưng Hội, Hưng Thành, Long Thạnh, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A)
|
1 thị trấn (Gành Hào); 10 xã (An Phúc, An
Trạch, An Trạch A, Điền Hải, Định Thành, Định Thành A, Long Điền, Long Điền
Đông, Long Điền Đông A, Long Điền Tây)
|
Năm thành lập
|
2015
|
1947
|
1920
|
1900
|
|||
Nguồn: Website tỉnh Bạc Liêu
|
Một
góc Thành phố Bạc Liêu
1
góc thành phố Bạc Liêu
Tên gọi "Bạc
Liêu", đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo",
có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô phát
âm theo tiếng Hán Việt là
"Bạc" và Léo phát
âm là "Liêu". Ý kiến khác lại cho rằng "Pô"
là "bót"
hay "đồn",
còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khơme,
vì trước khi người Hoa kiều
đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Còn đối với người Pháp, họ căn cứ vào tên Pô Léo theo
tiếng Triều Châu nên
họ gọi vùng đất này là Phêcheri - chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ
tranh". Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Bạc Liêu xuất phát
từ tiếng Khmer Po Loenh, nghĩa là cây đa cao.
Năm 1680, Mạc Cửu với vai trò là một di thần nhà Minh ở Trung Quốc đến vùng Mang Khảm chiêu
tập một số lưu dân người Việt,người Hoa cư trú ở Mang Khảm, Phú Quốc, Rạch Giá, Long Xuyên (Cà Mau), Luống Cày (Lũng
Kỳ), Hưng úc (tức
Vũng Thơm hay Kompong som), Cần Bột (Campốt) lập ra những thôn xóm
đầu tiên trên vùng đất Bạc Liêu.
Năm 1708, Mạc Cửu dâng vùng đất Mang Khảm cho
chúa Nguyễn Phúc Chu.
Chúa Nguyễn Phúc Chu đặt
tên toàn bộ thôn xóm vùng này là trấn Hà Tiên, lúc này Mạc Cửu được phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, với tước Cửu Ngọc Hầu. Mạc Cửu lập dinh trại đồn trú tại Phương Thành, dân
cư ngày càng đông đúc hơn. Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát thu
nhập thêm vùng đất Ba Thắc,
lập ra Trấn Giang (Cần
Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng, Bạc Liêu). Toàn bộ vùng đất phương
Nam thuộc về chúa Nguyễn. Đến năm1777, Trấn Giang, Trấn Di được
bãi bỏ. Năm 1802, vua Gia Long lên
ngôi. Năm 1808, trấn Gia Định đổi là thành Gia Định cai quản 5 trấn là Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long), Hà Tiên
Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ thành Gia Định, chia Nam Kỳ thành lục tỉnh là Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, bao gồm đất từ Hà Tiên đến Cà Mau. Phần đất tỉnh An Giang, tính từ Châu Đốc đến Sóc Trăng và Bạc Liêu tính đến cửa biển
Gành Hào. Thời vua Tự Đức, vùng này thuộc phủ Ba Xuyên, rồi sau
đó lại tách ra lập thành huyện Phong Thạnh trực thuộc phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang.
Ngày 5 tháng 1 năm 1867,
thực dân Pháp chiếm Nam Kỳ Lục tỉnh.
Đầu thời Pháp thuộc, phủ Ba Xuyên đổi thành hạt thanh tra Ba Xuyên. Ngày 15 tháng 7 năm 1867,
Pháp đổi hạt Ba Xuyên thành hạt thanh tra Sóc Trăng.
Đến ngày 5 tháng 6 năm 1876, Nam Kỳ được Pháp chia thành 24 khu tham
biện (inspection) do các viên thanh tra hành chính (inspecteur) đảm nhiệm.
Kênh
Nhà Mát ở thành phố Bạc Liêu
Năm 1877, Nam Kỳ được Pháp điều chỉnh lại còn 20 khu tham biện.
Đến ngày 18 tháng 12 năm 1882,
Pháp cắt 3 tổng Quảng Long, Quảng
Xuyên, Long Thuỷ của
đại lý (Dlégation) Cà Mau thuộc địa hạt Rạch Giá (Arrondissement de Rach Gia) và
2 tổngThạnh Hoà, Thạnh Hưng của đại lý Châu Thành thuộc địa hạt Sóc Trăng và thành lập địa hạt Bạc Liêu
(Arrondissement de Bạc Liêu). Địa hạt Bạc Liêu là địa hạt thứ 21 của Nam Kỳ, lúc đầu có 2 đại lý là Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu.
Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ký
sắc lệnh bỏ xưng danh địa hạt, đổi thành tỉnh, đại lý đổi thành quận. Ngày 1 tháng 1 năm 1900,
sắc lệnh trên được áp dụng cho toàn Nam Kỳ, trong đó có hạt tham biện Bạc Liêu đổi
thành tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu đặt tại làng Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi.
Tỉnh Bạc Liêu ban đầu chỉ
có 2 quận: Vĩnh Lợi và Cà Mau. Năm 1903,
lập đại lý hành chánh Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu, gồm 3 tổng: Quảng Long, Quảng
Xuyên, Long Thủy. Năm 1904, cắt một phần đất của
quận Vĩnh Lợi để lập
thêm quận Vĩnh Châu. Ngày16 tháng 5 năm 1911, Toàn quyền Đông Dương quyết
định nâng đại lý hành chánh Cà Mau lên thành quận Cà Mau trực thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Ngày 5 tháng 10 năm 1917,
thực dân Pháp chia địa bàn tỉnh Bạc Liêu thành 4 quận trực thuộc:
·
Quận Cà Mau gồm 2 tổng Quảng Xuyên, Quảng Long
và các làng Tân Lộc, Tân Lợi, Tân Phú, Thới Bình của tổng Long Thủy.
·
Quận Vĩnh Lợi gồm các làng Hoà Bình, Hưng Hội,
Long Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Trạch của tổng Thạnh Hoà.
·
Quận Vĩnh Châu gồm các làng Vĩnh Châu, Vĩnh
Phước, Lai Hoà, Khánh Hoà, Lạc Hoà của tổng Thạnh Hưng.
·
Quận Giá Rai gồm làng Vĩnh Mỹ của tổng Thạnh
Hoà; làng Phong Thạnh, Long Điền của tổng Long Thủy.
Ngày 18 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra
nghị định thành lập các thị xã Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho trực thuộc
các tỉnh cùng tên gọi. Các thị xã này đều có Ủy ban thị xã, thị trưởng do chủ
tỉnh bổ nhiệm và có ngân sách riêng. Thị xã Bạc Liêu lúc
đó được thành lập trên phần đất làng Vĩnh Lợi.
Ngày 6 tháng 4 năm 1923,
tách các làng Tân Lợi, Tân Lộc, Thới Bình của tổng Long Thủy lập tổng mới Long
Thới, thuộc quận Cà Mau (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1924).
Ngày 24 tháng 9 năm 1938,
giải thể quận Vĩnh Châu, nhập vào
địa bàn quận Vĩnh Lợi; đồng thời
tách tổng Quảng Xuyên khỏi quận Cà Mau lập quận mới có tên là quận Quảng Xuyên.
Ngày 14 tháng 9 năm 1942,
lập cơ sở hàng chính Tân An thuộc quận Cà Mau. Ngày 5 tháng 4 năm 1944,
lập quận Thới Bình bao gồm
tổng Thới Bình. Ngày 6 tháng 10 năm 1944,
đổi tên quận Thới Bình thành quận Cà Mau Bắc, đổi tên quận Quảng Xuyên thành
quận Cà Mau Nam. Sau đó lại hợp nhất 2 quận Cà Mau Bắc và Cà Mau Nam thành một
quận có tên là quận Cà Mau thuộc tỉnh
Bạc Liêu.
Năm 1947,
chính quyền thực dân Pháp cũng giao quận Phước Long (trước
đó thuộc tỉnh Rạch Giá)
cho tỉnh Bạc Liêu quản lý.
Sau năm 1945,
chính quyền kháng chiến của Việt Nam đã nhiều lần thay đổi sắp xếp
hành chính của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1947,
quận Hồng Dân (trước đó
có tên là quậnPhước Long)
thuộc tỉnh Rạch Giá giao
hai làng Vĩnh Hưng, Vĩnh Phú về quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Năm 1948,
tỉnh Bạc Liêu giao quận Vĩnh Châu và làng Hưng Hội về tỉnh Sóc Trăng, đồng thời thành lập thêm quận mới
lấy tên là quận Ngọc Hiển. Ngày 13 tháng 11 năm1948,
cắt 2 làng Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi để thành lập thị xã Bạc Liêu.
Cùng thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng giao làng Châu Thới về Bạc
Liêu. Làng Châu Thới hợp nhất với làng Long Thạnh thành làng Thạnh Thới. Năm 1951,
thành lập thêm huyện Trần Văn Thời, gồm
các xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Hưng Mỹ, Khánh An, Khánh
Lâm. Năm 1952, tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận hai huyện An Biên, Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá.
Sau Hiệp định Genève,
tháng 10 năm 1954 huyện Vĩnh Châu được đưa về tỉnh Bạc Liêu,
huyện An Biên và huyện Hồng Dân đưa về tỉnh Rạch Giá.
Huyện Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu được
tái lập.
Quận
|
Dân số
|
Giá Rai
|
79.897
|
Phước Long
|
37.624
|
Vĩnh Châu
|
50.323
|
Vĩnh Lợi
|
79.625
|
Tổng số
|
247.469
|
Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và
sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn
duy trì tên gọi tỉnh Bạc Liêu như thời Pháp thuộc.
Ngày 15 tháng 2 năm 1955,
Thủ hiến Nam Việt của chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền
thân của Việt Nam Cộng hòa)
quyết định tạm sáp nhập vùng Chắc Băng và quận An Biên thuộctỉnh Rạch Giá vào
tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24 tháng 5 năm 1955,
quyết định sáp nhập ba quậnAn Biên, Phước Long và
Chắc Băng để thành lập đặc khu An Phước thuộc tỉnh Sóc Trăng, nhưng không lâu sau lại cho giải
thể đặc khu này. Sau đó, quận An Biên và vùng Chắc Băng lại trở về
thuộc tỉnh Rạch Giá như
cũ.
Ngày 9 tháng 3 năm 1956,
theo Sắc lệnh 32/VN, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lấy
phần lớn diện tích đất của tỉnh Bạc Liêu bao gồm quận Cà Mau và 4 xã của quận Giá Rai là Định Thành, Hoà Thành, Tân
Thành, Phong Thạnh Tây để thành lập tỉnh Cà Mau; tỉnh lỵ ban đầu cũng có tên là Cà Mau.
Tỉnh Bạc Liêu còn lại 4 quận: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956,
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra
Sắc lệnh số 143-NV để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ
Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh
ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này,
địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và
22 tỉnh. Lúc này vùng đất tỉnh Bạc Liêu cũ thời Pháp thuộc có sự thay đổi hành
chính như sau:
·
Thành lập tỉnh Ba Xuyên trên cơ sở hợp nhất phần đất
tỉnh Sóc Trăng và tỉnh
Bạc Liêu trước đó, tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng nhưng
lúc này lại bị đổi tên là "Khánh Hưng". Như vậy, lúc này tỉnh Bạc
Liêu đã bị giải thể.
Ngày 13 tháng 01 năm 1958,
theo Nghị định số 9-BNV/NC/NP của chính quyền Việt Nam Cộng hòa,
quận Vĩnh Châu bị giải
thể av2 sáp nhập vào quận Vĩnh Lợi. Tuy nhiên, đến ngày 5 tháng 12 năm 1960,
tái lập quận Vĩnh Châu thuộc
tỉnh Ba Xuyên. Ngày 21 tháng 12 năm 1961,
quận Phước Long được
chính quyền Việt Nam Cộng hòa giao
về cho tỉnh Chương Thiện mới
được thành lập. Ngày 18 tháng 4 năm 1963,
thành lập mới quận Kiến Thiện thuộc tỉnh Chương Thiện trên
cơ sở tách một phần đất đai của các quận Phước Long và Long Mỹ cùng tỉnh.
Bạc Liêu hồi thời Pháp
thuộc rất sung túc, dân cư đông đảo, nổi tiếng là xứ ăn xài, lắm khách hào hoa
phong nhã, chợ búa mua bán phồn thịnh, nền kinh tế dồi dào. Cho đến khi chính
phủ Ngô Đình Diệm chấp
chánh, tỉnh Bạc Liêu bị sáp nhập vào tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng cũ) trước kia thịnh vượng đông
đảo bao nhiêu, bây giờ lại hóa ra u trệ bấy nhiêu. Vì bỗng dưng bị thu hẹp lại
thành một quận là quận Vĩnh Lợi, trọn 9 năm châu thành Bạc Liêu lâm vào cảnh
vắng vẻ, nền kinh tế bị sụp đổ, du khách có dịp đi ngang qua cảm tưởng cho là
một tỉnh bị chiến tranh tàn phá.[7]
Suốt 9 năm dưới thời
chính quyền Đệ nhất Cộng hòa của
Tổng thống Ngô Đình Diệm, Bạc
Liêu từ một tỉnh phát triển mạnh ngày nào dưới thời Pháp thuộc bị thu hình lại
thành một quận lỵ nhỏ nhoi (tức quận Vĩnh Lợi). Thời Pháp thuộc, Cà Mau ngày nào
chỉ là một quận lỵ nhỏ, thua xa tỉnh lỵ Bạc Liêu thì lúc này, Bạc Liêu lại trở
thành quận lỵ Vĩnh Lợi thua cả tỉnh lỵ Quản Long (tức Cà Mau cũ).[7]
Ngày 8 tháng 9 năm 1964,
Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký
Sắc lệnh số 254/NV quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964 tái
lập tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở tách các quận Vĩnh Lợi, Giá Rai, Vĩnh Châu của tỉnh Ba Xuyên và quận Phước Long của
tỉnh Chương Thiện. Riêng
quận Kiến Thiện vẫn thuộc tỉnh Chương Thiệncho đến
năm 1975. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu có tên là
"Vĩnh Lợi", do lấy theo tên xã Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi là nơi đặt tỉnh lỵ. Tỉnh Bạc
Liêu gồm 4 quận: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long cho
đến năm 1975.
Ngày 11 tháng 7 năm 1968,
tách một phần nhỏ đất đai của xã Hưng Hội, quận Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu giao về cho
quận Hòa Tú mới được thành lập trực thuộc tỉnhBa Xuyên; đổi lại quận Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu nhận thêm xã
Châu Thới vốn trước đó thuộc quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên.
Ngày 11 tháng 3 năm 1970,
quận Vĩnh Lợi thuộc
tỉnh Bạc Liêu nhận thêm một phần đất đai trước đó thuộc xã Châu Hưng, quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên và cũng nhận lại phần đất đai
trước đó thuộc xã Hưng Hội nhưng từng bị cắt chuyển về thuộc quận Hòa Tú thuộc
tỉnh Ba Xuyên; đồng thời nửa phía bắc xã Châu Thới
thuộc quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
cũng lại sáp nhập vào xã Châu Hưng thuộc quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên. Bên cạnh đó, dải đất rộng 1500m chạy
dọc sông Mỹ Thanh thuộc các xã Khánh Hòa và Vĩnh Phước của quận Vĩnh Châu thuộc tỉnh Bạc Liêu cũng giao
về cho quận Hòa Tú thuộc tỉnh Ba Xuyên.
Năm 1957,
Liên Tỉnh uỷ miền Tây giải thể tỉnh Bạc Liêu, đồng thời đưa các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu giao
về tỉnh Sóc Trăng quản
lý. Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết
định hợp nhất huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, thành huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu. Năm 1962, huyện Giá Rai sáp nhập vào tỉnh Cà Mau. Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định giải thể huyện Vĩnh
Lợi - Vĩnh Châu để tái lập huyện Vĩnh Lợi và huyện Vĩnh Châu. Ngày 07 tháng 03 năm 1972,
nhập xã Vĩnh Hưng của
huyện Giá Rai vào huyện Vĩnh Lợi.
Trong giai đoạn
1964-1973, địa bàn tỉnh Bạc Liêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn
do tỉnh Sóc Trăng của
chính quyền cách mạng quản lý, ngoại trừ huyện Giá Rai thuộc tỉnh Cà Mau. Tháng 11 năm 1973,
Khu ủy Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, gồm 4 đơn vị hành chính cấp
huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu.
Tuy nhiên, chính quyền Cách mạng vẫn đặt huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng cho đến đầu năm 1976.
Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975,
chính quyền quân quản Cộng hòa miền
Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976.
Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời
Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn
vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).
Ngày 20 tháng 9 năm 1975,
Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn
quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn
vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh
sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc
phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của
cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và hai huyện Vĩnh Thuận, An Biên (ngoại trừ 2 xã Đông Yên và Tây
Yên) của tỉnh Rạch Giá sẽ
hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do
địa phương đề nghị lên.
Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975,
Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở
miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành
hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với
tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu.
đường
phố Bạc Liêu
Ngày 10 tháng 3 năm 1976,
tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu được đổi tên thành tỉnh Minh Hải, đồng thời thị xã Bạc
Liêu cũng được đổi tên là thị xã Minh Hải. Tỉnh Minh Hải ban đầu gồm thị xã Minh Hải, thị xã Cà Mau và
7 huyện là Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển. Tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải ban đầu đặt
tại thị xã Minh Hải.
Ngày 11 tháng 07 năm 1977,
Hội đồng chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra
quyết định số 181-CP giải thể huyện Châu Thành. Các xã của huyện này được nhập vào
các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình. Ngày 29 tháng 12 năm1978,
Hội đồng chính phủ ra quyết định số 326-CP lập thêm 6 huyện mới là Phước Long, Cà Mau, U Minh, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn. Số huyện trong tỉnh tăng lên 12
huyện.
Ngày 30 tháng 08 năm 1983,
Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 94-HĐBT giải thể huyện Cà Mau, các xã của huyện này được sáp nhập vào thị xã Cà Mau và
các huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước. Tỉnh còn lại 2 thị xã và
11 huyện.
Ngày 17 tháng 05 năm 1984,
Hội động Bộ trưởng ra nghị định số 75-HĐBT đã đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu trực
thuộc tỉnh Minh Hải. Hợp nhất huyện Hồng Dân và huyện Phước Long lấy
tên là huyện Hồng Dân. Hợp nhất
huyện Cái Nước và huyện Phú Tân thành huyện Cái Nước.
Ngày 17 tháng 12 năm 1984,
Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 168/HĐBT đổi tên huyện Năm Căn thành huyện Ngọc Hiển (mới), đồng thời đổi tên huyện Ngọc Hiển (cũ) thành huyện Đầm Dơi. Đồng thời chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau.
Lúc này, tỉnh Minh Hải có 11 đơn
vị hành chính trực thuộc là thị xã Cà Mau, thị xã Bạc Liêu và
9 huyện là Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Ngọc Hiển.
kênh
Bạc Liêu - Cà Mau, TP.Bạc Liêu
Ngày 6 tháng 11 năm 1996,
kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX, ra Nghị quyết chia và điều chỉnh địa giới một
số tỉnh. Theo đó, chiatỉnh Minh Hải thành
tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Tỉnh Bạc Liêu lúc
này gồm có thị xã Bạc Liêu (tỉnh
lị) và 3 huyện: Giá Rai, Hồng Dân, Vĩnh Lợi.
Ngày 25 tháng 8 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban
hành Nghị định số 82/1999/NĐ-CP[8], về việc điều chỉnh địa
giới hành chính xã thuộc thị xã Bạc Liêu và
các huyện Hồng Dân, Giá Rai. Ngày 25 tháng 09 năm 2000, Chính phủ Việt Nam ban
hành Nghị định số 51/2000/NĐ-CP[9], điều chỉnh địa giới
hành chính huyện Hồng Dân để thành lập huyện Phước Long,
tỉnh Bạc Liêu. Ngày 24 tháng 12 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban
hành Nghị định số 98/2001/NĐ-CP, chia huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu thành hai huyệnĐông Hải và Giá Rai[10].
Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban
hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP, thành lập xã, phường thuộc các
huyệnVĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu[11]. Cuối năm 2004, tỉnh Bạc
Liêu gồm có Thị xã Bạc Liêu,
huyện Hồng Dân, huyện Phước Long,
huyện Vĩnh Lợi, huyện Giá Rai và huyện Đông Hải.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban
hành Nghị định số 96/2005/NĐ-CP, thành lập huyện Hoà Bình[12]. Tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn
vị hành chính trực thuộc làthị xã Bạc Liêu,
huyện Vĩnh Lợi, huyện Hoà Bình,
huyền Hồng Dân, huyện Phước Long,
huyện Giá Rai, huyện Đông Hải.
Ngày 27 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 32/NQ-CP về việc thành lập THÀNH PHỐ BẠC LIÊU thuộc
tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành
chính trực thuộc của thị xã Bạc Liêu[13].
Ngày 16 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban
hành quyết định số 537/QĐ-TTg công nhận thành phố Bạc Liêu là
đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bạc Liêu[14]. Như vậy, thành phố Bạc
Liêu cùng các thành phố Long Xuyên, Mỹ Tho, Cà Mau, Rạch Giá là
5 đô thị loại II của vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Trong vòng 4 năm được công nhận là thành phố (2010-2014),
thành phố Bạc Liêu từ đô thị loại III nhanh chóng đã phát triển lên đô thị loại
II, trong khi thành phố Cà Mau từ
thành phố đô thị loại III lên đô thị loại II mất đến 11 năm (1999-2010), thành phố Sóc Trăng lên
thành phố đô thị loại III từ năm 2007 (trước thành phố Bạc Liêu 3
năm) nhưng đến nay vẫn chưa được lên đô thị loại II.
Ngày 11 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội ban hành Quyết định thành lập thị xã Giá Rai trên cơ sở toàn bộ diện tích
tự nhiên và dân số của huyện Giá Rai.
Thị xã Giá Rai, Bạc Liêu
cánh
đồng lúa chín vàng ở huyện Hồng Dân
Năm 2011, Mặc dù trong
điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế và xã hộitỉnh Bạc Liêu tiếp tục duy trì ổn định
và phát triển. Trong đó, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 9.826 tỷ
đồng, tăng 12% so với năm 2010. Thu nhập bình
quân đầu người trong năm 2011 đạt gần 25 triệu đồng (tương
đương 1.123 USD), cơ cấu kinh tế gồm khu vựcnông nghiệp chiếm
51,7%, công nghiệp xây dựng chiếm 24,52% và dịch vụ chiếm 23,78% trong GDP. Tổng
vốn đầu tư phát triển năm 2011 thực hiện 5.603 tỷ đồng, chiếm khoảng 25,83% GDP. Giá
trị sản xuất nông nghiệp đạt
9.958 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ, sản lượng lương thực 900 ngàn tấn, sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng cả năm
lên trên 250 ngàn tấn, giá trị sản xuất công nghiệp của
tỉnh lên 4.356 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu thực hiện 260 triệu USD, chỉ số giá cả năm tăng 16,5%, tổng mức lưu
chuyển hàng hoá đạt
18.060 tỷ đồng. Doanh thu du lịch đạt gần 470 tỷ đồng, với khoảng
530 ngàn lượt du khách (Trong đó có khoảng 17.000 lượt khách Quốc tế). chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh
được cải thiện đáng kể. Trong năm, tỉnh đã tiếp nhận và xúc tiến đầu tư 42 dự
án, trong đó đã đồng ý chủ trương đầu tư 25 dự án, với tổng số vốn đăng ký
1.107 tỷ đồng và 225 triệu USD. Tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 1.484
tỷ đồng, trong đó, thu trong cân đối 871 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương
trong cân đối đạt 2.490 tỷ đồng, bằng 106,9% dự toán, bằng 97,9% so năm 2010.
Kết quả giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản khu vực Nhà nước ước
thực hiện 2.062/2.155 tỷ đồng, đạt 95,6%. Tổng các nguồn vốn huy động đạt
12.000 tỷ đồng, tăng 12%, trong đó huy động tại địa phương tăng 19%, tổng dư nợ
cho vay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng 17%, cho vay trung và dài hạn đạt 3.300 tỷ
đồng, tăng 13% so với năm 2010[15].
Trong năm 2011, có 78%
rác thải đô thị được thu gom, 94% hộ nhân dân sử dụng nước hợp vệ sinh, trong
đó khu vực nông thôn là 54%. Hoạt động quản lý khoa học vàcông nghệ có sự chuyển biến tích cực,
chất lượng thẩm định các đề tài khoa học từng bước được nâng lên, nhiều
đề tài, dự án đã đưa vào ứng dụng mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng
cao năng suất lao động trên
nhiều lĩnh vực và cải thiện đời sống người dân[15].
Trong giai đoạn 6 tháng
đầu năm 2012, Tuy có sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước,
nhưng tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích
cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt
3.626 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 11,87% so cùng kỳ, trong đó Khu vực nông nghiệp tăng
8,96%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,95% và dịch vụtăng 14,15% so với cùng kỳ. Các chỉ
tiêu kinh tế như giá trị
sản xuất công nghiệp, kim
ngạch xuất khẩu, sản lượng lương thực, thu ngân sách, tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội đều có mức
tăng trưởng so cùng kỳ. Một số chỉ tiêu được xếp ở vị trí khá so với các tỉnh
miền Tây Nam bộ như Tăng trưởng kinh tế ở vị trí 2/22 tỉnh, thành phố.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 3/22 tỉnh, thành phố. thu ngân sách 7/22 tỉnh, thành phố. số doanh nghiệp vừa và nhỏ ngừng
hoạt động và tỷ lệ nợ xấu thấp nhất so các tỉnh thành trong khu vực[16].
Lịch sử phát triển
dân số |
||||||||||||||||
: 709.500
|
||||||||||||||||
: 716.300
|
||||||||||||||||
: 724.200
|
||||||||||||||||
: 732.100
|
||||||||||||||||
: 738.200
|
||||||||||||||||
: 749.700
|
||||||||||||||||
: 764.200
|
||||||||||||||||
: 777.400
|
||||||||||||||||
: 789.100
|
||||||||||||||||
: 801.300
|
||||||||||||||||
: 812.800
|
||||||||||||||||
: 823.800
|
||||||||||||||||
: 835.800
|
||||||||||||||||
: 847.500
|
||||||||||||||||
: 856.800
|
||||||||||||||||
: 863.300
|
||||||||||||||||
: 873.300
|
||||||||||||||||
: 876.800
|
Tháng 12 năm 2012,
thực hiện theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2012.
Do đó, Sản xuất nông nghiệp về
diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch đều tăng trưởng so với cùng kỳ,
công tác phòng trừ sâu hại và dịch bệnh được triển khai thực hiện tốt, nhờ thực
hiện tốt các kiểm soát, kiểm dịch nên chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tốt và tăng so với
cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp trong
12 tháng tăng 15,5% so với cùng kỳ, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 20,3% so với cùng kỳ, tổng
nguồn vốn đầu tư cho xây dựng tăng 17% so với cùng kỳ. Về tài
chính, mặc dù đang trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ về
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nên nguồn thu trong cân đối
tăng chậm, tổng thu trong cân đối ngân sách tăng 19% so với cùng kỳ, thu quản
lý qua ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng 16,7% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các
mặt công tác Văn hóa - Xã hội và An ninh - Quốc phòng tiếp tục
ổn định và giữ vững, công tác thanh tra, tư pháp thực hiện theo kế hoạch đề ra
đạt hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, tình hình tai nạn giao thông so với
tháng trước giảm cả 03 mặt, về số vụ, số người chết và số người bị thương[18]
Baclieu Tower từng là tòa
nhà cao nhất Đồng bằng sông Cửu
Long thời điểm tòa nhà này được khánh thành (năm 2011), cao 18
tầng, nằm tại trung tâm thành phố Bạc Liêu, đối diện bưu điện tỉnh Bạc Liêu, có
vị trí đẹp nhất trung tâm thành phố.
Baclieu
Tower
Tòa nhà này đã được đầu
tư của PetroVietnam, khởi công từ ngày 29 Tháng Chín năm 2010 và khánh thành
vào ngày 30 Tháng Tư năm 2011.
Baclieu Tower có 18 tầng,
bao gồm 1 tầng hầm, từ sân thượng của tòa nhà, bạn có thể thấy tổng quan về
thành phố Bạc Liêu, một thành phố trẻ và năng động.
Tòa nhà này đã được quy
hoạch trung tâm thương mại, khách sạn, trung tâm hội nghị, văn phòng... Tuy
nhiên, nó vẫn chưa đi vào hoạt động vì không ai thuê (do giá mặt bằng khá cao).
Hiện nay, chỉ có quán cà phê Thanh Niên kinh doanh ở trước tòa nhà.
Nó đã được bán đấu giá
bằng cách tự đầu tư với giá khoảng 240 tỷ đồng, nhưng không ai mua cho đến bây
giờ.
Chợ Hòa Bình từ
cầu Hòa Bình nhìn xuống
Tính đến năm 2011, dân số
toàn tỉnh Bạc Liêu đạt gần 873.300 người, mật độ dân số đạt 354 người/km²[19] Trong đó dân số
sống tại thành thị đạt gần 234.700 người[20], dân số sống tại nông
thôn đạt 638.600 người[21]. Dân số nam đạt 434.500
người[22], trong khi đó nữ đạt
438.800 người[23]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân
số phân theo địa phương tăng 10,1 ‰[24]
Bạc Liêu có ba dân tộc
chủ yếu là Kinh, Hoa và Khmer. Sự hòa quyện văn hóa giữa ba dân tộc đã tạo cho
Bạc Liêu một nền văn hóa rất riêng biệt khó trộn lẫn từ văn hóa ẩm thực cho đến
phong cách sống, giao tiếp hàng ngày.
Thăm di tích, thắng
cảnh...
Vùng đất Bạc Liêu có
nhiều di tích ghi dấu những sự kiện từ ngày đầu khai hoang mở đất. Đây còn là
vùng đất hội tụ văn hóa của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer thể hiện qua những
công trình văn hóa độc đáo, tạo nên vẻ đẹp riêng Bạc Liêu.
Trước hết, phải kể đến di
tích cấp quốc gia Tháp cổ Vĩnh Hưng. Di tích này nằm cách thành phố Bạc Liêu
khoảng 20 km về hướng Tây Bắc, thuộc ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng A,
huyện Vĩnh Lợi. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật có niên đại 892 sau Công
nguyên. Những cổ vật được phát hiện nơi này đã "kể lại" những ngày
vàng son của nền văn hóa Óc Eo một thời.
Trở lại thành phố Bạc
Liêu, du khách hãy đến xem đồng hồ Thái Dương, một sản phẩm của nhà bác vật đầu
tiên ở Việt Nam - ông Lưu Văn Lang (1880-1969). Đồng hồ Thái
Dương được xây dựng bằng gạch và xi măng, chỉ dựa vào hướng đi của ánh nắng mặt
trời để báo giờ.
Quần thể nhà Công tử Bạc Liêu tọa
lạc trên đường Điện Biên Phủ (phường 3) là địa chỉ không thể bỏ qua của du
khách khi đến Bạc Liêu. Đây là nhà của ông Trần Trinh Trạch, cha của Trần Trinh
Huy - người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu. Ngôi nhà xây dựng năm 1919 được
coi là bề thế nhất của Bạc Liêu thời đó, do kỹ sư người Pháp thiết kế và có
nhiều vật liệu phải chở từ Pháp sang. Nhà Công tử Bạc Liêu hiện được bày biện,
phục tráng gần như nguyên trạng.
Du khách muốn tận hưởng
không khí mát dịu trong lành của rừng hoang sơ giữa lòng thành phố Bạc Liêu,
hãy đến với vườn chim Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố 6 km về hướng
biển. Đây là cảnh quan độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho Bạc Liêu, cũng là
thảm rừng ngập mặn quý hiếm còn sót lại ở Việt Nam, là nơi cư trú của nhiều loài
động, thực vật quý hiếm...
khu
di tích cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Giữa lòng thành phố Bạc
Liêu còn có khu du lịch sinh thái Hồ Nam, một trong sáu điểm du lịch tiêu biểu
đồng bằng sông Cửu Long ở Bạc Liêu… Khu du lịch này có vị trí đắc địa về phong
thủy với hồ nước rộng đến 12ha bốn bề lộng gió, hệ thống các dịch vụ vừa hiện
đại, vừa mang đậm tính dân dã truyền thống của Bạc Liêu xưa, đáp ứng nhu cầu
vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng...
Sau khi ngắm vườn chim,
thăm vườn nhãn cổ, xem cây xoài 300 tuổi, một điểm không thể bỏ qua là khu Quán
âm Phật đài được xây dựng gần cửa biển Nhà Mát - một công trình kiến trúc, văn
hóa, tâm linh nổi tiếng ở Bạc Liêu. Cách đây không xa lại có thêm khu biển nhân
tạo vừa được mở cửa để phục vụ du khách. Ngoài ra, Bạc Liêu còn có rất nhiều
đình, chùa và các đền thờ được xây dựng để thờ các vị tiền nhân có công lao đối
với quê hương Bạc Liêu (chùa Vĩnh Đức, chùa Long Phước, chùa Xiêm Cán, chùa
Giác Hoa, đình thần Nguyễn Trung Trực, đình Tân Hưng...). Đặc biệt, Bạc Liêu
còn có Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi với khuôn viên rộng 6.000m2;
khu di tích Đồng Nọc Nạng (thị xã Giá Rai); khu di tích Ninh Thạnh Lợi (huyện
Hồng Dân); khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và nghệ nhân Cao Văn
Lầu...
Vừa qua hiệp hội du lịch
đồng bằng sông Cửu Long đã công nhận thêm 3 điểm du lịch tiêu biểu vùng đồng
bằng sông Cửu Long năm 2014 ở Bạc Liêu là: Quảng trường Hùng Vương (thành phố
Bạc Liêu),Khu nhà công tử Bạc Liêu (thành phố Bạc Liêu),Khu biển nhân tạo thuộc
khu du lịch Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu) nâng tổng số điểm du lịch tiêu biểu
của tỉnh lên 6 điểm du lịch nhiều nhất toàn vùng.
Khám phá những giá trị
văn hóa phi vật thể
Bên cạnh những di tích
vật thể thì Bạc Liêu còn độc đáo bởi những giá trị văn hóa phi vật thể như các
lễ hội, phong tục, tập quán cổ truyền. Đó là các lễ hội Kỳ yên, lễ hội Phật
giáo Thượng Ngươn, Trung Ngươn, Hạ Ngươn; lễ hội Chôl Chnăm Thmây, Oóc-om-bóc,
Đôn-ta của người Khmer; lễ Giỗ tổ cổ nhạc, lễ cúng Thanh minh...
Văn hóa ẩm thực cũng tạo
nên nét đặc trưng cho vùng đất cuối trời Nam này. Ẩm thực Bạc Liêu mang sắc
thái dân tộc và yếu tố bản địa vùng miền. Nhiều món ăn tạo nên thương hiệu Bạc
Liêu như bún bò cay, bánh xèo, bún nước lèo…
Bạc Liêu là một trong
những cái nôi của đờn ca tài tử Nam bộ. Đây là nơi sinh ra các nhạc sư, nghệ
nhân nổi tiếng, nhiều ca sĩ, nghệ sĩ lừng danh… Và nói đến đất nước - con người
Bạc Liêu, không thể không nhắc đến những trang sử vẻ vang của hai lần giành lại
chính quyền từ tay giặc không đổ máu, những cuộc nổi dậy của nông dân Ninh
Thạnh Lợi, nông dân Nọc Nạng... Tất cả làm nên một Bạc Liêu với nhiều kỳ tích!
Một sức hấp dẫn rất Bạc
Liêu sẽ không chỉ dừng lại ở những địa điểm du lịch, những nét văn hóa phi vật
thể độc đáo mà còn quyến rũ bởi văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa làm
du lịch của Bạc Liêu. Du khách về thăm Bạc Liêu hãy cảm nhận sức hấp dẫn, sự
quyến rũ ấy bằng chính giác quan và cảm quan của mình![25]
Sông Gành Hào, ranh giới
tự nhiên giữa Cà Mau và Bạc Liêu
Sông
cái - ranh giới tự nhiên giữa Bạc Liêu và Hậu Giang
Hệ thống giáo dục của
tỉnh Bạc Liêu có nhiều cấp học, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và
giáo dục chuyên nghiệp. Theo thống kê đến ngày 30 tháng 9 năm 2007, Bạc Liêu có
234 trường học ở các cấp phổ thông, thấp nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long[26]. Sáng ngày 20 tháng 07
năm 2009, 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có phòng học kiên cố. Trong
đó có 64 trường Mầm non, 154 trường Tiểu học, 67 trường trung học cơ sở, có 85
trường Trung học, chỉ tiêu phổ cập đúng độ tuổi và THCS đều đạt và vượt tiêu
chuẩn do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định: 96,93% đối tượng tốt nghiệp lớp 9;
81,35% đối tượng từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS, trẻ em 6 tuổi vào lớp 1
đạt 99,10%, trẻ em 11-14 tuổi tốt nghiệp Tiểu học đạt 90,79%. 31/61 xã, phường
đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
·
Đường bộ:
1. Quốc Lộ 1 đi qua huyện
Vĩnh Lợi, thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và thị xã Giá Rai.
2. Tỉnh lộ 1, nối huyện Hồng
Dân với Thành phố Bạc Liêu, đi qua các huyện Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi,
Hòa Bình.
3. Tỉnh lộ 2, nối thị trấn
Phước Long với quốc lộ 1 tại xã Vĩnh Mỹ B huyện Hòa Bình, để đến thành phố Bạc
Liêu, tỉnh lộ 2 đi qua huyện Phước Long, Hòa Bình.
4. Quản Lộ - Phụng Hiệp: nối
thị xã Ngã bảy với thành phố Cà Mau, đi qua huyện Phước Long và thị xã Giá Rai.
5. Quốc lộ 91C - đường Nam
Sông Hậu, chạy dọc theo sông Hậu và biển Đông, nối thành phố Cần Thơ với thành
phố Bạc Liêu.
6. Tuyến đường đê biển, chạy
dọc theo bờ biển Bạc Liêu, nối thị trấn Gành Hào với thành phố Bạc Liêu, đi qua
thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, Đông Hải.
7. Các tỉnh lộ khác nối các
huyện với nhau, huyện lộ nối các xã với thị trấn, các tuyến đường nông thôn,...
kinh
xán Bạc Liêu - Cà Mau - đoạn qua chợ Hòa Bình
xe
buýt tuyến Phước Long - Bạc Liêu
Đặc điểm chung của các tuyến
đường ở Bạc Liêu (trừ các tuyến đường ở thành phố và thị trấn) là đều nằm cạnh
một con sông, con kênh nhất định. Đây cũng là đặc điểm của giao thông miền Tây
Nam Bộ
·
Đường thủy: Bạc Liêu chỉ có 2 con sông tự
nhiên nằm ở phía bắc và phía nam của tỉnh đó là sông Gành Hào - ranh giới tự
nhiên với tỉnh Cà Mau và sông Cái - ranh giới tự nhiên với tỉnh Hậu Giang, còn
lại trên địa bàn tỉnh là các kênh đào. Giống như các tỉnh khác ở miền Tây, Bạc
Liêu sở hữu cho mình một hệ thống kênh rạch chằng chịt nhưng đa phần là các con
kênh nhỏ, chỉ có một vài con kênh lớn, lớn nhất là kênh Bạc Liêu - Cà Mau và
kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Kênh rạch ở Bạc Liêu chia làm 2 phần riêng biệt, từ
kênh Bạc Liêu - Cà Mau trở xuống phía Nam đến bờ biển, nước của các con kênh ở
đây là nước mặn, hệ sinh thái dưới nước của các con kênh này là hệ sinh thái
nước mặn. Còn từ kênh Bạc Liêu - Cà Mau trở ra phía Bắc, nước của các con kênh
ở đây là nước ngọt, hệ sinh thái dưới nước của các con kênh này là hệ sinh thái
nước ngọt. Vào mùa khô, đôi khi tình trạng xâm nhập mặn vào các con kênh nội
đồng vẫn còn hay xảy ra.
Phước Đức cổ miếu ở
thành phố Bạc Liêu.
Địa
Mẫu Cung ở thành phố Bạc Liêu.
Quán Âm Phật
Đài ở thành phố Bạc Liêu.
Nhà
thiếu nhi ở thành phố Bạc Liêu.
|
Wikimedia
Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bạc Liêu
|
2. ^ Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời
tiết chia thành hai mùa rõ rệt, Cổng thông tin điện tử Tỉnh Bạc
Liêu.
3. ^ http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-quyet-32-NQ-CP-thanh-lap-thanh-pho-Bac-Lieu-vb110874t13.aspx
7. ^ a ă http://sachviet.edu.vn/threads/suu-khao-cac-tinh-thanh-nam-xua-bac-lieu-xua-huynh-minh-200-trang.2410/#.UzU_-Pl_txU
8. ^ Nghị định số 82/1999/NĐ-CP của Chính phủ: V/v điều chỉnh
địa giới hành chính xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Hồng Dân, Giá Rai,
tỉnh Bạc Liêu, Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam.
9. ^ Nghị định 51/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành
chính huyện Hồng Dân để thành lập huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu,
Theo Nghị định Chính phủ Việt Nam.
10. ^ Nghị định 98/2001/NĐ-CP về việc chia huyện Giá Rai, tỉnh
Bạc Liêu thành hai huyện Đông Hải và Giá Rai, Theo Nghị định Chính
phủ Việt Nam.
11. ^ Nghị định số 166/2003/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định
thành lập xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai,
Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Cổng thông tin Chính phủ
Việt Nam.
12. ^ Nghị định 96/2005/NĐ-CP về việc thành lập huyện Hoà Bình,
tỉnh Bạc Liêu, Theo Nghị định Chính phủ Việt Nam.
13. ^ Nghị quyết số 32/NQ-CP của Chính phủ: Về việc thành lập
thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu, Cổng thông tin Chính phủ
Việt Nam.
14. ^ Quyết định 537/QĐ-TTg năm 2014 công nhận thành phố Bạc
Liêu là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bạc Liêu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
15. ^ a ă ban nhân
dân.baclieu.gov.vn/baocaokinhte-xahoi/lists/posts/post.aspx?Source=/baocaokinhte-xahoi&Category=&ItemID=6&Mode=1
Năm 2011, kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu tiếp tục duy trì ổn định và phát
triển., Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
16. ^ ban nhân
dân.baclieu.gov.vn/baocaokinhte-xahoi/lists/posts/post.aspx?Source=/baocaokinhte-xahoi&Category=&ItemID=7&Mode=1
Tình hình Kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2012, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
18. ^ ban nhân
dân.baclieu.gov.vn/baocaokinhte-xahoi/lists/posts/post.aspx?Source=/baocaokinhte-xahoi&Category=&ItemID=12&Mode=1
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu tháng 12/2012 và công tác trọng tâm
tháng 01/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
19. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa
phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét